Nhiều quyết sách quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững và lâu dài

Đánh giá về Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực khẳng định, với 8 dự án luật và 17 nghị quyết quan trọng được thông qua sẽ góp phần cho việc hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường ngày càng đồng bộ hơn; cũng như gỡ các nút thắt, thúc đẩy kinh tế trước mắt và lâu dài.

Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn

- Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV đã kết thúc sau 23 ngày làm việc. Với góc độ là một chuyên gia kinh tế, qua theo dõi hoạt động Quốc hội, ông đánh giá như thế nào về kỳ họp này?

- Tôi cho rằng đây là một kỳ họp rất thành công, dù chỉ diễn ra trong 4 tuần nhưng Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn. Nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng, các vấn đề lớn về kinh tế - xã hội và các chuyên đề giám sát trọng yếu đã được chuẩn bị, bàn thảo, chất vấn, thống nhất và thông qua; thể hiện sự chủ động, đồng hành, bài bản và ngày càng chuyên nghiệp của Quốc hội.

Nhiều quyết sách quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững và lâu dài ảnh 1
Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực

Trong suốt kỳ họp, các ĐBQH đã nghiên cứu sâu sắc vấn đề; các trưởng ngành cũng rất cầu thị; các tài liệu và thông tin đi kèm được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ. Điều đặc biệt trong kỳ họp này là các ĐBQH được nghỉ 1 tuần giữa kỳ họp. đây là phương pháp giúp cho ĐBQH vừa đảm bảo công việc họp Quốc hội chất lượng, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của địa phương một cách kịp thời. 

Đồng thời khoảng thời gian nghỉ 1 tuần ở giữa kỳ họp cũng đã giúp cho các cơ quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội và các cơ quan trình văn bản lập pháp, các nghị quyết của Quốc hội có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, tìm được sự đồng thuận, thống nhất cao với các dự án luật quan trọng.

Các quyết sách được ​Quốc hội thông qua sẽ sớm được triển khai hiệu quả

Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV đã thông qua 8 dự án luật và 17 nghị quyết quan trọng. Vậy theo ông, những dự án luật, nghị quyết này sau khi được đưa vào triển khai sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

- Kinh tế nước ta trong năm 2023 đang đứng trước nhiều thách thức hơn là cơ hội với những vấn đề yếu kém tồn đọng ngày càng bộc lộ rõ nét. Nắm được tình hình đó, kỳ họp đã có rất nhiều dự án luật quan trọng, bao gồm cả dự án luật thông qua và dự án luật lấy ý kiến ở giai đoạn cuối. Những quyết định của kết quả kỳ họp này sẽ tác động rất lớn đến khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh tế đất nước, không chỉ gỡ các nút thắt cho thúc đẩy kinh tế trước mắt mà còn có tác động lâu dài.

Tôi hy vọng, những quyết sách được Quốc hội thông qua sẽ sớm được hoàn thiện, cụ thể hóa và triển khai một cách khẩn trương, hiệu quả; đặc biệt là các nội dung về đầu tư công, thị trường lao động, chính sách dân tộc; phát triển khoa học – công nghệ; hạ tầng giao thông, cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh, vấn đề visa, các vấn đề nóng, một số chính sách tài khóa quan trọng như giảm thuế VAT, phân bổ vốn đầu tư công,… Nếu những chính sách, nội dung này sớm được triển khai, thực hiện hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từ đó tận dụng cơ hội, tạo tiền đề cho năm tới.

Đặc biệt, các cơ quan soạn thảo các dự án luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi cần tiếp thu tối đa những ý kiến phù hợp, xác đáng, chất lượng để có thể được hoàn thiện, thông qua tại kỳ họp tới, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho những thị trường then chốt như đất đai, bất động sản, tài chính… được vận hành suôn sẻ, an toàn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

- Theo Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đồng ý giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% theo Nghị quyết 43/2022 (trừ nhóm hàng viễn thông, bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng). Việc giảm thuế này được thực hiện từ 1.7 đến hết năm 2023. Vậy chính sách này có tác động thế nào đến đời sống người dân và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tăng trưởng kinh tế, thưa ông?

- Đây là một quyết sách rất cần thiết, phù hợp và có tác động tích cực đến đời sống người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi ủng hộ chính sách này ngay từ lúc manh nha và vô cùng phấn khởi khi được Quốc hội thông qua.

Đầu tiên, việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ giúp người dân, doanh nghiệp giảm chi phí tiêu dùng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh sức cầu của nền kinh tế khá yếu.

Thứ hai, giảm thuế VAT cũng sẽ góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô qua tác động giảm giá hàng hóa, dịch vụ.

Thứ ba, thực tiễn dịch Covid-19 vừa qua cho thấy chính sách giảm thuế VAT thể hiện tính thiết thực, hiệu quả, dễ làm và khả thi.

Dù vậy, chúng tôi mong muốn việc triển khai thực hiện sẽ được tiếp tục đơn giản hóa, nhanh gọn, hiệu quả hơn nữa để kích thích tiêu dùng và gia tăng sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phục hồi, sản xuất và mở rộng kinh doanh. 

- Xin cảm ơn ông!

