Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Đã hội tụ đủ điều kiện để thực hiện

Thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều tán thành với sự cần thiết thực hiện dự án này và kỳ vọng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt tốc độ cao sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm trong ngắn hạn cũng như vừa tạo ra không gian phát triển mới trong dài hạn.

Cách đây 14 năm, Quốc hội Khóa XII đã không thông qua Nghị quyết về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh và giao Chính phủ lập quy hoạch chi tiết; tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ và toàn diện hơn các điều kiện bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của tuyến đường sắt cao tốc này.

d8.jpg
ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Nhưng, hôm nay, như khẳng định của ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh), đất nước ta đã có điều kiện khá hơn, kinh tế vĩ mô ổn định, nợ công thấp, bình quân thu nhập đầu người đang vượt qua mức trung bình thấp. Theo đại biểu, khi đường sắt tốc độ cao đi vào hoạt động, việc đi lại người dân được thuận tiện, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, nhà đầu tư… qua đó giúp khai thác tất cả các tiềm năng, lợi thế của các địa phương mà tuyến đường sắt đi qua, nhất là các tỉnh miền Trung.

qh2.jpg
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Khẳng định “nước ta hiện đã thỏa mãn cả hai điều kiện cần và đủ để triển khai đầu tư thực hiện dự án này”, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nêu rõ, tỷ lệ nợ công của nước ta hiện khá thấp, 37% - là dư địa tốt để huy động thêm khoảng 67 tỷ USD trong vòng 10 năm. Đồng thời, nước ta có "hình thể" kéo dài, lưu thông hàng hóa và nhu cầu kết nối các trung tâm kinh tế dọc hành lang kinh tế Bắc - Nam rất lớn, nhiều khu vực có tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác do nút thắt về chi phí logistic cao.

Mặt khác, như ý kiến của ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa), thời gian vừa qua, việc triển khai một số dự án trọng điểm quốc gia đã thể hiện sự quyết tâm chính trị rất lớn. Sự đổi mới tư duy quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện nhiều công trình trọng điểm quốc gia gần đây đã mang lại hiệu quả rõ rệt, phát huy kết quả. Với những bài học kinh nghiệm trong thời gian vừa qua cũng như căn cứ vào điều kiện thực tế của đất nước, đại biểu nhấn mạnh, việc quyết quyết tâm xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đồng bộ, hiện đại mang tầm quốc tế là rất cần thiết và khả thi trong giai đoạn hiện nay.

d5.jpg
ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tại phiên thảo luận của Quốc hội, cùng với tán thành sự cần thiết đầu tư thực hiện dự án này, nhiều ý kiến đã bày tỏ băn khoăn về hiệu quả đầu tư, nguồn lực dành cho dự án; việc gia tăng tỷ lệ nợ công, bội chi làm vượt trần chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ; việc quyết định chủ trương đầu tư nhưng nguồn vốn bố trí cho dự án cũng chưa thể xác định được cụ thể, rõ ràng ngay từ đầu…

d6.jpg
ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cho rằng đó là những quan ngại chính đáng, nhưng theo ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang), với điều kiện hiện nay của nước ta cùng những giải trình của Chính phủ, thì có thể yên tâm để triển khai dự án chiến lược này. “Chúng ta còn nhiều giải pháp để dần dần có thể giải tỏa các áp lực, lo lắng nói trên”, đại biểu nêu rõ, đồng thời khẳng định, khi đánh giá hiệu quả của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần đánh giá tổng thể tác động của dự án đối với nền kinh tế, sự phát triển của đất nước trong trung và dài hạn.

"Bàn làm chứ không bàn lùi"

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng vốn đầu tư rất lớn, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển lâu dài và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Do vậy, các đại biểu đề nghị, Chính phủ cần đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều để lựa chọn được phương án phù hợp nhất khi xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi.

Trong đó, do tổng mức đầu tư thực hiện dự án là rất lớn, nhiều ý kiến đề nghị, cần tập trung huy động nguồn vốn ở trong nước, vay ưu đãi nước ngoài, hạn chế sử dụng vốn ODA; tập trung sử dụng nguyên vật liệu ở trong nước; huy động các doanh nghiệp trong nước có năng lực chuyên môn để tham gia vào dự án này… "Chúng ta phải tính đến huy động sức dân vì nguồn lực trong dân còn rất lớn, nếu phát hành trái phiếu với lãi suất đủ hấp dẫn người dân sẽ sẵn sàng mua". Nhấn mạnh điều này, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phân tích: Ngân sách nhà nước chưa bảo đảm thì phải đi vay, nhưng vay trong dân thì tất nhiên tốt hơn vay nước ngoài vì lợi nhuận chính người dân trong nước được hưởng, không dịch chuyển ra ngoài, nhưng điều quan trọng hơn là sẽ khơi dậy được tinh thần tự hào dân tộc để đóng góp vào công trình quan trọng quốc gia này”.

d7.jpg
ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Ngoài ra, như đề nghị của đại biểu Hoàng Văn Cường, việc đầu tư dự án phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ để chúng ta làm chủ quá trình đầu tư cũng như phát triển ngành công nghiệp đường sắt trong nước. Bởi lẽ, bài học kinh nghiệm từ thực hiện hai tuyến đường sắt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy, do nhà đầu tư nước ngoài thi công trọn gói nên khi điều kiện không đáp ứng nhà đầu tư có thể dừng và yêu cầu xử phạt hợp đồng.

Thêm vào đó, quá trình vận hành, sửa chữa, thay thế sẽ lệ thuộc mãi vào các nhà cung cấp nước ngoài. “Nếu tiếp tục lựa chọn nhà cung cấp nước ngoài qua đấu thầu như các tuyến đường sắt đô thị vừa qua thì rủi ro thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn đội lên bao nhiêu, nguy hiểm hơn là phải lệ thuộc mãi mãi vào nhà cung cấp nước ngoài”, đại biểu nhấn mạnh.

Và, để triển khai thực hiện dự án này, bên cạnh 19 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt khác quy định pháp luật hiện hành được Chính phủ đề xuất, đại biểu Trần Văn Lâm đề nghị, cần cân nhắc thêm một cơ chế để tạo nguồn vốn dành riêng cho dự án này nhằm chủ động vốn, tăng cường an toàn nợ công quốc gia cũng như bảo đảm khả năng trả nợ của Chính phủ. Theo đó, một số nguồn thu ngân sách nên được ưu tiên chỉ sử dụng cho đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tránh việc sử dụng dàn trải, kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực vào các dự án khác chưa thật sự cấp bách (nguồn tăng thu ngân sách hàng năm; yêu cầu một số khoản thu và tăng thu của ngân sách địa phương cùng đóng góp với ngân sách trung ương; nguồn thu từ khai thác quỹ đất vùng thu cận nhà ga; các nguồn thu đột xuất khác phát sinh ngoài dự toán).

Có thể thấy, với dự án trọng điểm này, các đại biểu đều thống nhất rất cao đối với chủ trương đầu tư để thể chế đường lối, chủ trương của Đảng; góp phần tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển và vươn mình của dân tộc.

Đồng thời, với tinh thần “bàn làm chứ không bàn lùi”, các đại biểu đã đưa ra nhiều nội dung cần quan tâm trong quá trình đầu tư thực hiện dự án này. Với quyết tâm cao, cách làm bài bản, khoa học, sáng tạo, chủ động, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có cơ sở để tin tưởng rằng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật hiện hành, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực thực hiện, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

Cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc đưa ra các chính sách, cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao này, phải có một số quy định nhằm bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Diễn đàn Quốc hội

Phải cởi trói, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh"

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có ý kiến đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để “cởi trói” cho doanh nghiệp Nhà nước, tránh hạn chế quyền tự chủ, cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp, qua đó, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh".

quang cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Rõ ưu điểm, hạn chế của việc bổ sung nguyên tắc trong hoạt động giám sát

Về bổ sung nguyên tắc hoạt động giám sát, một số ý kiến đề nghị bổ sung, một số ý kiến đề nghị không bổ sung. Vì vậy, kết luận phiên thảo luận sáng 29.11, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo phối hợp làm rõ ưu điểm, hạn chế của từng phương án, có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, bảo đảm tính thuyết phục để báo cáo Quốc hội trong Kỳ họp tới.