Làm rõ trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2023 tại Phiên họp của Thường trực Ủy ban Pháp luật chiều 4.10, các đại biểu cho rằng, công tác này dường như vẫn đang “giậm chân tại chỗ”. Vì thế, cần đánh giá làm rõ nguyên nhân tại sao các vụ việc khiếu nại tăng trong thời gian vừa qua cũng như trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan hành chính.

Vẫn “giậm chân tại chỗ”

Báo cáo kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy cho biết, trong năm 2023 có gần 391 nghìn lượt người đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (tăng 37,5% so với năm 2022) với tổng số người được tiếp là gần 434 nghìn người (tăng 41,8%) và hơn 294 nghìn vụ việc (tăng 33,2%).

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Minh Trang
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Minh Trang

Các cơ quan hành chính tiếp nhận hơn 446 nghìn đơn các loại; đã xử lý gần 423 nghìn đơn, có hơn 342 nghìn đơn đủ điều kiện xử lý, chiếm 76,6% tổng số đơn đã xử lý. So với năm 2022, số đơn các loại tăng 29,6%, đơn khiếu nại tăng 20,5%, đơn tố cáo tăng 23,5%. Các bộ, ngành trung ương tiếp nhận gần 75 nghìn đơn các loại (tăng 79,3% so với năm 2022); đã xử lý hơn 71 nghìn đơn, có gần 38 nghìn đơn đủ điều kiện xử lý, chiếm 50,4%, trong đó khiếu nại là hơn 11 nghìn đơn (tăng 67,6%).

Cũng theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, tổng số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính các cấp là hơn 21 nghìn vụ việc, tăng 15,5%; đã giải quyết hơn 17 nghìn  vụ việc, đạt 81,8%.

Đánh giá chung về tình hình công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023 của Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai ghi nhận, trong thời gian qua, công tác phối hợp và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan thẩm quyền đã có nhiều chuyển biến tốt và được quan tâm sát sao hơn so với các năm trước. Những chuyển biến này khẳng định được sự quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền đến quyền lợi và lợi ích của những công dân có khiếu nại, khiếu kiện.

Đồng tình với nhận định nêu trên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Minh Nam đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ có nhiều điểm mới, cung cấp được các thông tin về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên cơ sở tích hợp; nêu rõ nguyên nhân, định hướng và những giải pháp để công tác này ngày càng tốt hơn.

Ghi nhận những nỗ lực, kết quả đạt được, song theo các đại biểu, do nhiều nguyên nhân nên công tác giải quyết đơn, thư của các cấp có thẩm quyền vẫn còn có nhiều bất cập, chất lượng giải quyết một số vụ việc chưa cao. Báo cáo kết quả giải quyết đơn thư và thông báo trả lời cho công dân còn chậm, nội dung trả lời chung chung chung, dẫn đến việc công dân tiếp tục khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh kéo dài.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành, về giải quyết khiếu nại và tố cáo, nhìn vào chỉ tiêu theo báo cáo thì dường như công tác này đang “gi

ậm chân tại chỗ”. Về chất lượng, đối với khiếu nại lần đầu tại các cơ quan nhà nước, khiếu nại sai là 82,9%, so với năm 2022 (82,9%) là bằng nhau. Tuy nhiên, khiếu nại lần 2 của năm 2023 là 17,3% trong khi năm 2022 là 16,6%, như vậy đã tăng so với năm trước, cho thấy tình hình chưa có nhiều sự chuyển biến trong công tác giải quyết khiếu nại.

Làm rõ nguyên nhân tăng các vụ việc khiếu nại

Phân tích các kết quả đạt được, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng, Báo cáo của Chính phủ nêu tỷ lệ giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành trung ương là 90,6% và của các địa phương là 79,9%. Trong khi đó, năm 2022, tỷ lệ giải quyết khiếu nại đạt 83,8%; thuộc thẩm quyền của bộ, ngành Trung ương là 92,6% và các địa phương là 81,6%. Giai đoạn 2016 - 2021, tỷ lệ này là 96,8% ở cả Trung ương và địa phương. Tỷ lệ giải quyết các vụ việc khiếu nại năm 2023 giảm, nhưng về số lượng vụ việc được giải quyết lại tăng 23%. Như vậy, có hai khả năng. Một là, Nhân dân tin tưởng vào hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính nhà nước, nên tỷ lệ đến để khiếu nại, tố cáo và phản ánh, kiến nghị tăng và tỷ lệ gửi đơn tăng. Hai là, pháp luật chưa được thực hiện nghiêm và dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp chưa được bảo đảm, dẫn đến số lượng đơn khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện xử lý, giải quyết tăng. Do đó, Báo cáo của Chính phủ cần có đánh giá làm rõ nguyên nhân tại sao các vụ việc khiếu nại tăng trong thời gian vừa qua, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu đề nghị.

Liên quan đến kết quả tiếp công dân, theo Báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện tiếp công dân 143 ngày (đạt 92% số ngày tiếp theo quy định) với 317 lượt công dân được tiếp (bao gồm tiếp định kỳ, tiếp đột xuất, việc ủy quyền cho cấp phó tiếp công dân), trong đó trực tiếp tiếp công dân 65 ngày. Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu đề nghị, phải bổ sung rõ, cụ thể số ngành, số lượng tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất của người đứng đầu cơ quan hành chính, cụ thể là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp để có cơ sở đánh giá và thấy được trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu.

Cùng ý kiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai cho rằng, tỷ lệ trực tiếp tiếp công dân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ còn thấp khi chỉ đạt 45% và 55%, còn lại là ủy quyền cho cấp phó. Do đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị, Báo cáo cần làm rõ nguyên nhân tỷ lệ tiếp công dân của người đứng đầu. Mặt khác, tỷ lệ tiếp công dân của Chủ tịch UBND tỉnh là 112%, Chủ tịch UBND cấp huyện là 103% số ngày tiếp theo quy định, nhưng ở UBND cấp xã chỉ đạt 83%. Vì vậy, phải làm rõ vì sao lại có sự chênh lệch giữa cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh.

Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để rà soát kỹ lưỡng số liệu trong Báo cáo, có đánh giá các nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại. Nhấn mạnh điều này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy nêu rõ, sẽ bổ sung, phân tích thêm một số kết quả đã đạt được, bảo đảm Báo cáo có chất lượng cao nhất khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại Phiên họp tháng 10 này.

Quốc hội và Cử tri

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Ý kiến đại biểu

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

“Tổng nguồn vốn được Chính phủ đề xuất bố trí Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là hơn 22.450 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm phần lớn (78,96%)…”, các ĐBQH cho rằng: Cơ cấu này là phù hợp, bảo đảm để thực hiện; giảm áp lực cho những tỉnh còn khó khăn về ngân sách địa phương.

Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Diễn đàn Quốc hội

Chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực

Tán thành với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực, bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”
Ý kiến đại biểu

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”

Thảo luận tại tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu) về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu kiến nghị: cần có quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục tình trạng học “chay”, dạy “chay” hiện nay; đồng thời, thiết kế chính sách tăng các khoản phụ cấp đặc thù (độc hại, đứng lớp…) sẽ phù hợp và không ảnh hưởng thang bảng lương chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận về kinh tế-xã hội
Quốc hội và Cử tri

Thể hiện sinh động bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao

Quốc hội vừa khép lại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám. Qua phát biểu của đại biểu Quốc hội đã cho thấy rõ nét một bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc màu với những thành tựu nổi bật thể hiện sinh động qua ba gam màu sáng rõ được cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi, đánh giá cao.

Đảm bảo tổ chức, cá nhân đã được cấp phép sản xuất, kinh doanh hóa chất yên tâm sản xuất
Ý kiến đại biểu

Đảm bảo tổ chức, cá nhân đã được cấp phép sản xuất, kinh doanh hóa chất yên tâm sản xuất

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn về thời hạn hiệu lực của giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép trước khi Luật có hiệu lực. 

Quy định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo
Ý kiến đại biểu

Quy định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, ngoài Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan nhà nước giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo thì cần quy định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc UBND các cấp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động quảng cáo.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Bùi Xuân Thống kiến nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Ảnh: Khánh Duy
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính thống nhất với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Thảo luận ở Tổ 7, chiều 8.11 về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực từ thực tiễn.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Làm rõ tồn tại, hạn chế, vấn đề mang tính cấp bách trong phòng, chống ma túy

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết của Chương trình và đề nghị cần làm rõ tồn tại, hạn chế, những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác này.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Diễn đàn Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tham gia thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước và Bình Thuận) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu đề ra, bảo đảm cơ sở thuyết phục và hiệu quả thực hiện.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ tiêu phòng, chống ma túy cần khả thi và có thể thực hiện được

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngoài ra, cần giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng mô hình phòng, chống ma túy thì sẽ phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả.

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"
Diễn đàn Quốc hội

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"

Ma túy có ảnh hưởng lớn đến giống nòi, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khẳng định điều này, ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) cho rằng, tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 khoảng 22.450 tỷ đồng là "hơi thấp", Chính phủ cần cân nhắc có lộ trình bổ sung vốn trung hạn.

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
EMagazine

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới

Ngày mai (9.11), dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ lâu… Kỳ vọng, khi luật được ban hành và có hiệu lực sẽ góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đồng thời, sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta lên tầm cao mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Khu vực ngoài khơi huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng là một trong những địa điểm lý tưởng xây dựng các trang trại điện gió. Ảnh: Phan Tuấn
Ý kiến đại biểu

Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Góp ý một số vấn đề lớn hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: Đối với việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà, cần nghiên cứu, cho phép các nhà đầu tư thứ ba tham gia thông qua các mô hình hợp tác như hợp đồng mua bán điện (PPA). Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính cần thiết chuyển dịch xanh, giảm thiểu áp lực về dòng tiền và thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo.

Có nên duy trì quy hoạch phát triển điện hạt nhân khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?
Ý kiến đại biểu

Có nên duy trì quy hoạch phát triển điện hạt nhân khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?

HOÀNG MINH HIẾU - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, ĐBQH tỉnh Nghệ An

Bên cạnh các chính sách phát triển điện hạt nhân được quy định tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), cơ quan soạn thảo cần rà soát lại các quy định về nhà máy điện hạt nhân trong Luật Năng lượng nguyên tử để trong trường hợp cần thiết có thể sửa ngay tại dự thảo luật lần này… Cùng với đó, rà soát xem có nên duy trì quy định “quy hoạch phát triển điện hạt nhân” (khoản 2 Điều 45 Luật Năng lượng nguyên tử) khi đã có quy định về quy hoạch điện quốc gia?

toàn cảnh phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Tách bạch giữa phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia

Muốn có một thị trường điện cạnh tranh thực sự, cần tách bạch ba khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; đồng thời, tách bạch rõ ràng giữa kinh doanh với quản lý nhà nước, giữa kinh doanh với thực hiện an sinh xã hội.