Góc chuyên gia

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Đột phá thể chế kiểm soát quyền lực chính trị, hành chính, công vụ và công tác cán bộ

Công cuộc đổi mới chính trị và kinh tế trong tổng thể sự nghiệp đổi mới toàn diện, đồng bộ của chúng ta có nguy cơ không thành công, thậm chí thất bại hoàn toàn, nếu thiếu hệ động lực căn bản và chủ yếu. Ở đây, có mấy vấn đề hết sức quan trọng cần giữ vững.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Đột phá về kiến thiết và phát triển môi trường xã hội - chính trị - văn hóa Việt Nam

Toàn bộ cuộc đổi mới chính trị, dù được hoạch định và tổ chức thực thi hoàn bị bao nhiêu mà không có sự tham dự của Nhân dân, chắc chắn rất khó thành công. Hơn bao giờ hết, kinh nghiệm của thế giới hai thế kỷ qua cho thấy, thế giới càng toàn cầu hóa thì vấn đề dân tộc đối với mỗi quốc gia càng nổi lên như một mệnh đề quan thiết. Do đó, xử lý vấn đề dân tộc vì sự phát triển toàn cầu và chủ động tiên lượng nắm lấy tổng thể sự vận động toàn cầu để giải quyết cụ thể, thiết thực những công việc của dân tộc đang trở thành mệnh lệnh hành động song trùng một cách tự nhiên.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV - Ảnh: TTXVN
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Lộ trình, phương thức phát triển ngắn hạn, rút ngắn trong đa dạng nhưng thống nhất quốc gia

Thực tiễn càng cấp bách đòi hỏi về tầm nhìn chiến lược xa rộng, quyết sách chính trị đúng đắn mà ở đó kết tinh phẩm giá, cốt cách đổi mới thật sự độc lập, kiên định, sáng tạo và phù hợp, vững vàng trên nền móng dân tộc, nhịp bước phát triển cùng nhân loại, trong nửa đầu thế kỷ XXI.

Bài 1: “Con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: “Con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”

Lời Tòa soạn: Chiều 31.10 vừa qua, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV. Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần đề cập tới sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Xung quanh chủ đề hết sức quan trọng này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản về “Phát triển Việt Nam trong kỷ nguyên mới”.

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ
Quốc hội và Cử tri

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận về kinh tế-xã hội
Quốc hội và Cử tri

Thể hiện sinh động bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao

Quốc hội vừa khép lại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám. Qua phát biểu của đại biểu Quốc hội đã cho thấy rõ nét một bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc màu với những thành tựu nổi bật thể hiện sinh động qua ba gam màu sáng rõ được cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi, đánh giá cao.

Phát triển kinh tế xanh và thị trường tín chỉ carbon
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Phát triển kinh tế xanh và thị trường tín chỉ carbon

Sự phát triển vừa tuần tự, vừa nhảy vọt của sức sản xuất trên thế giới đương đại đang xuất hiện nhiều nét mới nổi bật. Đó là kinh tế công nghiệp truyền thống đang chuyển thành kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được điều hành, quản lý, chi phối bởi trí tuệ. Các sản phẩm của kinh tế này đều hàm chứa chất xám nên ngày càng “tinh khôn”, phục vụ đắc lực cho nhu cầu ngày càng cao và đa dạng, phong phú của con người.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Cấp bách hoàn thiện, triển khai hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí
Quốc hội và Cử tri

Cấp bách hoàn thiện, triển khai hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí

TS. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Tại khoản 2, Điều 3 Quy định 144/TW ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” đã khẳng định “... không xa hoa, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức và các nguồn lực vật chất khác của tập thể và cá nhân”. Trong bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa nhấn mạnh “... công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách”. Trong đó, Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh, chống lãng phí trong việc sử dụng nhân lực, rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị lao động Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngày 30.10.2024
Diễn đàn Quốc hội

Chống lãng phí và việc xây dựng, hoàn thiện thể chế

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn là vấn đề mang tính thời sự, được Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Mới đây nhất, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chống lãng phí".

TS. Việt
Quốc hội và Cử tri

Muốn pháp luật có giá trị lâu dài, phải đánh giá tác động toàn diện

“Một trong những yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra cho Quốc hội là bảo đảm “các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài”. Muốn vậy, cần có đánh giá tác động toàn diện, với các số liệu cụ thể, thuyết phục”, TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) chia sẻ.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Diễn đàn Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Trong bối cảnh đất nước không ngừng phát triển, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế lên đến 350 km/h. Đây không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng vươn mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ảnh QUANG KHÁNH
Quốc hội và Cử tri

Mong chờ những quyết sách thể hiện ý nguyện của Nhân dân

Trong những ngày cuối thu, cả nước đang hướng về Hội trường Diên Hồng, theo dõi Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Đây là một trong những sự kiện chính trị lớn của đất nước diễn ra trong thời điểm quan trọng, là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XIII), đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước, tạo tiền đề đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như lời mở đầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Kỳ họp.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Đức trị và pháp trị trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chính trị

Đức trị và pháp trị trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết quan trọng với tựa đề “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, từ đó tạo ra một bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Giải quyết ở tầm nhìn và chủ thuyết trong quan hệ toàn diện phát triển kinh tế với chính trị, văn hóa

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Cần thiết phải thấy rằng, mỗi quyết sách về kinh tế cần bắt đầu từ nền móng trước hết là một quyết sách về chính trị, văn hóa và nhân văn, để tránh rơi vào quyết định luận kinh tế đơn thuần, nhất là khắc chế quy luật tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vị tiền”, cổ xúy vô hình cho thói “tiền trao cháo múc”, “trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa”… của kinh tế thị trường mà không ít quốc gia mắc phải khi cùng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hồi chuông cảnh báo, cốt để sửa mình

Nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được ghi nhận. Những cáo buộc phi lý cần được vạch trần. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng, nói thật, “gióng lên hồi chuông cảnh báo” về một số “yếu điểm” của trận chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh.