Dự án Luật Nhà giáo

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Rõ khái niệm nhà giáo

Nhất trí với sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo như Tờ trình của Chính phủ nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo; kịp thời bổ sung các chính sách mới, đặc thù để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Đồng thời, để tiếp tục hoàn thiện Luật Nhà giáo, đại biểu đóng góp một số kiến nghị.

z6050471876077-a0e740ed2842c635e9fc5879b7a5aca6.jpg
ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Theo đó, về khái niệm nhà giáo, đại biểu cho rằng chưa thấy dự thảo Luật thể hiện cụ thể tại Điều 4 về giải thích từ ngữ. Vì vậy, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy đề nghị phải quy định rõ khái niệm về nhà giáo trong luật để bảo đảm tính nhất quán; giúp mọi người hiểu luật theo cùng một cách; tăng tính minh bạch, giảm thiểu khả năng xảy ra tranh cãi về ý nghĩa của luật. Đồng thời, để khi nói đến Nhà giáo có thể hình dung ngay chủ thể được gọi gồm những ai...

Về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, khoản 1, Điều 7 quy định: 1. Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo là hoạt động đặc biệt, có tính chuyên nghiệp, sáng tạo; có sản phẩm là phẩm chất, năng lực của người học; giúp người học phát triển toàn diện được thực hiện thông qua việc dạy học, tổ chức, hướng dẫn, tư vấn học tập, rèn luyện nêu gương cho người học.

Theo đại biểu, quy định như trên chưa bao hàm hết các hoạt động của nhà giáo. Hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo cần được xem xét trên tổng thể của quá trình hoạt động của một nhà giáo trong quá trình làm việc của mình. Như bao gồm quá trình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kỹ năng và giá trị đạo đức cho người học. Ngoài ra, còn bao gồm cả quá trình cộng tác với đồng nghiệp, tham gia các hoạt động quản lý của một nhà giáo (tham gia quản lý lớp học, tham gia các cuộc họp của tổ bộ môn …).

Cùng với đó, đại biểu đề nghị xem xét, điều chỉnh lại nội dung khoản 1, Điều 7 nêu về nội dung có sản phẩm là phẩm chất, năng lực của người học”. Vì theo đại biểu, quy định như vậy, hoạt động của Nhà giáo phải có trách nhiệm bảo đảm chất lượng về sản phẩm là “phẩm chất, năng lực của người học”, nhưng thực tế thì điều này rất khó.

Bởi, “phẩm chất, năng lực của người học” được tạo nên bởi nhiều yếu tố mà tựu trung lại gồm 3 yếu tố chính là: gia đình, Nhà trường và xã hội. Trong đó, theo đại biểu thì vai trò quyết định chính để tạo nên phẩm chất, năng lực của người học chính là nền tảng giáo dục gia đình của người học. Nhà trường góp phần nhưng cũng không phải là yếu tố quyết định tạo nên sản phẩm là phẩm chất, năng lực của người học.

Chú trọng chăm lo chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm giáo dục

Đại biểu cũng đồng tình việc cần thiết của quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 11 quy định về việc không được “Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức”. Tuy nhiên, nội dung này đã được quy định tại khoản 5 Điều 22 của Luật Giáo dục (5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền). Đồng thời, cần phải nhìn nhận thật bao quát, thấu đáo về vấn đề này để quy định sao cho cụ thể, phù hợp.

Bởi trong thực tế, dạy thêm là nhu cầu có thật của giáo viên; học thêm cũng là nhu cầu có thật của học sinh, nhất là ở các đô thị, vùng có điều kiện kinh tế phát triển thì các cháu càng được gia đình đầu tư học tập. Không chỉ các cháu học chưa tốt mới phải đi học thêm, mà học sinh có năng lực học tập tốt vẫn rất có nhu cầu học thêm, nhằm nâng cao hơn ngoài kiến thức cơ bản chung ở lớp học. Nhất là các cháu có nguyện vọng thi vào Trường chuyên, thi học sinh giỏi các cấp và thi vào các Trường đại học thuộc Top đầu… thì nhu cầu tìm đến các thầy cô giáo giỏi để được học thêm luôn có thật.

Vì vậy, đại biểu cho rằng việc tăng lương và các chế độ, chính sách cho giáo viên để giải quyết vấn đề dạy thêm vẫn còn chủ quan, chưa thật sự phù hợp với thực tế cuộc sống.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy đề nghị cần làm rõ các hình thức ép buộc như: ép buộc bằng lời nói, hành động, gây áp lực tinh thần, tạo tâm lý sợ hãi, sử dụng các hình thức kỷ luật, phân biệt đối xử… Nhằm tránh việc quy định lại nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác và giải quyết thấu đáo tình trạng tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm.

