Quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, cá nhân giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri

Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời các kiến nghị của cử tri về các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban hoặc do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công.

Đây là quy định về trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của Quốc hội trong Nghị quyết liên tịch số 72 /2025/NQLT/UBTVQH15-CP- ĐCTUBTWMTTQVN quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp vừa được ký ban hành ngày 20.2.2025.

Chính phủ, các bộ, ngành có trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri

Theo Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm giúp UBTVQH xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri về các vấn đề liên quan đến chương trình kỳ họp Quốc hội, phiên họp UBTVQH; nội dung, chương trình giám sát của Quốc hội, UBTVQH và các vấn đề khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Về trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của HĐND, Nghị quyết quy định: Các Ban của HĐND có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời các kiến nghị của cử tri về các vấn đề liên quan đến hoạt động của HĐND thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc theo phân công của Thường trực HĐND.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tại Phiên họp thứ 41 ngày 6.1.2025. Ảnh: Hồ Long

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tại Phiên họp thứ 41 ngày 6.1.2025. Ảnh: Hồ Long

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện có trách nhiệm giúp Thường trực HĐND cùng cấp xem xét, giải quyết, trả lời các kiến nghị của cử tri về các vấn đề liên quan đến chương trình kỳ họp HĐND, nội dung, chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND cùng cấp và các vấn đề khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của HĐND ngoài lĩnh vực các Ban của HĐND phụ trách.

Thường trực HĐND cấp xã có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri về các vấn đề liên quan đến chương trình kỳ họp HĐND, nội dung, chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND cùng cấp và các vấn đề khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp xã.

Nghị quyết cũng quy định cụ thể về trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

Theo đó, Chính phủ có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời các kiến nghị của cử tri về hoạt động chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị liên quan đến việc ban hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ và các kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Các đại biểu tham dự phiên họp thứ 41 của UBTVQH. Ảnh: Hồ Long

Các đại biểu tham dự phiên họp thứ 41 của UBTVQH. Ảnh: Hồ Long

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri về vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách.

UBND có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời các kiến nghị của cử tri về hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND, Chủ tịch UBND; kiến nghị liên quan đến việc ban hành văn bản của UBND, Chủ tịch UBND; kiến nghị liên quan đến công tác quản lý của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp và kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND, Chủ tịch UBND do Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND chuyển đến.

Các cơ quan chuyên môn và các đơn vị trực thuộc của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri về vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách.

Liên quan đến hoạt động của cơ quan tư pháp, Nghị quyết quy định, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời các kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử, thi hành án và kiến nghị khác thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Trong 60 ngày, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết, trả lời cử tri

Về thời hạn, Nghị quyết nêu rõ, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của cử tri, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết và trả lời cử tri; gửi văn bản trả lời cử tri đến Đoàn ĐBQH địa phương nơi cử tri kiến nghị và cơ quan, ĐBQH đã chuyển kiến nghị của cử tri. Chậm nhất là 20 ngày làm việc, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri có trách nhiệm báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp trước đến UBTVQH.

Nội dung báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri phải thể hiện rõ các kiến nghị đã giải quyết xong; các kiến nghị đang nghiên cứu, tiếp thu để giải quyết, trong đó xác định cụ thể lộ trình, thời hạn giải quyết; các kiến nghị giải trình, cung cấp thông tin cho cử tri.

22.jpg
Toàn cảnh cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề của Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An với công nhân lao động. Nguồn: truyenhinhnghean.vn

Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm giúp Chính phủ trong việc chuẩn bị báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ quy định tại Nghị quyết này và gửi đến UBTVQH.

Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, UBND các cấp công khai kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan, tổ chức. Kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri được niêm yết trong vòng 30 ngày tại trụ sở tiếp công dân cấp giải quyết kiến nghị của cử tri.

Ngay sau khi nhận được văn bản trả lời kiến nghị của cử tri, Đoàn ĐBQH có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết, trả lời cử tri của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đến cử tri; thông tin, cung cấp toàn bộ văn bản trả lời kiến nghị của cử tri cho ĐBQH trong Đoàn và công khai văn bản trả lời cử tri trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Đồng thời, chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của cử tri, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết và trả lời cử tri; gửi văn bản trả lời đến Thường trực HĐND cùng cấp, Tổ đại biểu HĐND, UBND và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp nơi có cử tri phản ánh, kiến nghị để theo dõi, giải thích cho cử tri và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của HĐND.

Chậm nhất là 30 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri có trách nhiệm báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp trước đến Thường trực HĐND.

Nội dung báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri phải thể hiện rõ các kiến nghị đã giải quyết xong; các kiến nghị đang giải quyết, dự kiến thời gian hoàn thành; các kiến nghị sẽ giải quyết, thời hạn giải quyết; các kiến nghị giải trình, thông tin lại với cử tri.

Bộ máy tham mưu, giúp việc của UBND có trách nhiệm giúp UBND chuẩn bị báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND và gửi đến Thường trực HĐND cùng cấp.

Ngay sau khi nhận được văn bản trả lời cử tri, Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, Thường trực HĐND cấp xã có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết, trả lời cử tri của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đến cử tri; thông tin công khai văn bản trả lời cử tri trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Đối với ý kiến, kiến nghị của cử tri được tổng hợp qua tiếp xúc cử tri về kỳ họp HĐND, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết, trả lời, báo cáo HĐND cấp tiếp xúc cử tri tại kỳ họp để cử tri theo dõi và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của HĐND.

Lập pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu sửa đổi Luật Đường sắt phải tập trung vào các chính sách đột phá mạnh mẽ, phát triển bứt phá
Chính trị

Phát triển đường sắt với tư duy vượt trội, tầm nhìn dài hạn

“Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới có đoàn tàu Thống Nhất, bây giờ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm rồi đoàn tàu Thống Nhất vẫn không có gì thay đổi về vận tốc, vận tải, có chăng chỉ là thay đổi kết cấu phòng ốc, điều kiện phương tiện, còn vận tốc vẫn y như cách đây 50 năm”.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga
Quốc hội và Cử tri

Lý giải rõ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thiết yếu

Cho rằng, bản chất của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào mặt hàng xa xỉ, không khuyến khích tiêu dùng. Trong khi đó, xăng và điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống là mặt hàng thiết yếu, có ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ thuế tiêu tiêu đặc biệt đối với 2 mặt hàng này. Nếu không bỏ thì phải lý giải tại sao đưa mặt hàng thiết yếu vào đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rà soát phạm vi sửa đổi, bảo đảm xử lý tốt nhất các bất cập hiện nay

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp thứ 43, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, qua hơn 17 năm thi hành, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã xuất hiện nhiều bất cập, vướng mắc trong thực tiễn cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi và hội nhập quốc tế. Do vậy, cần tiếp tục rà soát phạm vi sửa đổi để xử lý tốt nhất các bất cập hiện nay.

Đồng bộ các giải pháp để đạt được mục tiêu
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các giải pháp để đạt được mục tiêu

Nguyễn Ngọc Thái, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam

Hiện nay, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây là một cuộc cách mạng toàn diện, nhằm xây dựng hệ thống chính trị "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả", đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới. Để đạt được mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Quang cảnh hội thảo
Quốc hội và Cử tri

Khắc phục điểm nghẽn quản lý chất lượng, nâng sức cạnh tranh của các ngành hàng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước ngày càng đối mặt với nhiều quy định, yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các thị trường nước ngoài. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là cần thiết nhằm khắc phục điểm nghẽn trong quản lý chất lượng hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành hàng.

TS LÊ TRUNG KIÊN – Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chính trị

Tinh gọn để phát triển

Theo TS. LÊ TRUNG KIÊN - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Kết luận số 127 - KL/TW đã chỉ hướng đi rất rõ ràng với quan điểm “tinh gọn để phát triển”, chứ không phải “tinh gọn để cắt giảm”. Trong đó, hưởng lợi nhất là Nhân dân. Bởi, mọi hoạt động của chính quyền là để phục vụ nhân dân. Khi bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ phát huy tính tinh gọn, cải cách thủ tục hành chính một cách triệt để, nhờ đó, công việc được giải quyết nhanh chóng hơn, tiết kiệm hơn. Người dân đang rất kỳ vọng vào cuộc cách mạng này.

