Dự thảo Luật Nhà giáo

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp là phù hợp

Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội có quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Theo ĐBQH Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang), trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 Khóa VIII về “định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã khẳng định: Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp phù hợp với tính chất công việc và theo vùng theo quy định của Chính phủ.

Những quan điểm, chủ trương của Đảng nêu trên thể hiện sự nhất quán, rõ ràng mối quan hệ biện chứng giữa chế độ đãi ngộ về tiền lương đối với trọng trách, sứ mệnh của nhà giáo trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, Điều 76, Luật Giáo dục năm 2019 mới chỉ quy định nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ. Như vậy, việc triển khai chính sách này qua luật, qua thực tế cuộc sống và giữa chủ trương của Đảng chưa đồng nhất với nhau, đại biểu nêu rõ.

Hiện nay, nhà giáo vẫn hưởng mức lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang nên chưa phù hợp. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu phát triển chính sách của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã có đề tài nghiên cứu về đời sống nhà giáo vùng Nam Bộ. Qua khảo sát tại 3 tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang cho thấy, thu nhập nghề giáo khi không có nhóm nghề tay trái, chỉ đáp ứng trung bình 51,87% nhu cầu chi tiêu hàng tháng; còn có nghề tay trái thì đáp ứng 62,55%, giáo viên có thâm niên dưới 10 năm là 45,7%. Dẫn ví dụ nêu trên, đại biểu Châu Quỳnh Dao bày tỏ thống nhất cao với quy định trong dự thảo Luật lần này, đó là tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Cùng quan điểm, ĐBQH Lê Thị Ngọc Linh (Bạc Liêu) nhấn mạnh, việc quy định chính sách ưu tiên về chế độ tiền lương và phụ cấp cho các đối tượng nhà giáo là cần thiết và phù hợp, nhằm khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi sẽ tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, rà soát kỹ, bảo đảm đúng và trúng đối tượng được thụ hưởng.

qh1.jpg
ĐBQH Thái Văn Thành (Nghệ An) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Thái Văn Thành (Nghệ An) khẳng định, chính sách mới về tiền lương, phụ cấp có ảnh hưởng rất lớn đến nhà giáo. Nếu Luật được ban hành và có hiệu lực sẽ nhanh chóng giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo, nhất là đối với nhà giáo cấp học mầm non, chuyên biệt hay nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nên nghiên cứu xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo

Đồng tình về mặt chủ trương, song theo ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh), quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp là chưa rõ ràng, dễ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau.

Đại biểu cũng lưu ý, các phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Việc ưu tiên nhà giáo ở các ngành nghề đặc thù còn thiếu cơ chế cụ thể về mức độ ưu tiên, khiến chính sách khó thực thi đồng bộ, dẫn đến nhà giáo không cảm thấy được bảo đảm về thu nhập, đặc biệt ở các vùng khó khăn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt giáo viên ở những nơi này.

q1.jpg
ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Do đó, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo, bảo đảm mức lương cao hơn rõ ràng so với các ngành khác trong khối hành chính sự nghiệp. Đồng thời, tăng phụ cấp ưu đãi nghề, đặc biệt ở các khu vực khó khăn với tỷ lệ phụ cấp từ 50 - 100% tùy theo mức độ đặc thù của từng địa phương. Quy định rõ mức độ ưu tiên và cơ chế thực thi cho nhà giáo ngành nghề đặc thù, bảo đảm công bằng, hiệu quả.

Từ thực tiễn công tác tại ngành giáo dục, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho biết, đội ngũ nhà giáo đang chiếm 70% đội ngũ viên chức trong toàn bộ lực lượng của xã hội, trong khi chúng ta lại áp bảng lương của hệ thống viên chức cho đội ngũ nhà giáo, kể cả quy định xếp ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp cũng không phù hợp.

qh2.jpg
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Do đó, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị, cần xây dựng một bảng lương riêng cho 70% đội ngũ viên chức là nhà giáo để phù hợp với đặc điểm và vị trí công việc của mỗi người thầy. Chế độ tiền lương cần bù đắp thỏa đáng hao phí lao động để nhà giáo yên tâm, say sưa, tâm huyết với nghề, "không phải lo làm thêm để kiếm sống". Và, để nhà giáo yên tâm công tác, đại biểu kiến nghị phải quy định nhà giáo là đối tượng được mua nhà ở xã hội như quy định đối với đối tượng sĩ quan trong quân đội.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn xúc động bày tỏ: “Kỷ niệm ngày 20.11 năm nay rất đặc biệt, niềm hạnh phúc của các nhà giáo lại được nhân lên rất nhiều vì đúng vào thời điểm này, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo. Chưa nói đến nội dung, chỉ riêng việc Chính phủ xây dựng và trình Quốc hội về dự án Luật Nhà giáo đã là một sự ghi nhận, động viên rất to lớn đối với nhà giáo”.

Liên quan đến vấn đề đại biểu nêu về tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập, Bộ trưởng nêu rõ, khi xây dựng các văn bản luật, Bộ cũng có cái nhìn tổng thể với ngành khác, chứ không muốn "ngành của mình có gì đặc quyền, đặc lợi hay có một điều gì đó ưu ái, bất thường".

“Nhà giáo vốn dĩ là những con người sống trách nhiệm, bao dung, vị tha, không thể nào mình sống sung sướng mà bên cạnh mình những người khác nghèo hơn mình, nhà giáo không chấp nhận điều đó. Chỉ có điều, một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống; và khi chưa đủ sống thì khó có thể toàn tâm, toàn ý dạy học được”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chân thành.

Bộ trưởng cũng nêu rõ, đối với một đất nước khi vừa mới thoát nghèo, cũng chưa phải một nước giàu, nên khi cần ưu tiên, chắc chắn không thể "dàn hàng ngang" ưu tiên cho tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực. Cho nên, khi xét một đột phá chiến lược là quốc sách hàng đầu, thì dứt khoát phải có "một vài sự ưu tiên". Cụ thể, lương thế nào để bảo đảm được cuộc sống ở mức tối thiểu cho nhà giáo, thì dự thảo Luật có quy định nguyên tắc, còn lại Chính phủ sẽ quy định cụ thể.

Với 90 ý kiến thảo luận tại tổ và 37 ý kiến thảo luận tại hội trường với dự án Luật Nhà giáo, Bộ trưởng khẳng định sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến, đồng thời nêu rõ, "khó khăn của nhà giáo chỉ là một phần lý do để xây dựng luật, chính yếu là phải chú trọng phát triển lực lượng nhà giáo".

Quốc hội và Cử tri

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội trường
Lập pháp

Xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội), hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hoàn thiện các quy định về quản lý, khai thác khoáng sản

Là những người đại diện cho cử tri, Nhân dân Quảng Ninh - địa phương có tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản và từ chính những vướng mắc trong hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, tại Kỳ họp thứ Tám, các ĐBQH tỉnh đã tham gia nhiều ý kiến tâm huyết nhằm hoàn thiện các quy định của dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Đoàn ĐBQH tỉnh kiểm tra khu vực sạt trượt đất đá trên diện rộng do ảnh hưởng của bão số 3 tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng đến những chuyển biến rõ nét trong thực tiễn

Để có được nguồn tư liệu, thông tin hết sức phong phú, giàu tính thực tiễn mang đến nghị trường Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhất là hoạt động khảo sát và lắng nghe, tiếp thu thấu đáo những tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân.

Các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Gửi trọn niềm tin

Từ những đóng góp tích cực của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, cử tri các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đều chung một mong mỏi, các nội dung được thông qua tại kỳ họp, nhất là một số dự án Luật, nghị quyết có tác động ảnh hưởng sâu tới đời sống các tầng lớp nhân dân sẽ sớm đi vào cuộc sống.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Samsung là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Niềm tin của nhà đầu tư!

Hôm nay, khi bắt đầu sự kiện, tôi cứ ngỡ đã 2 năm trôi qua, nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc tôi rằng mới chỉ 13 tháng trước. Kể từ khi Thủ tướng đến thăm NVIDIA tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ), với rất nhiều nhiệt huyết và sự tin tưởng, Thủ tướng đã thuyết phục tôi rằng Việt Nam nên là ngôi nhà tương lai của NVIDIA. Con người Việt Nam, những cơ hội tại Việt Nam là lý tưởng để đầu tư ngay hôm nay.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị . Ảnh: Lâm Hiển
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối, giảm 9 đầu mối gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ…

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tiếp xúc với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều cử tri huyện Cao Phong bày tỏ đồng tình với chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, mong muốn chủ trương quan trọng này được thực hiện đồng thời với việc quy định chức năng của các cơ quan, đơn vị; có giải pháp khả thi, đúng đắn để lựa chọn được người đủ năng lực quản lý sau sắp xếp.