Tập hợp đầy đủ, trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri

Đây là một trong những nội dung liên quan đến trách nhiệm của ĐBQH quy định trong Nghị quyết liên tịch số 72/2025/NQLT/UBTVQH15-CP- ĐCTUBTWMTTQVN ngày 20.2.2025 quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp.

Nghị quyết dành một chương (Chương IV) quy định về việc tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Theo đó, thông qua tiếp xúc cử tri, ĐBQH có trách nhiệm tập hợp đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của cử tri, gửi đến Đoàn ĐBQH để tổng hợp báo cáo UBTVQH đối với những kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương; chuyển đến Thường trực HĐND và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương đối với những ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.

Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc và 15 ngày sau khi kết thúc kỳ họp thường lệ của Quốc hội, Đoàn ĐBQH có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh tổng hợp, phân loại các ý kiến, kiến nghị của cử tri; gửi báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đến UBTVQH và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đối với những ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương; đồng thời, chuyển đến Thường trực HĐND và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương để giám sát và yêu cầu giải quyết, trả lời cử tri đối với những ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương theo quy định.

images781714-a1ingui-a.jpg
Quang cảnh Hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình. Ảnh: bao quangbinh.vn

Đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri được thu thập, tổng hợp từ tiếp xúc cử tri theo chương trình cá nhân của ĐBQH, ĐBQH có trách nhiệm chuyển ý kiến, kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết ở trung ương và địa phương để yêu cầu giải quyết, trả lời, đồng thời gửi đến Đoàn ĐBQH để theo dõi, tổng hợp số liệu.

Đối với nội dung khiếu nại, tố cáo mà cử tri nêu tại các hoạt động tiếp xúc cử tri thì ĐBQH, Đoàn ĐBQH xử lý theo quy định của UBTVQH về tiếp công dân, xử lý đơn thư.

Cơ quan phụ trách công tác dân nguyện có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do các Đoàn ĐBQH gửi đến UBTVQH; phân loại, chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, yêu cầu giải quyết, trả lời cử tri.

Về thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp bất thường của Quốc hội, Nghị quyết quy định: Trước và sau kỳ họp bất thường của Quốc hội, ĐBQH và Đoàn ĐBQH thực hiện thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Chậm nhất 2 ngày làm việc trước ngày khai mạc và 7 ngày làm việc sau ngày bế mạc kỳ họp bất thường, Đoàn ĐBQH tổng hợp, phân loại các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương, gửi báo cáo đến UBTVQH.

Với Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri của Đoàn ĐBQH, Đoàn ĐBQH tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương và gửi đến UBTVQH. Đoàn ĐBQH tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương và gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Theo yêu cầu của UBTVQH, Đoàn ĐBQH tổng hợp nội dung kiến nghị của cử tri, Nhân dân tại địa phương và tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri để báo cáo UBTVQH.

Với Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì phối hợp với UBTVQH xây dựng và trình Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội.

p11.jpg
Cử tri phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri với Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV. Ảnh: baobaclieu.vn

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Nhân dân thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các thành viên của Mặt trận; chủ trì, phối hợp với cơ quan phụ trách về công tác dân nguyện của Quốc hội giúp Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và UBTVQH xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước.

Cơ quan phụ trách công tác dân nguyện giúp UBTVQH nghiên cứu, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH trước kỳ họp, gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chậm nhất là 7 ngày làm việc trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.

Với việc tập hợp, tổng hợp, chuyển ý kiến, kiến nghị của cử tri thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, Nghị quyết quy định: Thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND có trách nhiệm tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở cấp đại biểu tiếp xúc cử tri gửi đến Tổ đại biểu HĐND bằng văn bản để tổng hợp báo cáo Thường trực HĐND chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định. Chậm nhất là 3 ngày làm việc, sau ngày tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thường lệ HĐND hoặc sau khi nhận được ý kiến, kiến nghị của cử tri do đại biểu HĐND gửi đến, Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tổng hợp, phân loại các ý kiến, kiến nghị của cử tri; báo cáo Thường trực HĐND những ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở cấp đại biểu tiếp xúc cử tri. Thường trực HĐND cấp xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tổng hợp, phân loại các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp dưới trực tiếp để phản ánh, kiến nghị với UBND cùng cấp.

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do các Tổ đại biểu HĐND gửi đến Thường trực HĐND cùng cấp.

Thường trực HĐND có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tập hợp, tổng hợp báo cáo; phân loại, chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, yêu cầu giải quyết, trả lời cử tri.

Thường trực HĐND cấp xã có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo HĐND tại kỳ họp; phân loại, chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, yêu cầu giải quyết, trả lời cử tri.

Lập pháp

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Lập pháp

Cần cơ chế, chính sách vượt trội khuyến khích đầu tư phát triển đường sắt

Cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43 vừa qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các chính sách về phát triển, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu sửa đổi Luật Đường sắt phải tập trung vào các chính sách đột phá mạnh mẽ, phát triển bứt phá
Chính trị

Phát triển đường sắt với tư duy vượt trội, tầm nhìn dài hạn

“Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới có đoàn tàu Thống Nhất, bây giờ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm rồi đoàn tàu Thống Nhất vẫn không có gì thay đổi về vận tốc, vận tải, có chăng chỉ là thay đổi kết cấu phòng ốc, điều kiện phương tiện, còn vận tốc vẫn y như cách đây 50 năm”.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga
Quốc hội và Cử tri

Lý giải rõ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thiết yếu

Cho rằng, bản chất của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào mặt hàng xa xỉ, không khuyến khích tiêu dùng. Trong khi đó, xăng và điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống là mặt hàng thiết yếu, có ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ thuế tiêu tiêu đặc biệt đối với 2 mặt hàng này. Nếu không bỏ thì phải lý giải tại sao đưa mặt hàng thiết yếu vào đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rà soát phạm vi sửa đổi, bảo đảm xử lý tốt nhất các bất cập hiện nay

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp thứ 43, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, qua hơn 17 năm thi hành, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã xuất hiện nhiều bất cập, vướng mắc trong thực tiễn cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi và hội nhập quốc tế. Do vậy, cần tiếp tục rà soát phạm vi sửa đổi để xử lý tốt nhất các bất cập hiện nay.

Đồng bộ các giải pháp để đạt được mục tiêu
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các giải pháp để đạt được mục tiêu

Nguyễn Ngọc Thái, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam

Hiện nay, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây là một cuộc cách mạng toàn diện, nhằm xây dựng hệ thống chính trị "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả", đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới. Để đạt được mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.