Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Yếu tố then chốt là đội ngũ cán bộ

Trong bối cảnh đất nước đang tích cực đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng một chính quyền cơ sở vững mạnh - chính quyền “của dân, do dân, vì dân” - là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa then chốt. Chính quyền địa phương (CQĐP) không chỉ triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn tiếp nhận và giải quyết tâm tư, nguyện vọng của người dân. Để hiện thực hóa khát vọng của Nhân dân, công tác cải cách tổ chức và hoạt động của CQĐP cần được đặt lên hàng đầu.

Yêu cầu cấp thiết

CQĐP là cơ quan hành chính gần gũi nhất với Nhân dân, trực tiếp thực hiện các chính sách và pháp luật của Nhà nước. Do đó, hiệu quả và minh bạch của CQĐP quyết định mức độ thực hiện của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền lợi của người dân. Một CQĐP được tổ chức chặt chẽ, tinh gọn sẽ tạo điều kiện cho việc ra quyết định nhanh chóng, đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý và điều hành địa phương. Với xu thế đổi mới toàn diện trong quản lý hành chính, việc tái cấu trúc bộ máy CQĐP đang là ưu tiên cấp thiết.

Lễ trao giải “Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An” năm 2023, phát động năm 2024
Lễ trao giải “Cử tri hiến kế xây dựng quê hương Long An” năm 2023, phát động năm 2024

Thực tế cho thấy, CQĐP ở nhiều nơi vẫn còn tồn tại vấn đề bộ máy cồng kềnh với nhiều tầng nấc (tỉnh, huyện, xã). Sự tồn tại của nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc gây ra tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, làm giảm hiệu quả điều hành và quản lý. Việc có nhiều đầu mối, tầng trung gian cũng khiến cho khả năng phản hồi nhanh trước các vấn đề của Nhân dân trở nên hạn chế. Một số hoạt động của CQĐP chưa được thực hiện công khai, minh bạch. Quy trình hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân khi giải quyết công việc. Sự thiếu hiệu quả trong việc phân cấp, phân quyền cho cấp cơ sở đã dẫn đến tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", làm giảm tính kịp thời và hiệu quả của các quyết định hành chính, chưa thể hiện rõ quan điểm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của CQĐP chưa được triển khai thường xuyên, làm cho tình trạng tham nhũng, lãng phí xảy ra ở nhiều nơi. Đội ngũ cán bộ, công chức tại CQĐP, đặc biệt ở cấp cơ sở, đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Nhiều cán bộ còn thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp và làm việc chủ động. Tình trạng thụ động, trông chờ chỉ đạo từ cấp trên, thiếu sáng tạo không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc mà còn làm giảm lòng tin của người dân đối với bộ máy hành chính.

Hiện thực hoá khát vọng của Nhân dân

Việc thực hiện Kết luận 127 của Bộ Chính trị nhằm mục tiêu tái cấu trúc hệ thống CQĐP theo mô hình hai cấp là một bước đi cần thiết. Việc giảm bớt các tầng trung gian giúp cho CQĐP, nhất là cấp cơ sở trở nên linh hoạt hơn trong nắm bắt và giải quyết các vấn đề phát sinh. Điều này đồng nghĩa với việc xây dựng một hệ thống hành chính đơn giản, trong đó chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị được phân định rõ ràng, tránh chồng chéo, từ đó tạo điều kiện cho sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp chính quyền.

Để xây dựng hệ thống CQĐP mới thực sự “của dân, do dân, vì dân”, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng là yếu tố tiên quyết bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đảng ta là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, được Hiến pháp quy định. Vì thế, Đảng luôn giữ vai trò lãnh đạo tối thượng trong mọi hoạt động của CQĐP. Sự lãnh đạo của Đảng giúp bảo đảm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, vì lợi ích của Nhân dân.

Thứ hai, bộ máy CQĐP phải sớm được đổi mới phương thức hoạt động. Việc công khai thông tin, minh bạch các hoạt động của chính quyền, cũng như đơn giản hóa thủ tục hành chính là điều kiện tiên quyết. Trong thời đại công nghệ số, chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử là yếu tố không thể thiếu. Các dịch vụ công trực tuyến cần được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tiếp cận thông tin và giải quyết các vấn đề hành chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính sẽ giúp giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và nâng cao hiệu quả quản lý. Đồng thời, cần cải thiện công tác giám sát, kiểm tra. Cơ chế phối hợp chặt giữa các cấp chính quyền và các cơ quan, tổ chức liên quan cần được xây dựng bài bản, bảo đảm tính hiệu quả và minh bạch. Qua đó, người dân có thể dễ dàng tiếp cận, theo dõi và giám sát hoạt động của chính quyền, góp phần nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức.

Thứ ba, yếu tố then chốt quyết định thành công của CQĐP là đội ngũ cán bộ, công chức. Việc lựa chọn, đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ có năng lực, phẩm chất, tâm huyết và chuyên môn cao là rất cần thiết. Các cấp chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ dám nghĩ, dám làm, đột phá, sáng tạo vì lợi ích chung. Cùng với đó, việc phân công, phân cấp gắn với giao quyền và ràng buộc trách nhiệm sẽ thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và sáng tạo trong công tác quản lý. Một bộ máy CQĐP hiệu quả là bộ máy có tinh thần sáng tạo và dám đột phá. Để tạo động lực này, cần xây dựng môi trường làm việc khuyến khích sự đổi mới, tôn trọng ý kiến sáng tạo của từng cán bộ. Đồng thời, việc liên tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn sẽ giúp đội ngũ cán bộ trở nên linh hoạt, chủ động hơn trong công tác quản lý và điều hành.

Thứ tư, việc lấy người dân làm trung tâm không chỉ là yêu cầu của Đảng và Nhà nước, mà còn là điều người dân luôn mong đợi. Nhân dân - chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước - cần được tạo điều kiện tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật. Để CQĐP thực sự "của dân, do dân, vì dân", cần tạo ra những kênh giao tiếp hiệu quả, lắng nghe và giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của người dân. Sự tham gia của người dân không chỉ giúp chính quyền nắm bắt được thực tiễn mà còn tạo dựng niềm tin, sự gắn kết giữa chính quyền và cộng đồng. Khi chính quyền địa phương thực sự lấy người dân làm trung tâm, sự hài lòng và tin tưởng của người dân sẽ tăng lên, tạo động lực cho sự phát triển, góp phần xây dựng một chính quyền địa phương vững mạnh.

Xây dựng CQĐP "của dân, do dân, vì dân" là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm và sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Chỉ khi chính quyền thực sự gắn bó mật thiết với Nhân dân, lắng nghe và đáp ứng kịp thời nguyện vọng chính đáng của người dân mới có thể tạo ra sự đồng thuận xã hội và phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc, góp phần kiến tạo một Việt Nam dân giàu, nước mạnh - một xã hội hiện đại, tiến bộ và đầy triển vọng. Đây cũng chính là khát vọng xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, văn minh, văn hiến, anh hùng.

Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 24.4, tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì trọng thể lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Rà soát tài sản công để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn

Cho ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tại Phiên họp sáng 24.4, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng với những nội dung rất cụ thể để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thực hiện. Cần rà soát lại tất cả các dự án chậm triển khai để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực; rà soát các tài sản công ở các địa phương để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn.

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự

Chiều 24.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì làm việc về 2 dự thảo Luật

Chiều 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

15h ngày 24.4, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc

Trưa 24.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, thăm Nhà Quốc hội hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chiều 24.4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai ngày 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật
Chính trị

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật

Sáng 24.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác

Lưu ý thời điểm xây dựng phương án về định mức phân bổ như Tờ trình của Chính phủ là chưa phù hợp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2026. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Chính trị

Sớm sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong phiên thảo luận sáng 24.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25.12.2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để thể chế hóa chủ trương của Đảng, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sang giai đoạn mới thực chất, hiệu quả hơn.

Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền tặng hoa chúc mừng Chi ủy Ban Công tác Hội đồng nhân dân và Phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chính trị

Đại hội Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dự và chỉ đạo Đại hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo

Sáng 24.4, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) tổ chức Lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi lễ và chính thức phát động phong trào.