Giữ tên cũ hay đặt tên mới?

Giữ tên cũ hay đặt tên mới?

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn


Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Việc lựa chọn tên gọi cho đơn vị hành chính mới trở thành chủ đề được dư luận quan tâm.

PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN. Ảnh: Nghĩa Đức
PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN. Ảnh: Nghĩa Đức

Tên gọi của một địa phương gắn liền với văn hóa, con người và dòng chảy thời gian, là chứng tích của những đổi thay, dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển. Bởi thế, khi nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh để tối ưu hóa bộ máy, cải thiện hiệu quả quản lý, thì câu chuyện đặt tên cho đơn vị hành chính mới không chỉ là câu chuyện quản lý thuần túy mà ở đó còn có sự kế thừa và cả khát vọng vươn lên.

Giữ lại tên cũ hay đặt một cái tên hoàn toàn mới? Làm thế nào để không làm mất đi những giá trị lịch sử đã in sâu vào tiềm thức của người dân? Làm sao để khi nhắc đến tên một tỉnh, một thành phố, người ta không chỉ nghĩ đến một đơn vị hành chính, mà còn cảm nhận được cả văn hóa, dòng chảy lịch sử phía sau đó?

Cần tham vấn cộng đồng về tên gọi địa phương sau sáp nhập. Ảnh minh họa nguồn: ITN

Cần tham vấn cộng đồng về tên gọi địa phương sau sáp nhập. Ảnh minh họa nguồn: ITN

Nhiều người cho rằng, cách tốt nhất là giữ lại những tên gọi từng tồn tại trước đây. Bởi khi nhắc đến những địa danh này, không chỉ là nhắc về một vùng đất, mà còn khơi dậy cả một miền ký ức, nơi con người từng sống, từng yêu thương, gắn bó. Nhưng cũng có những trường hợp, việc giữ lại tên cũ không hẳn là giải pháp tối ưu. Một số tỉnh, thành phố sau khi chia tách đã có sự phát triển khác biệt, có những đặc trưng riêng, hướng đi mới. Nếu chỉ đơn thuần quay lại với cái tên trong quá khứ, liệu có thực sự phản ánh đúng tinh thần của thời đại hôm nay? Có những vùng đất đã bước sang một chương mới, mang khát vọng mới, và có lẽ một cái tên mới thể hiện khởi đầu, một sự hòa hợp, tương lai rộng mở.

Nhiều địa phương đã chọn cách ghép tên của các đơn vị hành chính cũ để tạo thành tên mới, như một sự dung hòa giữa các bên. Nhưng liệu đây có phải là cách hay nhất? Khi hai cái tên vốn mang bản sắc riêng bị cắt ghép một cách cơ học, liệu có làm mất đi sự tự nhiên, hài hòa trong bản sắc của mỗi vùng đất?

Ảnh minh họa nguồn: ITN
Ảnh minh họa nguồn: ITN

Một cái tên không chỉ cần dễ nhớ, dễ đọc, mà còn cần phải có hồn, mang câu chuyện, ý nghĩa sâu sắc. Một cái tên dài dòng, rời rạc, đôi khi có thể khiến người dân cảm thấy xa lạ với chính quê hương mình.

Và đó chính là lúc cần đến sự tham vấn của cộng đồng. Quyết định tên gọi không thể chỉ xuất phát từ những cuộc họp hành chính mà cần có sự lắng nghe từ chính người dân - những người đã gắn bó cả đời với mảnh đất ấy. Tên gọi của một địa phương không chỉ là sự phản ánh của hiện tại mà còn là niềm tự hào, là danh xưng mà con cháu họ sẽ nhắc đến mai sau. Một cái tên được lựa chọn cẩn trọng, được sự đồng thuận của Nhân dân, sẽ không chỉ là một danh xưng, mà sẽ trở thành biểu tượng của sự gắn kết, lòng tự hào và niềm tin vào tương lai.

Cuối cùng, dù là giữ tên cũ hay đặt tên mới, điều quan trọng nhất vẫn là giữ được tinh thần của vùng đất ấy, để mỗi khi nhắc đến, người ta không chỉ nhớ đến một cái tên, mà còn cảm nhận được hơi thở của lịch sử, của văn hóa, của con người nơi đó.

Diễn đàn Quốc hội

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi - Ảnh: Phạm Thắng
Quốc hội và Cử tri

Quyết sách hệ trọng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế "2 con số"

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, một trong những quyết định quan trọng của Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín vừa qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường TẠ ĐÌNH THI cho biết, Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số liên tục trong những năm tới.

Từ những "đêm trắng" đến Nghị quyết đặc biệt của Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Từ những "đêm trắng" đến Nghị quyết đặc biệt của Quốc hội

Nghị quyết về thí điểm một số chính sách, cơ chế đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là một dấu ấn đặc biệt quan trọng tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín của Quốc hội. Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Kim Anh cho biết, cơ quan trình và cơ quan thẩm tra đã có những “đêm trắng” trao đổi, thảo luận để hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết trình Quốc hội. Khi dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội thông qua được đổi tên với 5 từ "đặc biệt tạo đột phá” thì các cơ chế, chính sách đã thực sự có "sức nặng", đúng với tinh thần của Nghị quyết số 57-NQ/TW.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Thể hiện rõ nét tinh thần hành động kịp thời, quyết liệt của Quốc hội

Sau 6,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khóa XV đã thành công rất tốt đẹp. Các đại biểu Quốc hội nêu rõ, trong điều kiện đặc biệt, chịu áp lực về thời gian, Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc lớn, với nhiều nội dung quan trọng, thể hiện tinh thần hành động kịp thời, quyết liệt trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn, góp phần hoàn thiện thể chế, thúc đẩy sự phát triển đột phá của đất nước trong thời gian tới.

Hướng tới minh bạch, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu
Diễn đàn Quốc hội

Hướng tới minh bạch, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

Qua quá trình triển khai thi hành thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phản ánh tình trạng một số quy định còn bất cập. Việc quy định hàng hóa phải quản lý, kiểm tra nhưng chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải kiểm tra hoặc chưa quy định thủ tục quản lý. Một số hàng hóa thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhưng chưa được quy định, chưa quy định chi tiết danh mục, danh mục chưa kèm mã số hàng hóa (mã HS) hoặc đã có mã số HS nhưng chưa phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam...

Các ĐBQH biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Dự kiến sẽ giám sát trực tiếp tại 15 địa phương

Thay mặt Đoàn giám sát của Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng đoàn giám sát, đã ký ban hành Kế hoạch chi tiết giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành". Đây là chuyên đề giám sát tối cao duy nhất của Quốc hội trong năm 2025.

ĐBQH Bùi Hoài Sơn (Hà Nội)
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới tư duy quản lý, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động

Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành các nội dung đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, kỳ họp không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình lập pháp mà còn thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đổi mới tư duy quản lý, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

TS Việt
Diễn đàn Quốc hội

Sớm ban hành chương trình hành động để thực thi ngay các quyết sách mới

Cho rằng Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đã thành công khi đặt nền tảng pháp lý quan trọng cho công cuộc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá về hoàn thiện cơ sở hạ tầng, TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đề xuất, Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương sớm ban hành kế hoạch, chương trình hành động để đưa các quyết sách vào cuộc sống.

Sẵn sàng đưa đất nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Sẵn sàng đưa đất nước phát triển

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao. Kết quả kỳ họp ngoài mục đích Trung ương nêu gương, đi đầu tinh gọn bộ máy mà sâu xa hơn như Tổng Bí thư Tô Lâm đã từng nhấn mạnh: Để đưa đất nước phát triển, có 2 nhiệm vụ rất quan trọng là phải có sự tăng trưởng kinh tế, từ đó bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân trên tất cả các lĩnh vực. Muốn vậy, phải tinh gọn bộ máy. Chỉ khi hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước được phát huy thì đất nước mới phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ; đầu tư nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với tỷ lệ tán thành tuyệt đối, 461/461 ĐBQH biểu quyết tán thành
Diễn đàn Quốc hội

Nền tảng vững chắc để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã được 100% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) cũng được 99,56% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua. 

Đây là hai trong số các Luật được sửa đổi tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Sự đồng thuận rất cao của đại biểu Quốc hội với hai dự luật cũng đã cho thấy sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ trong việc bảo đảm cao nhất chất lượng các dự luật.

ĐBQH Trần Quốc Nam (Ninh Thuận) Ảnh Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Dứt khoát phải rõ người, rõ việc, rõ cơ chế

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một trong những điển hình để chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Khẳng định điều này, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, để có thể đạt mục tiêu đến năm 2030, muộn nhất là 2031 sẽ đưa các nhà máy điện hạt nhân đi vào hoạt động, thì việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án này là hết sức cấp thiết và cấp bách. Và muốn thực hiện được, thì trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phải rõ người, rõ việc và rõ cơ chế.

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Tạo "lối mở" và thực sự "cởi trói" để nhà khoa học yên tâm nghiên cứu

Cơ chế chấp nhận rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến khi thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP Hồ Chí Minh) phát biểu tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Các chính sách cần có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu để đưa ra các chính sách có trọng tâm, trọng điểm, về những vấn đề thực sự vướng mắc cần khẩn trương tháo gỡ, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) phát biểu tại hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tham vấn chính sách - tiếp cận chính sách “từ sớm, từ xa”

Theo chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) vào sáng 19.2 tới. Lần đầu tiên “tham vấn chính sách” được luật hóa trong dự thảo Luật này. Điều này sẽ giúp các đối tượng liên quan tiếp cận từ sớm, từ xa đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Thủ tục hành chính phải vừa nhanh gọn vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm
Diễn đàn Quốc hội

Thủ tục hành chính phải vừa nhanh gọn vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm

Cho rằng thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan vẫn còn rườm rà, tại Phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật chiều 14.1, các đại biểu đề nghị, cơ quan quản lý sớm đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất, bảo đảm vừa nhanh gọn cho doanh nghiệp, vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm khi phân phối đến người tiêu dùng.

Kịp thời chuyển 736 kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Diễn đàn Quốc hội

Kịp thời chuyển 736 kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Qua báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám, Ban Dân nguyện tổng hợp được 736 kiến nghị của cử tri. Sau khi rà soát, phân loại, Ban Dân nguyện đã kịp thời chuyển các kiến nghị trên đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Ban Dân nguyện sẽ theo dõi, đôn đốc để các kiến nghị của cử tri được giải quyết, trả lời đúng thời hạn.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm chủ trì Phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Hội đồng Dân tộc, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo chuyên đề giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Sửa đổi các Luật liên quan đến chế độ, chính sách cho cán bộ dân tộc thiểu số

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM cho biết, trên cơ sở kết quả chuyên đề giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 - 2023” của Hội đồng Dân tộc, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sẽ tiến hành rà soát, triển khai sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến chế độ, chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số.