Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi)

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

Cần có chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh

Về dự án hóa chất quy định tại Điều 6, khoản 4 quy định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng dự án hóa chất phải có các nội dung: sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật và quy định về an toàn hóa chất; các nguyên tắc hóa học xanh đã được áp dụng trong thiết kế và lựa chọn công nghệ, thiết bị. Như vậy, dự án có quy định áp dụng nguyên tắc hóa học xanh.

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) cho rằng, đây là điểm mới và điểm sáng trong dự thảo Luật lần này. Tuy nhiên, theo đại biểu, cần quy định cụ thể hơn về cách áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, cũng cần có những chính sách cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh, như hỗ trợ tài chính, giảm thuế hoặc ưu đãi tín dụng.

db1-6421.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, quy định như trên có những nguy cơ không bảo đảm tính thống nhất với các quy định pháp luật khác và chưa thực sự minh bạch. Các nguyên tắc hóa học xanh thường chỉ mang tính định hướng với nhiều chỉ tiêu định hướng, doanh nghiệp có thể lựa chọn các giải pháp kỹ thuật khác nhau để đạt được nguyên tắc này, phù hợp với điều kiện thực tế của dự án. Do đó, việc xác định công nghệ, thiết bị của một dự án phù hợp với nguyên tắc hóa học xanh sẽ mang tính chủ quan của người đánh giá. Điều này có thể dẫn đến sự tùy tiện trong quá trình thực hiện và áp dụng trên thực tiễn hiện nay. Như vậy, đại biểu đề nghị cân nhắc sửa đổi quy định yêu cầu các dự án hóa chất đáp ứng nguyên tắc hóa học xanh từ một hình thức bắt buộc thì chuyển sang hình thức khuyến khích thì sẽ phù hợp hơn.

Chương III dự thảo Luật quy định các nội dung về việc quản lý hoạt động hóa chất. ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân được vận chuyển hóa chất, cấp giấy phép vận chuyển hóa chất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất để xảy ra sự cố về hóa chất gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

Đại biểu nêu rõ, liên quan đến vấn đề kiểm soát buôn bán hóa chất hiện nay, các cơ quan địa phương đã dành một nguồn lực rất lớn cho việc bảo đảm an ninh, an toàn hóa chất. Tuy nhiên, việc kiểm soát hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hoặc trong nguyên liệu, thì Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các cơ quan hữu quan cần trao đổi và đưa ra những quy định cụ thể hơn trong dự án Luật Hóa chất để công tác quản lý thực tiễn đạt được hiệu quả cao hơn.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Cũng quan tâm đến Chương III dự thảo Luật, ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) nêu rõ, dự thảo Luật quy định về thời hạn cấp phép cho các hoạt động đối với hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện, hóa chất cần kiểm soát đặc biệt đều là 5 năm từ ngày được cấp.

So sánh tương ứng với Luật Hóa chất hiện hành, đại biểu Lã Thanh Tân cho rằng, thời hạn giấy phép là không xác định thời hạn. Đồng thời, Luật hiện hành và văn bản hướng dẫn thi hành cũng quy định rõ khi có thay đổi về địa điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất, loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh... thì cần xin điều chỉnh giấy phép. “Việc sửa đổi như dự thảo Luật sẽ gây khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp vì thủ tục cấp phép thường tiêu tốn nhiều thời gian, qua nhiều bước thẩm định, thẩm tra, kiểm tra, đặc biệt là với các doanh nghiệp có nhiều địa chỉ, cơ sở hoạt động hóa chất ở các địa phương trên toàn quốc, đòi hỏi cơ quan chuyên môn cần có sự phối hợp cùng với các cơ quan quản lý của địa phương đặt trụ sở chính tiến hành thẩm định qua nhiều vòng”, đại biểu nhận định.

dbqh-la-thanh-tan-hai-phong.jpg
ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh đó, đại biểu Lã Thanh Tân cũng cho rằng, việc kiểm tra năng lực, sự tuân thủ của doanh nghiệp theo giấy phép đã cấp vẫn được định kỳ hàng năm kiểm soát với cơ quan chức năng theo yêu cầu báo cáo giám sát định kỳ, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành định kỳ qua hệ thống cổng thông tin điện tử cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có phát hiện sai phạm trong hoạt động để kịp thời xử lý vi phạm hành chính, bao gồm cả tước giấy phép và đình chỉ hoạt động. Do vậy, đại biểu đề nghị giữ nguyên quy định về giấy phép không có thời hạn như trong Luật Hóa chất hiện hành hoặc nếu có thời hạn thì nên quy định ở mức dài hơn là 10 năm như quy định về giấy phép môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường.

Mặt khác, tại khoản 1 Điều 49 dự thảo Luật quy định hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2026 và khoản 2 Điều 50 dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trước ngày luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hoạt động theo giấy chứng nhận đã được cấp đến hết ngày 31.12.2027.

Đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị điều chỉnh thời hạn này là được tiếp tục hoạt động theo giấy chứng nhận đã được cấp theo ngày được cấp giấy chứng nhận và thời hạn của giấy chứng nhận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và tiết kiệm được các nguồn lực, thời gian, nhân vật lực cho thực hiện công tác thẩm định, kiểm tra cấp giấy phép mới.

db2-3990.jpg
ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chẳng hạn, một doanh nghiệp phải xin và được cấp giấy chứng nhận vào thời điểm tháng 12.2025 thì theo dự thảo Luật sẽ chỉ có tối đa 2 năm cho việc thực hiện hoạt động hóa chất theo giấy chứng nhận này, trong khi thời gian đưa ra là 5 năm của giấy chứng nhận như trong dự thảo Luật là ngắn, tương quan với hoạt động xin cấp giấy phép thông thường. “Với đề xuất áp dụng giấy chứng nhận có thời hạn 10 năm thì doanh nghiệp có thể ổn định và tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ cần gia hạn xin cấp mới giấy phép trước ngày 30.12.2035”, đại biểu nói.

Cùng quan điểm về thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất, ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh (Lâm Đồng) cũng đề nghị tăng thời gian trên 5 năm, vì thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

db3-1088.jpg
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, điều kiện để cấp giấy phép, giấy chứng nhận bao gồm các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực chuyên môn, trong đó nhiều điều kiện có sự thay đổi thường xuyên như về cơ sở vật chất, kỹ thuật có yêu cầu nghiêm ngặt, về an toàn, hiệu lực của giấy phép vận chuyển, thời hạn kiểm định thiết bị... Trong khi đó, nguồn lực thực hiện hậu kiểm, kiểm tra, giám sát hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Vì vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo cho rằng thời hạn của giấy phép, giấy chứng nhận quy định 5 năm là phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục cùng với cơ quan chủ trì thẩm tra, nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp để hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp tới.

Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực
Quốc hội và Cử tri

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh mẽ đối với nhân lực chất lượng cao, bao gồm các cơ chế về tiền lương, phúc lợi và hỗ trợ thuế đối với các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu. Cùng với đó, cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực và mức độ đóng góp, tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.