Kết luận số 127 - KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị:

Tinh gọn để phát triển

Theo TS. LÊ TRUNG KIÊN - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Kết luận số 127 - KL/TW đã chỉ hướng đi rất rõ ràng với quan điểm “tinh gọn để phát triển”, chứ không phải “tinh gọn để cắt giảm”. Trong đó, hưởng lợi nhất là Nhân dân. Bởi, mọi hoạt động của chính quyền là để phục vụ nhân dân. Khi bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ phát huy tính tinh gọn, cải cách thủ tục hành chính một cách triệt để, nhờ đó, công việc được giải quyết nhanh chóng hơn, tiết kiệm hơn. Người dân đang rất kỳ vọng vào cuộc cách mạng này.

Tạm dừng tổ chức đại hội đảng bộ cấp xã, cấp huyện - cách làm đột phá, sáng tạo

- Thưa ông, Kết luận số 127 - KL/TW, ngày 28.2.2025, về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có nêu, nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Ông đánh giá thế nào về thời điểm thực hiện chủ trương này?

- Kết luận số 127 - KL/TW đã vạch ra một hướng đi rõ ràng, với quan điểm “tinh gọn để phát triển”, chứ không phải “tinh gọn để cắt giảm”. Đây là sự quyết đoán, quyết liệt và quyết tâm của Đảng ta, nhận được sự đồng thuận từ Trung ương đến cơ sở. Chúng ta đã nói nhiều về cắt giảm bộ máy, nhưng đến nay mới thực sự “vừa chạy, vừa xếp hàng”.

ttxvn-2511-hoi-nghi-bch-tw-1-2887.jpg
Phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (ngày 24.11.2024), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết của tình hình thực tiễn. Ảnh TTXVN

Đáng lưu ý, việc tạm dừng tổ chức đại hội đảng bộ cấp xã, cấp huyện, sớm trình đề án sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện cho thấy sự sáng tạo, đột phá của Trung ương, nhất là vào thời điểm sắp chuyển giao sang nhiệm kỳ mới. Nếu tiến hành đại hội đảng theo cơ cấu cũ trước khi sáp nhập, chúng ta sẽ đối mặt với tình trạng trùng lặp nghiêm trọng về vị trí lãnh đạo. Đơn cử, khi sáp nhập hai tỉnh sẽ có hai Bí thư Tỉnh ủy, hai Chủ tịch UBND tỉnh và hàng loạt các vị trí lãnh đạo chủ chốt khác bị trùng lặp. Do vậy, tạm dừng đại hội đảng các cấp cơ sở tạo điều kiện để quá trình chuẩn bị nhân sự cho cơ cấu tổ chức mới được thực hiện một cách bài bản, khoa học, với một đội ngũ mới, khí thế mới vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Theo ông, việc bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh có những thuận lợi gì?

- Chúng ta có thuận lợi là sự đồng tâm, đồng lòng, thống nhất và nhất quán hành động của Đảng và Nhà nước. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ đạo “vừa chạy, vừa xếp hàng” cho nên các cơ quan liên quan phải sớm xác định được bước đi, lộ trình, quy trình và cách thức định hình công việc cụ thể trong bối cảnh sáp nhập này.

Hơn nữa, chúng ta cũng có kinh nghiệm của Bộ Công an đã 3 lần tiến hành sáp nhập; các bộ, ban, ngành cũng triển khai thực hiện Nghị quyết 18/NQ - TW một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong những năm vừa qua, để đến thời điểm này là then chốt thực hiện cải cách mạnh mẽ về thể chế, không thể chậm trễ so với lịch sử và yêu cầu đặt ra.

Hưởng lợi nhất là nhân dân, bởi vì mọi hoạt động của chính quyền là phục vụ nhân dân, do đó, khi bỏ cấp trung gian là cấp huyện, cấp cơ sở sẽ đảm trách các chức năng của cấp huyện, từ đó phát huy tính tinh gọn, cải cách hơn nữa thủ tục hành chính và kết quả đến với người dân được nhanh chóng, tiết kiệm hơn. Cho nên, người dân đang rất kỳ vọng vào cuộc cách mạng này.

Việc bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh còn mở rộng không gian phát triển và phát huy tối đa những điều kiện, động lực thúc đẩy phát triển vùng, phát triển địa phương mà không có rào cản hành chính hay phân định, phân khu nhỏ lẻ như hiện nay.

Tăng cường hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ người dân

- Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ không tránh khỏi gây xáo trộn về tổ chức và con người. Theo ông, làm thế nào để bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương thông suốt, hiệu quả?

- Thay đổi chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động bộ máy theo đơn vị hành chính mới cần phải phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ người dân nên cần phải thể chế hóa, lập quy có tính đến yếu tố phổ quát và đặc thù địa phương cho phù hợp, chứ không áp dụng một quy định chung cho cả nước.

Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với trách nhiệm, thẩm quyền. Cấp nào gần dân nhất thì trao thẩm quyền cho cấp đó. Chúng ta phân cấp lâu nay cũng có thể chưa triệt để, vì phân cấp là quyền của cấp trên phân cho cấp dưới nhưng cấp trên vẫn chịu trách nhiệm nên phải có sự kiểm tra, đôn đốc.

dsc-9213.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII ngày 1.12.2024. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng với đó, phải có đề án, phương án bố trí, sắp xếp cán bộ cấp huyện đến những nơi công tác mới theo đúng năng lực, sở trường, chuyên môn; ai được phân công về cơ sở, vị trí nào, ai được phân công về phòng ban thuộc Sở, ngành của tỉnh... thì cần có phương án sớm để tránh tâm tư cũng như các tiêu cực có thể xảy ra.

- Từ thực tiễn sắp xếp, tinh gọn bộ máy, theo ông, cần rút ra bài học kinh nghiệm gì?

- Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm khi đảm nhiệm cương vị Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã rút ra bài học kinh nghiệm trong việc triển khai Nghị quyết 18 - NQ/TW trong lực lượng công an và cần tiếp tục phát huy.

Đó là, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thành công của việc đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy. Mọi chương trình, kế hoạch hành động đều quán triệt sâu sắc chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trên cơ sở bảo đảm mục tiêu chung và kết hợp hài hòa giữa các lợi ích; phải hành động quyết liệt, quyết tâm cao và nỗ lực lớn của toàn lực lượng.

Phát huy sức mạnh tập thể, đoàn kết thống nhất, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, địa phương; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công tâm; lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp xác đáng trong quá trình nghiên cứu, đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy.

TS. Lê Trung Kiên - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

TS. Lê Trung Kiên - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Xác định rõ thời cơ, thuận lợi và khó khăn để có kế hoạch, giải pháp phù hợp; chủ động làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng kết hợp chặt chẽ với thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp Nhân dân; chủ động phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch lợi dụng vấn đề này để chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết nội bộ.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng, cần chú trọng bài học về tầm nhìn chiến lược, về xây dựng đường lối và đề ra cách lãnh đạo đúng, chỉ đạo trúng để thúc đẩy sáng tạo, phát huy năng lực lãnh đạo, cầm quyền, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu có tâm, có tầm vì sự phát triển chung.

- Việc sắp xếp tinh gọn bộ máy cần được tiến hành như thế nào để bảo đảm kịp thời với việc chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, thưa ông?

- Quốc hội, Chính phủ và các địa phương có rất nhiều việc phải làm ngay, từ thể chế đến thiết chế để có căn cứ pháp lý và thực thi trên thực tế. Do đó, cần sửa Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư hướng dẫn và Đề án để có sự đồng bộ, thống nhất và thông suốt triệt để cho toàn hệ thống chính trị cả nước thực hiện.

Cụ thể là sửa Điều 110, Hiến pháp 2013 có quy định các đơn vị hành chính của nước ta được phân định là “Nước chia thành tỉnh, tỉnh chia thành huyện, huyện chia thành xã”.

Thực hiện sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương để chỉ còn quy định về tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh và cấp xã. Rà soát nếu cần thì sửa Luật Cán bộ, công chức, Luật Quốc phòng (quy định về phòng thủ dân sự, cơ quan quân sự địa phương…), các nghị định, thông tư, trên cơ sở có kế thừa hợp lý và sửa đổi những rào cản để có quy trình, trình tự, thủ tục nhất quán.

Thống nhất phương án chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động bộ máy theo đơn vị hành chính mới đi đôi với xây dựng chế độ, chính sách thống nhất nền công vụ từ trung ương đến cơ sở. Nghiên cứu, rà soát, bổ sung vị trí việc làm, chế độ chính sách (tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, tạo nguồn, thang bảng lương...) đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Đặc biệt là việc ứng dụng đồng bộ chính quyền số và công dân số trong quản lý hành chính.

- Xin cảm ơn ông!

Chính trị

Đoàn công tác do Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đến dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Quảng Nam.
Sự kiện nổi bật

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Nam

Tối 24.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã tham dự lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (28.3.1930 – 28.3.2025) diễn ra tại Quảng trường trung tâm thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam).

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, chiều 24.3, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên về "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ

Chiều 24.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã gặp mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La các thời kỳ đang tham gia chương trình "Về nguồn" hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Đoàn khảo sát
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG

Chiều 24.3, tại TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục chương trình làm việc, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty Cổ phần VNG phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố
Sự kiện nổi bật

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương để tham mưu trình các cấp có thẩm quyền Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Ngày 24.3, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Nguyễn Thị Thanh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội (22.1.1975 - 22.1.2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.