Về nội dung chế độ, chính sách đối với Nhà giáo, đại biểu thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước. Vì vậy, việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng.

Thời gian qua, một số chính sách về hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên sư phạm đã phát huy tác dụng rất tốt, thu hút nhiều học sinh giỏi tham gia thi vào ngành sư phạm, chất lượng đầu vào của ngành sư phạm ngày càng tăng, mức độ cạnh tranh vào ngành sư phạm cũng rất “khốc liệt” như đã thấy trong các mùa tuyển sinh thời gian qua. Đầu vào ngành sư phạm thời gian qua đã ngày càng tốt hơn thì cần các chính sách như thế nào để các thầy, cô giáo ra trường có được công việc, sống được bằng nghề, theo được đam mê nghề nghiệp, thì sẽ ngày càng thu hút được người tài.

Tuy nhiên, để thực hiện được các chế độ, chính sách được đề ra tại dự thảo Luật và dự thảo Nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo phải căn cứ vào nguồn lực ngân sách có bảo đảm thực hiện được hay không, phải có đánh giá tác động chính sách thật kỹ, Đồng thời, chính sách nếu có ưu tiên hơn thì cũng nên đặt trong mối tương quan hài hoà với các đội ngũ trí thức, lực lượng lao động khác của xã hội, những người cũng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Vì vậy, đại biểu cho rằng dự thảo Luật Nhà giáo cần rà soát lại. Đồng thời, nên chăng, cần quy định quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 14.1, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng Đoàn đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động huyện Khoái Châu. Cùng dự có Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đào Hồng Vận.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Miễn cấp phép bay với phương tiện bay có trọng lượng cất cánh dưới 0,25 kg để phục vụ vui chơi, giải trí

Luật Phòng không nhân dân năm 2024 quy định, tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được miễn cấp phép bay nếu thuộc trường hợp hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng
Quốc hội và Cử tri

Động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, TSKH. Phan Xuân Dũng khẳng định, Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 đã nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm nhằm giữ gìn đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe và có thời gian phục vụ Quân đội dài hơn, giảm áp lực đào tạo cán bộ. Quy định này cũng nhằm phù hợp tính chất, nhiệm vụ của sĩ quan phải thường xuyên trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, đóng quân làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đã đi thăm, tặng quà Tết cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động tại các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực. Đi cùng đoàn có: Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Hải Dũng; lãnh đạo Vụ Tư pháp; Liên đoàn lao động tỉnh và các huyện.

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam
Quốc hội và Cử tri

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng sinh năm 1915 trong một gia đình trung nông tại xã Định Mỹ, huyện Huệ Đức, tỉnh An Giang. Thuở nhỏ chăm ngoan, học giỏi, lớn lên, là một thanh niên yêu nước và ý thức dân tộc cao, có nhiều hoạt động phản kháng những bất công dưới chế độ thực dân Pháp, ông là một trong những nhân vật tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung yêu cầu minh bạch trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia

Luật Điện lực năm 2024 bổ sung các nguyên tắc, yêu cầu nhằm minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia, quy định về quản lý nhu cầu điện để nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng điện, giao Chính phủ quy định các trường hợp xảy ra tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện và giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc huy động các nhà máy điện, nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện trong tình huống này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn
Diễn đàn Quốc hội

Quy định mở, không bắt buộc các trường hợp phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, điểm mới của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là quy định theo hướng mở, không bắt buộc tất cả các trường hợp đều phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch chung - phân khu - chi tiết. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên cơ sở về quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch, yêu cầu quản lý, phát triển.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.

Không thể chủ quan
Chính sách và cuộc sống

Không thể chủ quan

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023 - dưới ngưỡng cho phép của Quốc hội và là mức phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Diễn đàn Quốc hội

Không làm tăng chi phí tuân thủ, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh

Các quy định về trách nhiệm thẩm định quy chuẩn Việt Nam và chứng nhận sự phù hợp đối với tiêu chuẩn cơ sở là hai nội dung có thay đổi so với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần đánh giá tác động, sự cần thiết để không làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong nước và quốc tế.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Tăng thuế đối với thuốc lá: Cân nhắc mức tăng, lộ trình tăng phù hợp

Theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế. Đồng tình với việc tăng thuế đối với thuốc lá nhằm góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng thuốc lá trong thời gian tới, song nhiều ý kiến cho rằng, cần cân nhắc mức tăng và lộ trình tăng cho phù hợp, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực.