Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7:

Thể chế thành lợi thế cạnh tranh: Luật Công nghiệp Công nghệ số cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết 57

Cách quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại Việt Nam.

Quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo

Tôi nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp Công nghệ số. Đây là dự luật có ý nghĩa quan trọng để thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Trong bối cảnh Quốc hội được giao hoàn thiện thể chế lĩnh vực này trong năm 2025, luật sẽ tạo nền tảng pháp lý vững chắc, đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, thúc đẩy công nghiệp công nghệ số trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.

avatar
"Quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo" - TS. Trần Văn Khải, ĐBQH, Ủy viên hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã nêu khá toàn diện các nội dung, quan điểm của cơ quan thẩm tra đối với dự án Luật. Tuy nhiên, tôi đề nghị thêm 3 vấn đề cần hết sức quan tâm để hoàn thiện dự án Luật trước khi trình Quốc hội thông qua.

Thứ nhất, Nghị quyết 57 yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thí điểm có kiểm soát.

Dự thảo đã có bước tiến với quy định cơ chế thử nghiệm(Chương V) nhưng phạm vi thử nghiệm còn quá hẹp (Điều 42), bỏ sót nhiều đổi mới sáng tạo; đồng thời liệt kê nhiều hành vi bị cấm rất chung chung (Điều 12) và đặt thêm một số điều kiện kinh doanh. Cách quản lý quá thận trọng này sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại Việt Nam.

Tôi kiến nghị mở rộng phạm vi sandbox cho mọi sản phẩm, dịch vụ công nghệ số mới chưa được pháp luật điều chỉnh; đơn giản hóa thủ tục phê duyệt thử nghiệm; và lược bỏ các quy định cấm, điều kiện không thực sự cần thiết.

Đồng thời cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm những công nghệ, mô hình mới chưa có luật điều chỉnh (báo cáo Quốc hội sau) nhằm kịp thời nắm bắt cơ hội phát triển.

Thứ hai, Nghị quyết 57 coi dữ liệu số là tài nguyên chiến lược, đòi hỏi "đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính" và phát triển kinh tế dữ liệu. Dự thảo Luật chưa thể hiện rõ chủ trương này: các quy định chủ yếu về quản lý kỹ thuật, chưa có cơ chế chia sẻ, khai thác hiệu quả. Chẳng hạn, không có điều khoản nào thúc đẩy việc mở dữ liệu công hoặc phát triển thị trường dữ liệu.

Cách tiếp cận thận trọng này dẫn đến "mỏ vàng dữ liệu" chưa được khai thác, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu phát triển trí tuệ nhân tạo, làm giảm sức cạnh tranh.

Tôi kiến nghị bổ sung các quy định thúc đẩy kinh tế dữ liệu: nguyên tắc "dữ liệu mở" và chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp; hình thành các trung tâm, sàn giao dịch dữ liệu. Đồng thời giao Chính phủ quy định danh mục dữ liệu mở và cơ chế bảo đảm an toàn, quyền riêng tư khi chia sẻ dữ liệu, qua đó tạo động lực cho công nghiệp dữ liệu phát triển đúng tinh thần Nghị quyết 57.

Cần bổ sung các chính sách nhân tài mang tính đột phá

Thứ ba, Nghị quyết 57 đòi hỏi có chính sách đặc biệt để thu hút, trọng dụng nhân tài công nghệ trong và ngoài nước với các cơ chế đột phá. Dự thảo Luật đã nêu vấn đề này (Điều 25) nhưng còn chung chung, chưa cụ thể hóa những ưu đãi vượt trội.

Chẳng hạn, chưa có quy định miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân cho chuyên gia công nghệ cao, hay tạo thuận lợi về thủ tục lưu trú dài hạn cho chuyên gia nước ngoài. Cũng thiếu chính sách thu hút sinh viên giỏi vào các ngành công nghệ chiến lược. Những hạn chế này khiến chúng ta khó cạnh tranh thu hút chất xám, nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp tục thiếu hụt.

Tôi kiến nghị bổ sung các chính sách nhân tài mang tính đột phá: miễn, giảm thuế thu nhập cho chuyên gia công nghệ; đơn giản hóa thủ tục lưu trú cho chuyên gia nước ngoài; và tăng cường hỗ trợ đào tạo nhân tài công nghệ số. Những giải pháp này sẽ thể chế hóa định hướng Nghị quyết 57, tạo lợi thế cho Việt Nam trong cạnh tranh nhân lực chất lượng cao.

Tôi đề nghị Quốc hội xem xét tiếp thu các kiến nghị, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số, bảo đảm luật này thực sự thể chế hóa hiệu quả Nghị quyết 57, tạo đột phá, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.