Trò chuyện đầu tuần:

Nhận thức đúng để đầu tư đúng

Qua các đợt khảo sát cùng Đoàn công tác của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NGUYỄN HOÀNG HIỆP cho rằng, từ phía Quốc hội cần xem xét ban hành nghị quyết về an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập. Từ đó, Chính phủ sẽ xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm bảo đảm toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Nhận thức đúng và đồng bộ từ trên xuống dưới sẽ có đầu tư đúng cho an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập.

Ảnh: Trung Thành
Ảnh: Trung Thành

Hiện nay, mỗi tỉnh thành đều có một Hội đồng an toàn hồ, đập mà các thành viên là lãnh đạo tỉnh thành, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi và các chuyên gia để kiểm tra. Ở Trung ương cũng có Hội đồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong đó có các chuyên gia đầu ngành về an toàn hồ, đập để khi xảy ra vấn đề, các địa phương có yêu cầu thì những chuyên gia này sẽ đến tận nơi để hỗ trợ. Với cách làm như vậy hiện cơ bản đáp ứng yêu cầu nhận diện nguy cơ trong bảo đảm an toàn hồ, đập.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp

Thừa nước nhưng vẫn hạn hán vào mùa khô

- Theo chương trình, giữa tuần này, ngay sau các hoạt động khảo sát tại một số địa phương đại diện cho các vùng miền trên cả nước sẽ diễn ra Phiên giải trình về an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập. Qua thực tế tham gia cùng Đoàn khảo sát của Quốc hội, ông có thể cho biết đâu là khó khăn trong bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập ở thời điểm hiện nay?

- Trước hết, có thể thấy, tổng lượng nước mặt ở Việt Nam hiện rơi vào khoảng 830 tỷ mét khối/năm. Trong đó, khoảng 62% nguồn nước mặt (tương ứng với 520 tỷ mét khối) được tạo ra từ ngoài biên giới, còn lại là nguồn nước nội sinh, nhưng chúng ta mới chỉ sử dụng khoảng 81 tỷ mét khối/năm (tương ứng khoảng 10% so với lượng nước mặt) cho tất cả nhu cầu về sử dụng nước trong sinh hoạt và sản xuất; so với trung bình của thế giới, lượng nước tiêu thụ ở Việt Nam là thấp hơn. Như vậy, vấn đề ở đây dù có thừa nước nhưng lại xảy ra tình trạng hạn hán vào mùa khô.

Thứ hai là vấn đề ô nhiễm. Ví dụ như chuyện nguồn nước nhà máy nước sông Đà bị nhiễm chất bẩn đã làm cho cuộc sống của người dân một số khu vực ở Hà Nội điêu đứng. Đây là vấn đề thực tế đang hiển hiện và sẽ càng ngày càng nghiêm trọng, nhất là khi mọi nguồn nước, đặc biệt là hầu hết nguồn nước thải chưa qua xử lý đều đổ ra sông (hoặc xả trực tiếp vào các hệ thống thủy lợi) và lại từ sông đổ vào các công trình thủy lợi, sau đó được dẫn vào các nhà máy nước.

Thứ ba là hệ thống công trình thủy lợi xuống cấp và quản trị, vận hành theo kiểu cũ, không kết nối liên thông. Do đó, đa số hệ thống thủy lợi chỉ đáp ứng yêu cầu cho từng thời điểm cụ thể nên nhiều khi không còn phù hợp với hiện nay khi đòi hỏi các công trình phải đa chức năng, phục vụ đa mục tiêu.

- Rõ ràng, thách thức đặt ra cho nhiệm vụ bảo đảm an ninh nguồn nước hiện nay là rất lớn. Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, những việc cần làm là gì, thưa ông?

- Để bảo đảm an ninh nguồn nước, đầu tiên cần có sự thống nhất trong nhận thức để thấy rõ được những nguy cơ - vấn đề hiện nay chúng ta chưa làm được. Từ nhận thức tổng thể đầy đủ từ trên xuống thì khi đến các hộ tiêu dùng nước, đến từng người nông dân sẽ biết sử dụng nước như thế nào cho tiết kiệm. Tiếp đó, việc tính toán cân bằng nguồn nước là quan trọng nhất hiện nay. Ở đây là sự cân bằng nguồn nước giữa các vùng miền; cân bằng nhu cầu sử dụng; cân bằng giữa các mùa, tức là tích, trữ nước mùa mưa để tiêu dùng mùa khô. Vì vậy, phải có quy hoạch xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi bảo đảm có tính liên vùng, các kho chứa nước, các công trình chuyển nước liên tỉnh, liên lưu vực, tránh làm thất thoát nước và nâng cao hiệu quả sử dụng. Thực tế, lượng nước sử dụng ở các công trình có hiệu quả thấp, tổn thất nước nhiều và rất lãng phí.

Một vấn đề nữa, đó là, cần tính toán đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lý hơn, từ trồng lúa sang cây trồng sử dụng ít nước, bảo đảm phù hợp với từng vùng, miền. Bởi, trong 85% tổng lượng nước sử dụng cho nông nghiệp thì có đến 85% của số này được sử dụng cho cây lúa. Và cuối cùng là phải trồng rừng, giữ được rừng sẽ tạo được nguồn sinh thủy tại chỗ để bù đắp phần nào cho lượng nước phụ thuộc vào nước ngoài.

Những năm gần đây, nhiều hồ thủy lợi ở các địa phương cạn trơ đáy, gây thiếu nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống. Nguồn: ITN
Những năm gần đây, nhiều hồ thủy lợi ở các địa phương cạn trơ đáy, gây thiếu nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống.
Nguồn: ITN

Cần xem xét ban hành nghị quyết

- Từ thực tế đợt khảo sát, vấn đề điều phối, vận hành như thế nào được đa số địa phương phản ánh là còn gặp nhiều khó khăn trong bảo đảm an toàn hồ, đập. Theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

- Hiện nay, cả nước có gần 7.000 hồ thủy lợi chứa 14,5 tỷ mét khối nước; các hồ thủy điện hiện có gần 100 tỷ mét khối nước. Như vậy, vấn đề về bảo đảm an toàn hồ, đập cần đặc biệt được chú trọng. Từ thực tế này, Chính phủ đã ban hành 11 quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông nhằm bảo đảm sử dụng tổng hợp nguồn nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.

Tuy nhiên, thời gian qua nhiều hồ, đập vận hành chưa nghiêm, chưa đúng theo quy trình, dẫn đến tình trạng "lũ chồng lũ", chia sẻ nước không đều, mâu thuẫn trong sử dụng nước ngay trong cùng một địa phương và giữa các địa phương với nhau. Thậm chí, một số hồ thủy điện chuyển nước khỏi lưu vực như Tây Nguyên hay Vu Gia - Thu Bồn chặn dòng sông này nhưng lại xả ở sông khác… Bên cạnh đó là hệ thống quan trắc tại các đập hoạt động khá yếu kém; thông tin khí tượng thủy văn không kịp thời, độ chính xác chưa cao cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho công tác phối hợp điều hành, quản lý đập.

- Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập là vấn đề được Quốc hội đặc biệt quan tâm, phản ánh tại các kỳ họp. Từ những thách thức, khó khăn thực tế như vậy, theo ông đâu là giải pháp căn cơ, lâu dài để có thể khắc phục triệt để tồn tại, tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ này?

- Theo tôi, vấn đề quản trị là quan trọng nhất hiện nay, phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và thực thi luật pháp nghiêm túc. Hiện tại, dù nhiều luật có liên quan đã được ban hành nhưng việc thực thi chưa nghiêm, xảy ra vi phạm tràn lan. Đơn cử trong Luật Thủy lợi có quy định, để bảo vệ hồ chứa, quy định về hành lang an toàn đập, hành lang an toàn công trình thủy lợi rất rõ, nhưng hiện nay hành lang ấy không được thực hiện nghiêm và ngày càng có nhiều công trình kiên cố, như nhà ở… "mọc" trên hành lang an toàn thủy lợi. Do đó, nếu thực hiện đủ, đúng, chính xác các quy định pháp luật hiện hành, thì cũng đã bảo đảm tốt vấn đề an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập.

Đối với hệ thống pháp luật, khi xây dựng và thông qua các luật liên quan đến tài nguyên nước, như Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước… thì Quốc hội, các bộ, ngành đều đã có sự tính toán kỹ lưỡng. Nhưng theo tôi, xa hơn cần xây dựng một đạo luật chung về tài nguyên nước và an toàn hồ, đập để tạo khung pháp lý đồng bộ, thống nhất và tập trung.

Qua đợt khảo sát thực tế rất có ý nghĩa này, mong rằng Quốc hội cần xem xét ban hành nghị quyết về an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập, trong đó nêu rõ các nội dung về nước, nguồn nước và những vấn đề đặt ra; chỉ rõ được các thách thức cũng như các giải pháp chủ yếu, trong đó có quan điểm, mục tiêu, giải pháp ngắn hạn, dài hạn… Từ đó, Chính phủ sẽ xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm bảo đảm toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc trong nhiệm vụ có ý nghĩa lớn lao này. Nhận thức đúng và đồng bộ từ trên xuống, chúng ta sẽ có đầu tư đúng cho vấn đề này.

- Xin cảm ơn ông!

Xây dựng luật

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
Kinh tế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Đỗ Đức Hiển, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho rằng, đánh thuế cần tính chuyện bảo đảm sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hướng tới tăng trưởng  hai con số. 

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)
Chính trị

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)

Ngày 3.4, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Công tác đại biểu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu và lãnh đạo Đoàn ĐBQH và HĐND của 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp và dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Công chức UBND xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Đời sống

Sát hạch để sàng lọc đội ngũ công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến góp ý. So với luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, trong đó bổ sung quy định về sát hạch để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, “có vào, có ra”, “có lên, có xuống” để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy, chây ì; tâm lý đã vào Nhà nước là an toàn, “tình trạng công chức suốt đời”.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…