Chất vấn rác

Rác thải rắn đô thị đã đến nghị trường. Chính việc thu gom, xử lý rác, nhất là rác thải có chứa Covid-19 là vấn đề cử tri bức xúc. Rác thải rắn chôn lấp không hợp vệ sinh gây hệ lụy rất lớn cho môi trường và là nguồn cơn đe doạ cận kề phát triển kinh tế bền vững và cuộc sống của người dân. Hơn nữa rác thải rắn không thể chôn lấp mãi... như núi “trùng trùng, điệp điệp”.

Rác từ đời sống tới nghị trường Quốc hội

Núi rác trùng điệp ở Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội chờ xử lý ngày một cao “ngất”, gặp mưa sình lầy mùi xú uế ô nhiễm trầm trọng. Đây chỉ là một trong những điểm cuối thu gom rác đang “oằn mình” gách vác công việc môi trường khi mỗi ngày Hà Nội “cõng” thêm 7.000 - 9.000 tấn rác. Không chỉ ở đô thị lớn như Hà Nội mà với các đô thị khác của Việt Nam, chất thải rắn sinh hoạt đô thị đã trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Thói quen xả rác sinh hoạt đến thu gom, chôn lấp, đốt rác đang đẩy các đô thị tới nguy cơ ô nhiễm cận kề. Gần nhất là cuối năm 2021, đã có hai lần rác thải ở Hà Nội bị ùn ứ do quá tải và sự cố tại các bãi chôn lấp. Mỗi lần xảy ra sự cố nhiều khu vực trong khu dân cư, thậm chí là ngay lòng đường phố trở thành nơi chứa rác bất đắc dĩ.

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, nếu chôn lấp trong lòng đất, một chai nhựa cần tới 500 năm mới tiêu hủy hết, đồ thủy tinh cần tới 4.000 năm…
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Mới đây, tại phiên chất vấn của UBTVQH, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội) và ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý, thu gom rác hiệu quả và biện pháp hoàn nguyên những bãi rác hiện có khi vệ sinh môi trường đô thị đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nước thải và rác thải gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước, đất và phát thải khí nhà kính...

Chất vấn “nóng” lần này hướng vào giải pháp nên nhận được giải trình chung từ Bộ trưởng: Chúng tôi cũng đã cung cấp các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có đủ năng lực để xử lý chất thải y tế này trong cả nước để cung cấp cho ngành y tế thời gian qua. Hay luật đã quy định rõ cơ quan quản lý nhà nước, đó là Bộ Tài nguyên Môi trường làm gì, địa phương phải làm gì và hệ thống chính trị và người dân làm gì… Về xử lý chất thải rắn, tới đây sẽ theo hướng thay đổi quan điểm thay vì chôn lấp, không hợp vệ sinh sang việc coi đây là một loại tài nguyên phải tái sử dụng, tái chế có hiệu quả. Năm 2022, Bộ sẽ tổng kết, đánh giá toàn bộ các trung tâm xử lý chất thải, qua đó nắm rõ hơn tình trạng môi trường trên cả nước hiện nay và sẽ công bố những công nghệ phù hợp để các địa phương chủ động lực chọn. Vấn đề cuối cùng theo Bộ trưởng rất quan trọng, đó là trách nhiệm của người dân, các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính và phải xã hội hóa được công việc này.

Nghị quyết số 32/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, đặt mục tiêu về tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 89-90%, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%.

Dẫu sao đây cũng chỉ là màn chất vấn “rác” khởi đầu. Mọi việc dường như đang trong tầm kiểm soát nhưng nỗi lo thực tế lại lớn hơn rất nhiều. Theo các chuyên gia về môi trường thì phương thức xử lý rác thải từ khâu phát sinh đến khâu thu gom, vận chuyển, xử lý… trong thực tế còn tồn tại nhiều bất cập. Quá trình phát triển kinh tế, đô thị hoá diễn ra rất nhanh, khiến cho tỷ lệ lượng rác thải tăng nhanh, (tăng 10-16%/ năm), trong khi điều kiện hạ tầng chưa theo kịp. Ví dụ, về khâu quy hoạch, dự báo để quy hoạch, tập kết, đưa về các điểm trung chuyển ở đô thị không có mái che, mưa gió khiến rác rò rỉ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm hay ô nhiễm không khí… Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, phân loại rác thải theo 3 loại: rác thải có thể tái chế được, rác thải thực thẩm và rác thải để xử lý. Tuy nhiên công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa tốt, mới là khuyến khích. Xử lý rác thải hiện nay có trên 70% được xử lý bằng phương thức chôn lấp, trong đó, chỉ có 15% rác thải chôn lấp hợp vệ sinh. 

Giải trình chính sách thì thoáng qua nhưng thực tiễn thì không theo kịp thực tế khi lượng rác thải tăng “vùn vụt” hàng ngày; trong khi lộ trình, trách nhiệm bộ ngành địa phương thực hiện thì rất chậm chạp, vướng mắc ở từng khâu như quy hoạch, công nghệ xử lý, nhà máy đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn môi trường... vẫn “nằm im” chờ đợi. Và như vậy chỉ tiêu tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 89% như Nghị quyết  số 32/2001/QH15 của Quốc hội vẫn chỉ nằm trên giấy?

Tọa Tọa đàm “Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị”
Con số nào?

Tỷ lệ 89% thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn là chỉ tiêu chủ yếu thứ 14 trong Nghị quyết 32 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Đây là con số được các cơ quan chức năng tham mưu, nghiên cứu để Chính phủ trình Quốc hội quyết định; là con số lượng hóa để thực hiện và giám sát thực hiện. Con số này chưa được đề cập trong chất vấn tại UBTVQH lần này nhưng là điều “cảnh báo” trực tiếp cơ quan quản lý tài nguyên môi trường từ trung ương tới địa phương về vấn đề triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội, tính khả thi khi thực hiện chỉ tiêu được Quốc hội quyết định. Và rõ ràng các cấp còn “mơ màng” về trách nhiệm và lúng túng biện pháp thực hiện mà các cơ quan của Quốc hội cần vào cuộc giám sát. 

Vấn đề thực thi nghị quyết của Quốc hội không chỉ nằm ở bộ chuyên ngành mà còn ở mỗi địa phương thực thi như thế nào? Sẽ rất khó đánh giá con số tổng hợp báo cáo từng địa phương thực chất nếu chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

Cho đến nay, khi hỏi đến quy chuẩn, tiêu chuẩn thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo nghị quyết của Quốc hội đề ra thì nhà quản lý cho rằng “đang xây dựng” và hoàn thiện. Vấn đề thực thi nghị quyết của Quốc hội không chỉ nằm ở bộ chuyên ngành mà còn ở mỗi địa phương thực thi như thế nào? Sẽ rất khó đánh giá con số tổng hợp báo cáo từng địa phương thực chất nếu chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Nếu ngành Tài nguyên, môi trường không có hướng dẫn, kiểm tra kịp thời và con số tổng hợp báo cáo trình Chính phủ, Quốc hội cuối năm có thể bị “biến báo” còn thực tế thì “vẫn y nguyên”. 

Làm thế nào để hoàn thành chỉ tiêu chủ yếu do Quốc hội quyết định và con số báo cáo là sống động, trung thực nhất? Để dõi theo và thực hiện tốt chỉ tiêu về môi trường đô thị mà Quốc hội quyết định cần tiến hành giám sát chặt chẽ. Theo chuyên gia từ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, công tác giám sát chỉ tiêu xử lý chất thải rắn cũng rất quan trọng. Tháng 5, 6 tới, Ủy ban sẽ tổ chức phiên giải trình để các bộ, ngành báo cáo về vấn đề này. Ủy ban sẽ mời chuyên gia lĩnh vực từ ngành Tài nguyên, môi trường, các lĩnh vực liên quan để cùng thẩm tra các con số, kết quả tổ chức thực hiện, tỷ lệ chi tiết cũng như nắm bắt hiện trạng, tồn tại của các địa phương để có những kiến nghị lên Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Tất cả vẫn nằm trong kế hoạch, toan tính, còn rác thải rắn đô thị thì vẫn tiếp tục "ùn ứ" ngày một cao...!

