Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

Động lực dẫn dắt nền kinh tế vươn ra thị trường quốc tế

- Bài viết Tổng Bí thư có tiêu đề "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" được dư luận xã hội, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp hết sức quan tâm, đặt nhiều kỳ vọng. Ông có suy nghĩ gì về thông điệp được người đứng đầu Đảng ta nhấn mạnh trong bài viết này?

- Bài viết chứa đựng những thông điệp hết sức quan trọng từ người đứng đầu của Đảng ta về mặt chủ trương, đường lối, chính sách cơ bản và lâu dài liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân, nhằm phát huy nội lực của nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, bứt phá về tăng trưởng trong thời gian tới.

avatar
Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh

Mặc dù trong các hội nghị, cuộc làm việc trước đó, Tổng Bí thư cũng đã nhắc đến vấn đề này; trong nhiều văn kiện, Nghị quyết của Đảng cũng đã nhắc đến kinh tế tư nhân, nhưng bài viết mới đây của Tổng Bí thư có thể được xem là thông điệp chính thức, đúc kết, hệ thống hoá lại các quan điểm, chủ trương của Đảng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.

Bài viết đề cập: “Kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không chỉ làm chủ thị trường nội địa mà còn khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng nếu có môi trường phát triển thuận lợi, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể vươn xa, cạnh tranh sòng phẳng với thế giới”. Qua đó, khẳng định, kinh tế tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

Bài viết cũng thể hiện sự đổi mới trong tư duy, quan điểm về kinh tế tư nhân: từ thừa nhận sự đóng góp rất quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong những thành tựu đạt được về tăng trưởng kinh tế của đất nước; thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, khó khăn, thách thức mà kinh tế tư nhân phải đối mặt; xác định rõ hơn về sứ mệnh và tầm nhìn đối với kinh tế tư nhân để đề ra định hướng chính sách nhằm hỗ trợ khu vực này phát huy được hết tiềm năng, vai trò.

Tôi tin rằng, bài viết của Tổng Bí thư đã truyền đi năng lượng tích cực, đầy phấn chấn trong cộng đồng doanh nghiệp.

- Cá nhân ông quan tâm đến nội dung nào nhất trong bài viết của Tổng Bí thư?

- Tôi rất thích thú với phần nhận định rất quan trọng trong bài viết của Tổng Bí thư về tiềm lực, tiềm năng rất lớn của kinh tế tư nhân đó là trở thành động lực dẫn dắt nền kinh tế vươn ra thị trường quốc tế. Như chúng ta biết, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế, luôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm (chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế).

Một nền kinh tế cường thịnh không thể chỉ dựa vào khu vực nhà nước hay đầu tư nước ngoài, mà phải dựa vào nội lực là khu vực tư nhân vững mạnh, đóng vai trò tiên phong trong đổi mới và phát triển đất nước. Nền kinh tế quốc gia chỉ thực sự cường thịnh khi toàn dân tham gia lao động tạo ra của cải vật chất, một xã hội mà người người, nhà nhà, ai cũng hăng say lao động. Đây là điều đã được Tổng Bí thư khẳng định trong bài viết, trên cơ sở đó, bài viết cũng nêu rõ, Nghị quyết sắp tới của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân cần phải khuyến khích, hỗ trợ và định hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân, phải tạo ra một động lực đột phá, mở ra kỷ nguyên vươn mình của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

Khi chúng ta có định hướng và có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ thì tiềm lực đó mới có thể phát huy được tối đa vai trò, sức mạnh của mình. Vì vậy, bài viết đưa ra nhận định khái quát rất quan trọng về vai trò của thể chế, đây cũng là bài học được đúc rút từ kinh nghiệm trong suốt 40 năm đổi mới.

Một trong những rào cản, trở ngại trực tiếp đối với kinh tế tư nhân được Tổng Bí thư nêu ra rất cụ thể trong bài viết là vướng mắc về cơ chế, chính sách. Nếu không nhìn nhận rõ được những tồn tại, rào cản, trở ngại này thì sẽ không tìm ra được những giải pháp cụ thể để tháo gỡ. Trong bài viết, Tổng Bí thư tiếp tục xác định, nhận diện thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” và nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập. Đây là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân có thể phát triển nhanh và bền vững. Để đạt được điều này, Nhà nước cần tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện thể chế, đảm bảo nền kinh tế vận hành theo nguyên tắc thị trường, giảm thiểu sự can thiệp và xóa bỏ các rào cản hành chính, cơ chế xin - cho, thực sự quản lý kinh tế theo nguyên tắc thị trường và sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế.

Đặc biệt, Tổng Bí thư nêu rõ, “cần phải quán triệt lại định hướng quan điểm và nhận thức trong cả hệ thống chính trị về vai trò của kinh tế tư nhân như là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước”. Theo đó, Nhà nước phải có phương thức quản lý phù hợp với cơ chế thị trường, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân; xóa bỏ mọi rào cản, minh bạch hóa chính sách, loại bỏ lợi ích nhóm trong hoạch định chính sách và phân bổ nguồn lực, không phân biệt đối xử giữa khu vực kinh tế tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong mọi chính sách.

Tôi rất ủng hộ quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế, sự bùng nổ và thống lĩnh của công nghệ trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ được xem là “động lực của động lực”. Tổng Bí thư nêu rõ, đây là yếu tố then chốt giúp kinh tế tư nhân bứt phá và vươn tầm quốc tế. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ và hiệu quả để thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân ứng dụng công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng. Quan điểm này không chỉ đúng với quy luật khách quan, đúng với thực tế hiện nay mà còn mở ra triển vọng cho kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Cần loại bỏ tư tưởng “trọng công hơn tư”, tạo cạnh tranh bình đẳng

- Trong bài viết, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh việc cần tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng và phân định rõ vai trò của Nhà nước với vai trò của kinh tế tư nhân. Ông suy nghĩ như thế nào về quan điểm này?

- Đây là quan điểm rất đúng đắn của người đứng đầu Đảng ta. Tôi tin chắc rằng quan điểm này rất được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hoan nghênh, ủng hộ. Bài viết nêu, bên cạnh việc phải củng cố mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế nhà nước; cần ưu tiên xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời nâng đỡ thành phần kinh tế hộ, kinh tế hợp tác; khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia các lĩnh vực chiến lược của đất nước.

Để làm được điều này, Tổng Bí thư vạch ra những định hướng như: Nhà nước phải loại bỏ tư tưởng “trọng công hơn tư” và sự “độc quyền” của doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực. Có chính sách riêng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, cũng như thành phần kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác xã, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả. Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia các lĩnh vực chiến lược, phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng, công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn và an ninh năng lượng. Mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân trong các dự án quan trọng quốc gia, cùng tham gia với Nhà nước trong một số ngành công nghiệp chiến lược và một số lĩnh vực đặc biệt, nâng cao năng lực nghiên cứu và đổi mới công nghệ...

Tất cả những quan điểm, định hướng mà Tổng Bí thư nêu ra trong bài viết phản ánh rất đúng, trúng tâm tư, nguyện vọng, sự mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp.

- Ông kỳ vọng gì vào Nghị quyết sắp tới của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân?

- Với việc xác định yếu tố then chốt giúp kinh tế tư nhân bứt phá và vươn tầm quốc tế là thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới, tôi kỳ vọng rằng, cùng với Nghị quyết 57, Nghị quyết sắp tới của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân sẽ mở ra cơ hội bình đẳng hơn cho kinh tế tư nhân trong phát huy vai trò của mình; mở đường cho những cơ chế, chính sách thực sự đột phá khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực tiên phong như trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu lớn, thương mại điện tử, công nghệ tài chính, y tế thông minh... Đặc biệt là việc triển khai các chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế cho doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D). Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các startup, các "kỳ lân công nghệ" mang tên Việt Nam vươn tầm quốc tế.

- Xin cảm ơn ông!

Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bình Định
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30.3, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh (31.3.1975 - 31.3.2025). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải... dự Lễ kỷ niệm.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên - Ảnh: VGP
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bước đột phá chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước

Chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện là một định hướng lớn, mang tầm chiến lược của Trung ương đang được triển khai khẩn trương, kiên quyết, dứt khoát trên cơ sở tham vấn rộng rãi, đặt sự đồng thuận làm nền tảng. Đây là một cuộc cách mạng, là bước đột phá về thể chế chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước. Mọi cải cách thể chế đều phải vì lợi ích thiết thực và lâu dài của nhân dân. Đây là một trong những nội dung được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Quảng Nam chiều qua, 29.3.

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar
Sự kiện nổi bật

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Chiều 30.3, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương chủ trì Hội nghị.

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển
Chính trị

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển

Sáng 30.3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo) để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà ​
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà ​

Ngày 30.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác, cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định, đã đến dâng hương, hoa tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà (huyện Phù Cát), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31.3.1975 – 31.3.2025).

Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia
Chính trị

Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia

* Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng

Sáng 30.3, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (22.1.1975 – 22.1.2025) và lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành tuyến cao tốc trục Bắc - Nam từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành tuyến cao tốc trục Bắc - Nam từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

Chiều 29.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Embraer
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Embraer

Chiều 29.3, tiếp ông Francisco Gomes Neto, Chủ tịch Tập đoàn Embraer của Brazil, đang cùng đoàn doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Embraer hợp tác với các đối tác Việt Nam phát triển ngành công nghiệp hàng không Việt Nam.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển nguồn nhân lực
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chiều 29.3, tại TP. Bà Rịa, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Brazil
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Brazil

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, sáng 29.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva cùng dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Brazil. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các bộ, cơ quan và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.

Tổng thống Brazil thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Chính trị

Tổng thống Brazil thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, sáng 29.3, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva cùng Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa Liên bang Brazil thăm quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.