Kho bạc Nhà nước hoạt động theo mô hình mới

Từ ngày 15.3.2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Đây là dấu mốc quan trọng với hệ thống Kho bạc Nhà nước, bước sang giai đoạn phát triển mới tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Quản lý ngân quỹ, làm kế toán ngân sách

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Trung ương, ngày 26.2.2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 385/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước (KBNN).

Theo đó, KBNN là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính; ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua hình thức phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường vốn trong nước theo quy định của pháp luật.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Quyết định số 385/QĐ-BTC quy định KBNN trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết, dự thảo nghị định của Chính phủ, Thủ tướng; ban hành quy trình, nghiệp vụ, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ…

img-7087.jpg
Từ ngày 15.3, hệ thống KBNN đồng bộ đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Nguồn: VGP

Đồng thời, KBNN quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tiền và tài sản được giao quản lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể là tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền của các đơn vị, tổ chức và cá nhân nộp qua hệ thống KBNN; thực hiện hạch toán số thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hướng dẫn và thực hiện thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật…

KBNN được trích tài khoản của đơn vị, tổ chức mở tại KBNN để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; được từ chối tạm ứng, thanh toán các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

KBNN tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước; tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cơ quan có thẩm quyền báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm; quản lý công tác thanh toán của hệ thống KBNN; thực hiện tổng kế toán nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống KBNN; tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước…

Tổ chức hai cấp, cắt giảm 465 đầu mối

Về cơ cấu tổ chức, trước đây, hệ thống KBNN tổ chức theo mô hình ba cấp, gồm cấp tổng cục (KBNN ở Trung ương), cấp cục (KBNN cấp tỉnh) và cấp chi cục (KBNN cấp huyện). Sau khi sắp xếp, KBNN được tổ chức thành hai cấp gồm cấp cục (KBNN Trung ương) và cấp chi cục (KBNN khu vực). Sau sắp xếp, KBNN đã cắt giảm 465 đầu mối, tỷ lệ cắt giảm đạt trên 44%.

Theo đó, tại cơ quan KBNN có 10 đơn vị: Ban Chính sách - Pháp chế; Ban Kế toán Nhà nước; Ban Quản lý ngân quỹ; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tài vụ - Quản trị; Ban Quản lý hệ thống thanh toán; Ban Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Ban Giao dịch; Thanh tra Kho bạc Nhà nước; Văn phòng.

Tại địa phương được tổ chức thành 20 KBNN khu vực. KBNN khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu, giúp việc và 350 Phòng Giao dịch. Mỗi KBNN khu vực chịu trách nhiệm thực hiện toàn diện các nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn nhiều tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cụ thể, KBNN khu vực I, địa bàn quản lý là Hà Nội, trụ sở chính tại Hà Nội. KBNN khu vực II, địa bàn quản lý là TP. Hồ Chí Minh, trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh. KBNN khu vực III, địa bàn quản lý là Hải Phòng, Quảng Ninh, trụ sở chính tại Hải Phòng.

KBNN Khu vực IV, địa bàn quản lý là Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, trụ sở chính tại Hưng Yên. KBNN khu vực V, địa bàn quản lý là Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, trụ sở chính tại Hải Dương. KBNN khu vực VI, địa bàn quản lý là Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, trụ sở chính tại Bắc Giang.

KBNN khu vực VII, địa bàn quản lý là Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, trụ sở chính tại Thái Nguyên. KBNN khu vực VIII, địa bàn quản lý là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, trụ sở chính tại Phú Thọ. KBNN khu vực IX, địa bàn quản lý là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, trụ sở chính tại Điện Biên.

KBNN khu vực X, địa bàn quản lý là Thanh Hóa, Nghệ An, trụ sở chính tại Thanh Hóa. KBNN khu vực XI, địa bàn quản lý là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, trụ sở chính tại Hà Tĩnh. KBNN khu vực XII, địa bàn quản lý là Huế, Đà Nẵng, Quảng nam, Quảng Ngãi, trụ sở chính tại Quảng Nam.

KBNN khu vực XIII, địa bàn quản lý là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, trụ sở chính tại Khánh Hòa. KBNN khu vực XIV, địa bàn quản lý là Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, trụ sở chính tại Gia Lai. KBNN khu vực XV, địa bàn quản lý là Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, trụ sở chính tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

KBNN khu vực XVI, địa bàn quản lý là Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, trụ sở chính tại Bình Dương. KBNN khu vực XVII, địa bàn quản lý là Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, trụ sở chính tại Long An. KBNN khu vực XVIII, địa bàn quản lý là Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, trụ sở chính tại Trà Vinh.

KBNN khu vực XIX, địa bàn quản lý là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, trụ sở chính tại Cần Thơ. KBNN khu vực XX, địa bàn quản lý là Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, trụ sở chính tại Kiên Giang.

Từ ngày 15.3.2025, hệ thống KBNN đồng bộ đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Đây là dấu mốc quan trọng với hệ thống KBNN, là bước chuyển sang giai đoạn phát triển mới tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả. Lãnh đạo KBNN cho biết, với quyết tâm chính trị cao, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn thể công chức, hệ thống KBNN sẽ thực hiện tốt chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính giao.

Tài chính

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Tài chính

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Với chủ đề “Việt Nam – Chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới”, Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2025 (Vietnam Connect Forum 2025) do Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam) phối hợp tổ chức ngày 23.4, tại Hà Nội, đã mở ra một không gian đối thoại quan trọng về chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động.

Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là “cây gậy thần” của ngân hàng
Tài chính

Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là “cây gậy thần” của ngân hàng

Một số ý kiến lo ngại việc luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm có thể bị lạm dụng. Tuy nhiên, theo đại diện các ngân hàng, biện pháp này không phải là “cây gậy thần” trong xử lý nợ xấu, mà chỉ nhằm nâng cao ý thức trả nợ. Hơn nữa, các tổ chức tín dụng đều có quy chế nội bộ chặt chẽ, công khai và minh bạch, hạn chế tối đa nguy cơ lạm dụng.

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu
Tài chính

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu

Nợ xấu của hệ thống tín dụng hiện lên tới trên 1 triệu tỷ đồng, như “cục máu đông” làm tắc nghẽn nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, cần luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu nhằm giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý
Tài chính

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý

Tổng số nợ xấu đã tăng thêm 34.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2025, trong khi tốc độ xử lý nợ xấu chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ đồng do các tổ chức tín dụng trích dự phòng rủi ro để xử lý. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng việc luật hóa quy định cho phép ngân hàng thương mại được thu giữ tài sản bảo đảm tại dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng là rất cần thiết trong xử lý nợ xấu và hài hòa hóa quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Duy Thông
Tài chính

Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan

Tại Tọa đàm “Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 21.4, các đại biểu thống nhất cao việc luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42). Trước mắt, có thể thực hiện trong Luật Các tổ chức tín dụng nhưng theo trình tự rút gọn trong một kỳ họp; còn về lâu dài cần đưa vào một luật chung. Dù ở hình thức nào thì mục tiêu cuối cùng là tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
Tài chính

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

Đồng tình và cho rằng nên sửa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng trong một kỳ họp, sửa sớm để có hiệu lực sớm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định, việc ban hành trên cơ sở rút gọn sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Kết thúc quý I.2025, LPBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng
Tài chính

Lợi nhuận quý I.2025 gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, Ngân hàng Lộc Phát vững vàng bứt phá

Kết thúc quý I.2025, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này tạo bước đệm vững chắc để LPBank hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2025 trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trong "nguy" có "cơ"

PGS.TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng


Mức thuế 46% Hoa Kỳ áp cho hàng hóa Việt Nam không chỉ là rào cản mà là lời nhắc nhở quan trọng về sự thay đổi, thích nghi và chủ động tìm hướng đi mới. Trong sự chủ động ấy, nếu có sự đồng lòng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, Việt Nam hoàn toàn có thể "biến nguy thành cơ" để phát triển mạnh mẽ.

Ảnh minh họa
Tài chính

Vận hội mới của kinh tế tư nhân

TS. Vũ Hồng Thanh - Chuyên gia kinh tế

Kinh tế tư nhân đang đứng trước một vận hội phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam chuẩn bị ban hành nghị quyết mới về kinh tế tư nhân. Điều này càng được khẳng định sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân khi đóng góp tới 51% vào GDP, một động lực chính cho tăng trưởng, tích cực đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh.

Kết thúc năm 2024, ABBANK tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động
Tài chính

ABBANK triển khai gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện

Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán
Tài chính

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán

Với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, trong quý I.2025, toàn ngành hải quan đã thu đạt 80.205 tỷ đồng, bằng 19,5% dự toán được giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.