Rác từ cuộc sống đến nghị trường và từ nghị trường đến cuộc sống không chỉ là câu chuyện giải pháp mà còn đi tới kết quả thực hiện như thế nào? Khi giám sát chặt chẽ thì các vướng mắc mới bộc lộ; Yếu kém trong quản lý, thực thi luật mới hiện rõ. Và khi ấy trách nhiệm thực hiện thực chất tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 89% theo chỉ tiêu chủ yếu được Quốc hội sẽ có địa chỉ rõ ràng.

Đối thoại

“ Cuốc xẻng từ dưới lên, đường, sữa từ trên xuống”
Đối thoại

“ Cuốc xẻng từ dưới lên, đường, sữa từ trên xuống”

"Cuốc xẻng từ dưới lên, đường sữa từ trên" xuống phản ánh bề nổi mối quan hệ lao động và thụ hưởng hay một thực trạng lệch lạc trong thi đua khen thưởng hiện nay. Khen thưởng nhầm người, nhầm việc hạ thấp giá trị lao động trung thực, trở thành yếu tố văn hóa tiêu cực, có hại cho sự phát triển của mỗi đơn vị và đời sống xã hội.

Phép vua và lệ làng
Đối thoại

Phép vua và lệ làng

Nghị quyết 66 của Quốc hội về tiến độ hoàn thành đường Hồ Chí Minh; Nghị quyết 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; hay Nghị quyết 437 về thu phí dịch vụ không dừng… là 3 trong số những Nghị quyết bị chậm trễ trong thực thi, yêu cầu bổ sung nguồn lực, thêm hướng dẫn, điều chỉnh thời hạn… Phải chăng, “Phép vua thua lệ làng”? Do đâu mà luật của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhân dân trên thực tế có nơi, có lúc lại không có hiệu lực bằng “xử lý” ở địa phương, bộ ngành, bằng “thói quen làng xã”?
Không đánh trống bỏ dùi
Đối thoại

Không đánh trống bỏ dùi

Khi dân kêu mà không thấu, dân oan mà không giải quyết, dân kiến nghị mà lãng quên… thì là vấn đề của tổ chức, của cơ chế vận hành và trách nhiệm người đứng đầu trong bộ máy chính quyền.

“Xuống ngựa xem hoa”
Đối thoại

“Xuống ngựa xem hoa”

Câu chuyện “Giám mà không sát, sát mà không dám” tổng kết cho những cuộc giám sát chuyên đề hình thức, tốn kém, không hiệu lực, hiệu quả đang lùi vào “dĩ vãng”.

TIẾP LỬA!
Đối thoại

TIẾP LỬA!

Tại sao HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương hoạt động có chỗ còn hình thức? Tại sao các nội dung HĐND quyết định không thể chuẩn bị từ sớm từ xa với việc huy động nguồn lực trí tuệ của các chuyên gia trên các lĩnh vực một cách thấu đáo? Tại sao vai trò giám sát của HĐND ở một số nơi, một số việc mờ nhạt kéo dài? Và tại sao những sai phạm ngay ở địa phương trong quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường; quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19… được phát hiện xử lý mà không thấy “bóng dáng’’ HĐND, đại biểu HĐND ở đâu?

Sàng lọc để chọn được "hạt giống" tốt
Đối thoại

Sàng lọc để chọn được "hạt giống" tốt

Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có tài, có đức, vừa trong sạch, vững mạnh không chỉ là mong muốn chung của đất nước mà còn là yêu cầu tất yếu đối với Đảng. Song, thời gian gần đây chúng ta cũng liên tiếp chứng kiến nhiều bài học đau xót về công tác cán bộ. Vì thế, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh LÊ QUỐC LÝ cho rằng, trong tìm kiếm, lựa chọn nhân tài cho đất nước nhất định phải công tâm, khách quan, “có con mắt tinh đời” để sàng lọc, lựa chọn được đâu là “hạt giống” tốt thật sự, đồng thời loại bỏ những “hạt lép”, “quả dại”.
Nhận thức đúng để đầu tư đúng
Xây dựng luật

Nhận thức đúng để đầu tư đúng

Qua các đợt khảo sát cùng Đoàn công tác của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NGUYỄN HOÀNG HIỆP cho rằng, từ phía Quốc hội cần xem xét ban hành nghị quyết về an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập. Từ đó, Chính phủ sẽ xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm bảo đảm toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Nhận thức đúng và đồng bộ từ trên xuống dưới sẽ có đầu tư đúng cho an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập.
Mạnh dạn chuyển sang hậu kiểm
Xây dựng luật

Mạnh dạn chuyển sang hậu kiểm

Việc dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có quy định "trả" báo cáo đánh giá tác động về đúng vị trí của mình, và bổ sung các công cụ khác được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong quản lý ngành này khi được thông qua. Tuy nhiên, theo TS. HOÀNG DƯƠNG TÙNG - Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, cần tiếp tục hoàn thiện quy định tại dự thảo Luật để có thể mạnh dạn chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, thay vì sự e ngại, chưa tin doanh nghiệp như hiện nay.
Chấm dứt thời kỳ "hạ cánh an toàn"
Đối thoại

Chấm dứt thời kỳ "hạ cánh an toàn"

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7, theo đánh giá của Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp PHẠM VĂN HÒA, sẽ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ "hạ cánh an toàn". Chúng ta kiên quyết xử lý mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức kể cả khi cán bộ đó đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Bên cạnh đó, việc bỏ chế độ biên chế suốt đời là cú hích để đội ngũ viên chức phải không ngừng nỗ lực trong công việc.
“Ngoại” quan trọng nhưng “nội” mới là quyết định
Đối thoại

“Ngoại” quan trọng nhưng “nội” mới là quyết định

Nhìn lại những vấn đề đang đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, 3 năm đầu nhiệm kỳ và những vấn đề cần xử lý trong năm 2019 cũng như trung hạn, dài hạn, TS. NGUYỄN ĐỨC KIÊN, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, phải thống nhất một nguyên tắc, “ngoại” là quan trọng nhưng “nội” mới là quyết định. Vì vậy, cần tiếp tục chuyển đổi nền kinh tế, hướng điều hành của Chính phủ và các ưu tiên trong chương trình nghị sự của QH trong thời gian tới theo định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng và nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế.
Xử lý nghiêm sai phạm trong công tác cán bộ
Đối thoại

Xử lý nghiêm sai phạm trong công tác cán bộ

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân xung quanh vấn đề công tác cán bộ, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa MAI SỸ DIẾN cho rằng, với những trường hợp bất chấp mọi quy định về trình tự, điều kiện và tiêu chuẩn để bổ nhiệm cán bộ “thần tốc” thì cần kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng. Đồng thời, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân để xảy ra những sai phạm này.
Góp phần nâng cao vị thế, uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng
Đối thoại

Góp phần nâng cao vị thế, uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng

Đó là khẳng định của ĐBQH Khóa XIII LÊ NAM khi trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về việc Hội nghị Trung ương 8, Khóa XII vừa qua đã thống nhất cao việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng.
Không chỉ là kỹ thuật lập pháp
Đối thoại

Không chỉ là kỹ thuật lập pháp

Dù đã được QH tiến hành thảo luận tại 2 kỳ họp, các phiên bản dự thảo Luật gần đây cũng được đánh giá là đã tốt hơn rất nhiều so với những phiên bản trình QH tại Kỳ họp thứ Tư, thứ Năm nhưng tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách vừa qua, dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vẫn tiếp tục gây tranh luận không chỉ ở những vấn đề lớn, mang tính nguyên tắc, quan điểm mà còn cả những vấn đề thuộc về kỹ thuật lập pháp. Chỉ ra một số “lỗi kỹ thuật” trong dự thảo Luật, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh NGUYỄN MAI BỘ đề nghị, cần tiếp tục chỉnh lý để tránh dẫn đến cách hiểu không chính xác và bất cập khi thực thi.
Bước ngoặt lớn về chính sách bảo hiểm xã hội
Đối thoại

Bước ngoặt lớn về chính sách bảo hiểm xã hội

Bàn về Nghị quyết của Trung ương 7, Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch QH PHÙNG QUỐC HIỂN khẳng định, đây là một bước ngoặt lớn sẽ thay đổi toàn bộ, từ tư duy đến cơ chế, chính sách về BHXH. Đương nhiên, cải cách phải trên cơ sở kế thừa, chứ không phải “phủ định sạch trơn”, bảo đảm vừa ổn định vừa phát triển. Thực hiện tốt chính sách BHXH, giải quyết các vấn đề liên quan những người bị giảm thu nhập, hoặc không còn khả năng lao động, chính là để bảo đảm sự ổn định.
Đặt nặng thi cử sẽ không đạt mục tiêu giáo dục
Đối thoại

Đặt nặng thi cử sẽ không đạt mục tiêu giáo dục

Cho rằng, hành vi nâng điểm thi THPT Quốc gia tại Hà Giang là bê bối rất nguy hại đối với ngành giáo dục nước nhà, theo ĐBQH PHẠM THỊ MINH HIỀN (Phú Yên), cần nhìn thẳng vào sự thật để nhận diện vấn nạn, tìm ra nguyên nhân và phương án giải quyết tận gốc cũng như có chính sách đổi mới hiệu quả hơn cho nền giáo dục nước nhà. Bởi “đặt quá nặng việc thi cử như hiện nay sẽ không đạt mục tiêu giáo dục”.
Nhanh, gọn, hiệu quả
Đối thoại

Nhanh, gọn, hiệu quả

Đó là nhận định của ĐBQH BÙI VĂN XUYỀN (THÁI BÌNH) về phiên chất vấn và trả lời chất vấn theo hình thức hỏi nhanh, đáp gọn. Đổi mới chất vấn đã giúp tiết kiệm thời gian, gia tăng áp lực cho chính các thành viên Chính phủ. Áp lực ấy đòi hỏi Bộ trưởng phải thực sự giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn thì mới trả lời được những câu hỏi hóc búa từ ĐBQH.
Phải “nhìn xa trông rộng” hơn
Đối thoại

Phải “nhìn xa trông rộng” hơn

Giám sát tại một số quận, huyện trên địa bàn Thủ đô, Ủy viên Ủy ban Pháp luật PHẠM VĂN HÒA nhận thấy, việc cho phép xây dựng nhiều chung cư cao tầng trong nội thành đã khiến tỷ lệ tăng dân số cơ học luôn cao trong thời gian qua. Đây là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, quá tải cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thành phố, nên cần quan tâm xây dựng giải pháp hữu hiệu, để giảm sức ép này.
Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
Đối thoại

Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan

Đối thoại với PV Báo Đại biểu Nhân dân ngay sau khi Hội nghị Trung ương 7, Khóa XII bế mạc, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Khóa XIII Lê Nam cho biết, những nội dung được Ban Chấp hành Trung ương thảo luận và quyết định tại Hội nghị lần này đều là những vấn đề vừa nóng bỏng, cấp thiết vừa có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước trong tương lai. Trong đó, điểm cốt lõi của các nghị quyết này thể hiện ngay trong phát biểu bế mạc của người đứng đầu Đảng ta: Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Sự vào cuộc đồng bộ giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước
Đối thoại

Sự vào cuộc đồng bộ giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước

Trong thời gian qua, một số trường hợp bị bãi nhiệm tư cách ĐBQH, sau một thời gian ngắn làm nhiệm vụ. Nhìn nhận về hiện tượng này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Khóa XIII LÊ NHƯ TIẾN cho rằng, trong khi các cơ quan chức năng phải tuân thủ đúng quy định pháp luật, quy trình xử lý cán bộ, thì mỗi đại biểu nên có ý thức chọn giải pháp phù hợp hơn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình, tránh để cử tri bức xúc.
Tập trung chỉnh đốn công tác nhân sự
Đối thoại

Tập trung chỉnh đốn công tác nhân sự

Vừa qua, những vụ việc vi phạm pháp luật do cán bộ giữ chức vụ cao trong cơ quan quản lý nhà nước, hoặc một số địa phương tiếp tục được đưa ra xử lý nghiêm minh. Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách LÊ THANH VÂN bày tỏ, những vụ việc bị phát hiện gần đây tiếp tục gióng lên hồi chuông mạnh mẽ về sự cấp bách phải chỉnh đốn bộ máy, trước hết là công tác cán bộ. Một nguyên lý không mới, nhưng vẫn thời sự: Phải có chế tài đủ mạnh để “không muốn”, “không dám” và “không thể” chạy chức, chạy quyền.