AMH
Lập pháp

Xác định rõ tiêu chí khi sáp nhập tỉnh

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh. TS. VÕ KIM CƯƠNG, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP. Hồ Chí Minh, cho rằng, sáp nhập tỉnh là chủ trương rất cần thiết, ông “hoàn toàn ủng hộ” và nhấn mạnh cần phải xây dựng được hệ tiêu chí, tránh sáp nhập cơ học.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng trình bày những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025
Chính trị

Khuyến khích tinh thần chủ động, sáng tạo của địa phương

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, để khuyến khích tinh thần chủ động, sáng tạo của địa phương, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 đã bổ sung quy định chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng, điều kiện thực tiễn của địa phương.

Quang cảnh hội thảo - ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Sáng 3.3, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đồng chủ trì hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng
Quốc hội và Cử tri

Đột phá về tư duy lập pháp, tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm

Nguyên tắc thiết kế của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 được xem là một quyết định mang tính lịch sử của Quốc hội, khi lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta, Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, chưa có tiền lệ, trong thời điểm lịch sử đặc biệt của đất nước. Đây là một quyết định táo bạo, thể hiện sự đột phá về tư duy lập pháp, thể hiện tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm trong đề xuất xây dựng Luật và tinh thần đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp của Quốc hội.

ẢNH
Quốc hội và Cử tri

Cần bổ sung quy định về Cơ quan pháp quy hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 quy định rất mờ nhạt về Cơ quan pháp quy hạt nhân. Để không mắc phải khiếm khuyết này, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu để quy định về Cơ quan pháp quy hạt nhân trong dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bộ Y tế đề xuất tăng cường hậu kiểm, kiểm soát toàn diện hơn chất lượng thực phẩm.
Lập pháp

Đề xuất tăng cường hậu kiểm, kiểm soát toàn diện hơn chất lượng thực phẩm

Trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm đang đưa ra lấy ý kiến nhân dân, Bộ Y tế đề xuất nhiều quy định liên quan đến công tác hậu kiểm để kiểm soát, nâng cao hơn nữa chất lượng thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nói riêng và kiểm soát tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký bản công bố; tự công bố sản phẩm...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy
Quốc hội và Cử tri

Xác định rõ phạm vi nội dung được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định về việc phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Quy định này nhằm cụ thể hóa nội dung về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xác định rõ phạm vi những nội dung cần được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội và quy định có tính nguyên tắc, định hướng về mức độ chi tiết cần được quy định trong luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thẩm quyền làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội.

Việc nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND là hoàn toàn phù hợp
Lập pháp

Việc nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND là hoàn toàn phù hợp

Cho rằng quy định như Luật hiện hành chưa làm rõ nội hàm của từ “giám sát”, một số ý kiến cho rằng, cần hoàn thiện khoản 1 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 theo hướng bổ sung các hình thức giám sát. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến công tác phối hợp giữa Đoàn ĐBQH và HĐND trong thực hiện giám sát.

Xác định rõ hơn chủ thể và công cụ giám sát
Lập pháp

Xác định rõ hơn chủ thể và công cụ giám sát

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, tại Hội thảo do Ủy ban Pháp luật và Tư pháp phối hợp với Hội đồng Dân tộc tổ chức, các đại biểu cho rằng, cần xác định khái niệm giám sát của Quốc hội, HĐND nhằm làm rõ bản chất, mục tiêu của hoạt động giám sát, gắn với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong Nghị quyết số 27-NQ/TW. Đồng thời, quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hoạt động giám sát trong việc cung cấp, trao đổi với chủ thể giám sát.

Quang cảnh Hội thảo
Quốc hội và Cử tri

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28.2.