Phát triển đường sắt với tư duy vượt trội, tầm nhìn dài hạn

“Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới có đoàn tàu Thống Nhất, bây giờ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm rồi đoàn tàu Thống Nhất vẫn không có gì thay đổi về vận tốc, vận tải, có chăng chỉ là thay đổi kết cấu phòng ốc, điều kiện phương tiện, còn vận tốc vẫn y như cách đây 50 năm”.

Nêu thực tế trên tại phiên họp sáng qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đặt câu hỏi: Vì sao đã có Luật 7 năm, nhưng ngành đường sắt vẫn chậm phát triển? Do chúng ta chưa quan tâm đúng mức hay do chưa có nguồn kinh phí để đầu tư?...

Một bức tranh tương phản sắc nét cũng được Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính Lê Quang Mạnh đưa ra tại phiên họp sáng qua: những năm 2000, trong ngành xây lắp, đặc biệt là xây lắp đường bộ, doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể làm nhà thầu phụ nhưng hiện đã vươn lên làm chủ cả những công nghệ xây lắp cầu hiện đại nhất, đủ năng lực làm thầu chính cho tất cả các dự án bất kể quy mô thế nào, yêu cầu về kỹ thuật cao đến đâu. Trong khi đó, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đường sắt Bến Thành - Suối Tiên hơn 10 năm qua thực hiện rất khó khăn, thời gian triển khai hàng thập kỷ, vốn đầu tư tăng, đội vốn 2 - 3 lần.

qh2-3311.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu sửa đổi Luật Đường sắt phải tập trung vào các chính sách đột phá mạnh mẽ, phát triển bứt phá. Ảnh: Hồ Long

Nguyên nhân của những lạc hậu, trì trệ đó có một phần lớn từ thể chế, khi các quy định của Luật Đường sắt hiện hành và các luật liên quan chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển ngành đường sắt, đặc biệt là quy định liên quan đến cơ chế huy động nguồn lực, phát triển công nghiệp đường sắt, kết nối giữa đường sắt với các phương tiện vận tải khác, chính sách khuyến khích đầu tư…

Dự luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm qua đã có bước tiến lớn so với luật hiện hành khi cắt giảm khoảng 20% thủ tục hành chính và giảm khoảng 33% các điều kiện kinh doanh. Tuy vậy, nhìn tổng thể, dự luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tại Kết luận số 49 ngày 28.2.2023 của Bộ Chính trị và đòi hỏi của thực tiễn. Cơ quan thẩm tra cũng đánh giá dự luật “chưa thể hiện” hoặc “thể hiện chưa rõ” các nội dung của Kết luận số 49, đặc biệt là các yêu cầu “… khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải đường sắt”; “củng cố, nâng cao năng lực doanh nghiệp vận tải đường sắt, gắn với đẩy mạnh xã hội hóa, cổ phần hóa, thoái vốn trong kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt; thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phương tiện, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải đường sắt”…

Các quy định có tính vượt trội so với Luật hiện hành cũng chưa nhiều, chưa đủ sức để tạo khung khổ pháp lý cho sự bứt phá của lĩnh vực đường sắt. Đơn cử như quy định về phát triển công nghiệp đường sắt.

Trong bối cảnh, Quốc hội đã thông qua 2 Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, dành nguồn lực đầu tư dự kiến lên tới 4,9 triệu tỷ đồng (bằng tổng nguồn lực đầu tư công trong 10 năm vừa qua của cả nước) thì việc sửa đổi toàn diện Luật Đường sắt không chỉ nhằm gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông mà còn phải tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành công nghiệp đường sắt.

Dự luật đã nêu được một số quy định vượt trội, như cho phép các sản phẩm công nghiệp đường sắt thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng “quy định này không bảo đảm được các điều kiện để có thể đưa vào thực tiễn”, “chưa đủ để có thể tạo được một sự thay đổi thực sự cho lĩnh vực này”, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính Lê Quang Mạnh nhận định.

Việc sửa đổi toàn diện Luật Đường sắt, như cách nói của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan là “khởi động một con tàu trong ước mơ của 100 triệu dân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Nhưng để ước mơ ấy sớm thành hiện thực thì ngay từ bây giờ các điều luật phải được thiết kế với tư duy vượt trội, tầm nhìn dài hạn, đặt nền móng cho những bước đi nhanh nhưng đồng thời phải thật sự chắc chắn, như yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội "phải tập trung vào các chính sách đột phá mạnh mẽ, phát triển bứt phá".

Các chính sách về phát triển đường sắt, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49 của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt. Cần bổ sung các chính sách lớn về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; phát triển tổng thể nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đường sắt trong tương lai; ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ đường sắt; khuyến khích, hỗ trợ phát triển nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và dịch vụ ngành công nghiệp đường sắt đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước…

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội

Sáng 17.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về một số nội dung liên quan đến Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; tiến độ công việc phục vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. 

Bài cuối: Hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo

Bỏ cấp huyện - một chủ trương lớn, bước chuyển mình mang tính lịch sử đang đặt ra những thách thức và cơ hội chưa từng có. Mỗi công dân không chỉ là đối tượng được hưởng lợi từ sự thay đổi này mà còn cần chủ động tìm hiểu, tham gia đóng góp ý kiến và giám sát quá trình chuyển giao quyền lực. Sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của cộng đồng chính là nền tảng vững chắc để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển, hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị công bố dự thảo báo cáo kiểm tra tại Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị công bố dự thảo báo cáo kiểm tra tại Đắk Lắk

Chiều 16.3, Đoàn kiểm tra 1922 của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Trưởng đoàn Công tác 1922 làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về công bố dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc phải tiên phong hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc phải tiên phong hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa

Trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc, chiều 16.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các đề xuất, kiến nghị để Vĩnh Phúc phát triển nhanh bền vững.

Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hết sức bền bỉ, công phu, tăng "sức đề kháng" để bảo vệ Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng phải hết sức bền bỉ, công phu, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Phải làm cho toàn Đảng, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng về văn hóa Đảng, làm văn hóa Đảng trở thành những giá trị đặc trưng cho một đảng cách mạng chân chính và hiện đại, thành nhu cầu trong Đảng và của đảng viên. Phải làm cho Đảng tăng sức đề kháng để bảo vệ mình vì suy đến cùng sức mạnh của Đảng là sức mạnh về văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc

Trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 16.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo; dự khởi công dự án Nhà ở xã hội tại Khu đô thị Nam Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và khảo sát vị trí tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến xây dựng các khu đô thị, khu du lịch.

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Giáo sư Thomas Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Giáo sư Thomas Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng

Chiều 15.3, tiếp Giáo sư Thomas Vallely, Cố vấn Cấp cao về Việt Nam tại Viện Đông Nam Á của Đại học Columbia (Hoa Kỳ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Giáo sư và các cộng sự tiếp tục tham vấn chính sách để Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Ngày 15.3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội nghị Trung ương 10 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban Đại hội XIV của Đảng, để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11.

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 15.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ hai, công bố các quyết định về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus Wouter Van Wersch
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus Wouter Van Wersch

Chiều tối 14.3, tiếp ông Wouter Van Wersch, Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu Tập đoàn Airbus - Tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang phát triển kinh tế hàng không, mở rộng đường bay quốc tế; đề nghị Airbus đầu tư, tham gia và hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp hàng không Việt Nam.