Về một số vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước

GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân*

Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 đã được Đảng đề ra để cả nước cùng suy nghĩ và phấn đấu để đạt. Nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV, một số văn kiện Đại hội đang được tích cực dự thảo. Bài viết này góp một số ý có liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước trong những thập niên tới.

1. Một công đoạn cần thiết cho mọi hoạch định tương lai

Sau gần 50 năm thống nhất đất nước và 40 năm Đổi Mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã trải qua một chặng đường từ thiếu thốn khó khăn, bị chiến tranh tàn phá nặng nề đến những thành tựu nhìn chung khá toàn diện, nhân dân trong nước nức lòng tham gia đóng góp, được cộng đồng thế giới xem như là một hình mẫu phát triển thành công của một nước đang phát triển.

Đọc lại các văn kiện các kỳ Đại hội từ năm 1991 để thấy đượcchưa được, đánh giá đúng hiện trạng, làm rõ nguyên nhân của các tồn tại bất cập mà nếu không có, đất nước đã còn tiến xa hơn nữa, do vậy là một công đoạn không thể thiếu và cần làm tốt, cơ sở cho mọi dự phóng tương lai.

Đánh giá đúng là đánh giá hiện trạng toàn diện, khoa họckhách quan. Làm rõ nguyên nhân, đặc biệt của các tồn tại và bất cập đã từ nhiều năm chưa khắc phục được, là tìm đầy đủ đi đến cội nguồn của nguyên nhân.

Trên bình diện cả nước, mặc dù đổi mới thể chế đã được nghị quyết là một trong ba mũi đột phá chiến lược từ Đại hội XI năm 2011, sự liên kết phối hợp giữa các địa phương, các vùng, giữa các ngành và với các địa phương vẫn còn không ít khúc mắc. Điều này chẳng những hạn chế phát huy sức mạnh tổng hợp của các vùng, của cả nước, mà có lúc, có nơi còn tạo ra sự cạnh tranh cản trở nhau, kềm hãm sự phát triển của nhau và của đất nước.

Tình trạng ngăn cách, còn nhiều chồng chéo, thiếu phối hợp giữa các Bộ ngành vẫn còn là một tồn tại chưa khắc phục được như mong đợi. Rất nhiều thời gian, năng lượng và nguồn lực đã bị lãng phí bắt nguồn từ đó.

Từ nhiều năm rồi, nhiều thành phố lớn, trước nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ra sức chống ngập, nhưng vẫn chưa khắc phục được; đỉnh triều ở trạm thủy văn Phú An liên tục lập mốc mới. Biến đổi khí hậu nước biển dâng không phải là tất cả nguyên nhân. Sụt lún, một nguyên nhân trực tiếp, dường như chưa được xem xét một cách hệ thống, đầy đủ và thấu đáo; các nguyên nhân, trực tiếp và gián tiếp, chưa được liệt kê, với mức độ nghiêm trọng được đánh giá.

Bắt đầu từ năm 2009, thu nhập bình quân đầu người ở ĐBSCL liên tục tụt giảm so với bình quân cả nước cho tới nay chưa được khắc phục và có xu hướng gia tăng.

Một trong hai nguyên nhân chính là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn còn là vùng trũng về giáo dục và đào tạo. Nguyên nhân thứ hai là hạ tầng cơ sở giao thông vận tải ở đồng bằng không đủ sức chuyển tải lượng hàng hóa nông lâm thủy hải sản mà đồng bằng làm ra và còn có thể làm ra, mặc dù nguồn nhân lực và hạ tầng cơ sở giao thông là hai mũi đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã quyết nghị.

Mấy ví dụ dẫn chứng trên đây cho thấy, đánh giá đúng hiện trạng, làm rõ nguyên nhân của các yếu kém bất cập vẫn còn là một nhiệm vụ cần được triển khai tích cực và tốt hơn. Làm tốt nhiệm vụ này chúng ta còn tích lũy được những tri thức từ thực tiễn về quản lý đất nước trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động và bất định.

2. Biến động và bất định trong bức tranh toàn cầu hiện nay và sắp tới

Một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa đã được đưa lên khi Việt Nam chính thức được kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006, ví “nền kinh tế nước ta như con thuyền, trước chỉ đi trong sông, giờ đây ra biển cả”.

Biển cả cách đây gần 20 năm khi chúng ta gia nhập WTO, mặc dù không ít sóng gió, là khá yên bình so với biển cả hiện nay.

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng từ sự ấm lên của khí hậu toàn cầu, diễn ra khó lường, tàn phá ngày càng khốc liệt khắp các châu lục, nắng hạn kéo dài nối tiếp bão táp cuồng phong.

Đại dịch Covid-19 và những biến thể liên tiếp của virus, không chỉ giết hại ngót 15 triệu người trong khoảng thời gian hai năm, đã thay đổi sâu sắc thế giới, trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, tập quán người dân trong sinh hoạt, tiêu dùng tại tất cả các nước không có loại trừ.

Thu nhập của người dân ở các đô thị bị đe dọa và bấp bênh hơn bao giờ. Cách ly xã hội, một nhà máy, một doanh nghiệp ngừng hoạt động là hàng trăm, hàng nghìn người, thậm chí nhiều hơn nữa, trong một thời gian ngắn bị ảnh hưởng: giảm thu nhập, mất công ăn việc làm, thất nghiệp, kéo theo sức mua giảm, hàng hóa ế ẩm… Phải sống tiết kiệm hơn là một thay đổi nhận thức khá rõ trong xã hội.

Sức lan truyền của đại dịch được nhân lên với sự giao thương và đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Ngăn chặn sự lan truyền sẽ ảnh hưởng ngay đến kinh tế đối ngoại, đến sự đi lại của hàng triệu người mỗi ngày trên thế giới và từ đó đến ngành kinh tế hàng không, đến du lịch.

Toàn cầu hóa kinh tế đã khuếch đại xuyên biên giới các tác hại của đại dịch bởi lẽ nó đã tạo ra một sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Chỉ cần tắc nghẽn ở một khâu cung ứng là ảnh hưởng đến sản xuất của nhiều nền kinh tế có liên quan. Ngược lại, Covid - 19 đã làm bộc lộ tính dễ bị tổn thương của toàn cầu hóa kinh tế, đồng thời sự mong manh của các nền kinh tế trên thế giới.

Các tác động dây chuyền này cứ thế diễn ra không loại trừ nước nào, bất luận đã hay đang phát triển, bất luận ở châu lục nào, càng khiến sự phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia và trong lòng mỗi quốc gia càng xoạc ra, sâu sắc thêm qua đại dịch.

Các thách thức nói trên loài người đã từng trải qua, như dịch cúm Tây Ban Nha ở đầu thế kỷ XX. Cái mới là lần này chúng diễn ra hầu như cùng một lúc, tác động tổng hợpliên hoàn lên nhau khiến cho thiệt hại là đa diện, và khó lường.

Biến động và bất định là đặc điểm của bối cảnh thế giới hiện nay mà nhân loại sẽ phải chung sống trong nhiều năm sắp tới.

Quốc gia nào nắm bắt được đặc điểm, tăng cường năng lực dự báo và tiên liệu các biện pháp ứng phó, không chỉ bị động mà còn biết biến thách thức thành cơ hội, quốc gia đó sẽ tạo ra cho mình một lợi thế tương đối trong phát triển.

Cũng cần phải nói thêm rằng, không phải tất cả đều là bất định. Biến đổi khí hậu nước biển dâng, sự sụt lúnsạt lở bờ biển, bờ sông,sự khan hiếm nước ngọt, sự phân hóa giàu nghèo trên phạm vi toàn cầu là những xu hướng được xác định. Đối với Việt Nam, nguồn nước và trầm tích sông Mekong về ĐBSCL ngày càng ít, với nhiều hệ lụy bất lợi cho đồng bằng, cũng là điều đã rõ.

Tham vọng bá quyền, thể hiện qua những cuộc xung đột địa chính trị vẫn còn đó, tiềm ẩn hay bộc phát dồn dập với sức tàn phá được nhân lên với các tiến bộ khoa học công nghệ cũng không phải là điều hoàn toàn bất định.

3. Khoa học, công nghệ và sự thay đổi sâu sắc bối cảnh thế giới

Trong 250 năm qua, bốn cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) đã nối tiếp nhau trên nền các tiến bộ khoa học và công nghệ[1].

Cuộc CMCN lần thứ nhất với sự phát minh của máy hơi nước (James Watt, 1769) mở ra thời kỳ cơ giới hóa, mạnh nhất ở các ngành dệt và in, giao thông vận tải đường sắt và đường thủy. Việc chinh phục các vùng đất mới, các thuộc địa mới được đẩy mạnh. Sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được công nghiệp hóa. Thương mại và dịch vụ nhờ đó phát triển nhanh. Nhờ công nghiệp in phát triển, nạn mù chữ được xóa dần. Hình thành tầng lớp tư sản công nghiệp và tầng lớp công nhân, những người lao động công nghiệp.

Cuộc CMCN lần thứ 2 ra đời với sự phát hiện dầu hỏa (1859, E.L. Drake) và phát minh điện năng (1880, T. Edison). Sản xuất hàng loạt, sản xuất dây chuyền trở thành hiện thực cùng với mô hình tổ chức sản xuất Taylor. Mặt khác, năm 1840 S. Morse phát minh bảng mã tín hiệu Morse, nhờ đó đã rút ngắn thời gian thông tin liên lạc.

Quy mô phát triển sau CMCN lần thứ 2 nhanh đến mức các cường quốc tranh nhau tìm thuộc địa để cung ứng nguyên liệu, nguồn nhân lực và tranh giành thị trường, bằng chiến tranh nếu cần, kể cả hai cuộc chiến tranh thế giới (1914-1918) và (1939-1945). Giai cấp công nhân được tổ chức để đấu tranh chống bóc lột và bảo vệ quyền lợi của mình. Cương lĩnh của Đảng Cộng sản chào đời rồi Cách mạng Tháng Mười bùng nổ trong bối cảnh kinh tế, xã hội toàn cầu như vậy.

Cuộc CMCN lần thứ 3 ra đời với các máy tính điện tử đầu tiên vào các năm 1947-1950. Khởi đầu nhằm vào tự động hóa quá trình sản xuất, các máy Turing (A. Turing) và số hóa thông tin trên nền của đại số Boole vượt xa mục tiêu ban đầu và mở ra một lĩnh vực khoa học mới, Tin học, khoa học xử lý tự động thông tin bằng máy tính điện tử.

Khoảng cách không gian được rút ngắn với tiến bộ công nghệ trong giao thông vận tải và truyền thông. Internet ra đời vào những năm 1980 rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian. Phương thức làm việc online một phần thời gian trong tuần trở nên ngày càng phổ biến.

Thương mại toàn cầu phát triển. WTO được thành lập nhằm quy định về thương mại giữa các nước theo hướng toàn cầu hóa. Sở hữu trí tuệ và lao động có chuyên môn trở thành hàng hóa được quy định. Mặc dù các quy định của WTO ngày càng ràng buộc hơn cho những nước gia nhập sau, các Hiệp định Thương mại (FTA) vẫn nở rộ với những thỏa thuận ngày càng ngặt nghèo hơn cả của WTO.

Cuộc CMCN lần thứ 3 xuất phát từ tin họcsố hóa thông tin. Tầm tác động của nó vượt xa lĩnh vực công nghiệp. Vì vậy nó còn được gọi là cuộc cách mạng tin học hay cách mạng số.

Khoảng 40 năm sau, cuộc CMCN lần thứ tư ra đời, “gối đầu” lên cuộc CMCN lần thứ 3 (vẫn đang tiếp diễn) với internet đám mây, internet kết nối vạn vậtđiện thoại thông minh. CMCN lần thứ 4 song hành với CMCN lần thứ 3, và đối tượng của nó là mọi hệ thống điều khiển đối thoạiđược. Vì lẽ này, nó còn được gọi là cuộc cách mạng điều khiển (cybernetic).

Logistic như một ngành kinh tế, ban đầu là bản lề giữa KV2 công nghiệp, và KV3 thương mại dịch vụ, và giữa hai lĩnh vực sản xuất và thị trường, manh nha vào năm 1950, phát triển nhanh chóng khi trở thành một bộ môn khoa học về quản lý trên nền cybernetic. Hoạt động của nó thu hẹp khoảng cách giữa KV2 và KV3, và hai lĩnh vực sản xuất và thị trường[2].

CMCN lần thứ 4 tác động to lớn cả về chiều rộng cả về chiều sâu. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2016 cho rằng “nó đã thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với mọi người[3]”. Không chỉ có vậy, với CMCN lần thứ 4, các bài toán như bài toán phát triển bền vững, bài toán quy hoạch lãnh thổ chẳng hạn được tiếp cận toàn diện, hệ thống hơn, không còn giới hạn trong một lĩnh vực. Các giải pháp hơn kém nhau ở cách tiếp cận “xuyên lĩnh vực” và sử dụng các “công nghệ tích hợp”.

Với bốn cuộc CMCN mà mình đã tạo ra, đáng lý ra loài người có thể có cuộc sống ấm no, yên bình, hài hòa giữa lao động và nghỉ ngơi, kiến thức không ngừng được mở rộng, được hưởng thụ những tinh hoa văn hóa của nhân loại, trong công bằng và tiến bộ xã hội, trong hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia.

Rất tiếc các thành tựu khoa học và công nghệ cũng đã được tạo ra và sử dụng không theo hướng đó mà để khai thác, cải tạo thiên nhiên ngày càng quy mô, đôi khi bất chấp quy luật tự nhiên và sức chịu đựng của môi trường.

Sự cạnh tranh vì lợi nhuận trước hết và trên hết được đẩy cao lên mức chưa từng thấy. Các cường quốc tích cực đầu tư và khai thác khoa học và công nghệ cho các tham vọng kinh tế, bá quyền chi phối thế giới của mình.

Thông tin trở thành nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh, thông tin cũng là hàng hóa. Khoảng cách số, khoảng cách giữa những “người nối mạng” và những “người không nối mạng” thêm vào sự phân cách giàu nghèo càng phân cực thế giới.

Thông tin còn được sản sinh ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI), đặt loài người trước những vấn đề chưa có tiền lệ và cần được quản lý là một cảnh báo về những vực thẳm đang chờ.

4. Về mô hình tăng trưởng

4.1. Cơ cấu của mô hình tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế, tuy chưa phải là phát triển, nhưng là yếu tố cần cho phát triển.

Tuy chưa rõ chính xác nguồn gốc nhưng ở châu Á từ thế kỷ XVII đã lưu truyền câu “phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng” nói lên nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của nông nghiệp, của chế biến chế tạo, của thị trường và của tri thức vào thời điểm đó.

Năm 1947 Colin Clark đã thiết lập một lý thuyết để đo lường tiến bộ kinh tế, theo đó nền kinh tế gồm ba khu vực, khu vực một (KV1) cho nông nghiệp, khu vực hai (KV2) cho công nghiệp, và khu vực ba (KV3) cho dịch vụ. Lý thuyết này được Liên Hợp Quốc chấp nhận, đưa vào sử dụng năm 1948. Yếu tố Trí ẩn trong ba KV.

Từ đó tăng trưởng kinh tế được đo bằng tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP, PIB) trong ba khu vực khai thác tài nguyên (KV1), công nghiệp và xây dựng (KV2) và thương mại, dịch vụ (KV3) và phân ra hai lĩnh vực sản xuấtthị trường.

Hoạt động kinh tế cho thấy KV trước cung cấp đầu vào cho các KV sau. Ngược lại, các KV sau là sức hút và động lực cho các KV trước phát triển. Nếu KV3 chỉ là “phân phối lưu thông” thì sẽ thiếu sức hút và động lực cho hai KV1 và KV2.

Hiện nay nhiều ý kiến cho rằng, còn cần xem xét bổ sung vào cơ cấu của tổng sản phẩm quốc nội khu vực thứ tư (KV4) tách ra từ KV3 và đi xuyên ngang, thậm chí xóa nhòa ranh giới giữa các khu vực hiện có, như đang diễn ra với hai khu vực KV2 và KV3 và hai lĩnh vực sản xuất và thị trường thông qua hoạt động logistic[4]. KV4 bao gồm các hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ rất tinh vi, sử dụng công nghệ thông tin, áp dụng các kết quả của toán học. Tư vấn rút ngắn quá trình nghiên cứu - phát triển - thị trường, logistic, đổi mới sáng tạo, AI là những hoạt động mà kết quả được tính vào KV4.

KV4 kén chọn một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tiếp cận và đề xuất cách giải quyết các bài toán của ba khu vực khác. Để làm được công việc này, nguồn nhân lực thích hợp cần được đào tạo.

Trong 14 năm gần đây, các chỉ số của Việt Nam về phát triển con người (Human Development Index, HDI), chỉ số đổi mới sáng tạo (Global Innovation Index, GII) luôn cao hơn so với mức độ phát triển. Đó là vì Việt Nam luôn xem Con Người vừa là động lực, nguồn lực, vừa là mục tiêu của phát triển[5]. Đặc biệt, theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index 2024 Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ caoxuất khẩu hàng hóa sáng tạo. Có ba chỉ số đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia dẫn đầu thế giới là tốc độ tăng năng suất lao động(hạng 3); số lượng ứng dụng điện thoại thông minh được tạo ra (hạng 7); và phần chi nghiên cứu và phát triển do doanh nghiệp trang trải/tổng chi nghiên cứu và phát triển(hạng 9).

Đây là những kết quả rất khích lệ và cần được tiếp tục để “trí” thể hiện qua KV4 của nền kinh tế đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và phát triển của Việt Nam.

4.2. Ba vấn đề về mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Đó là:

(1) Định lượng nông, công, thương, trí trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam nên như thế nào trong bối cảnh thế giới hiện nay để hạn chế ở mức thấp nhất tác động tiêu cực của biến động và bất định đến tăng trưởng kinh tế trong khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá cao? Đây là một bài toán mang tính hệ thống cần mô phỏng với những tham số thể hiện sự ổn định, sức chịu đựng, và thế mạnh của Việt Nam.

(2) Việc xác định mô hình tăng trưởng với các cơ chế chính sách tương ứng còn có ý nghĩa hệ trọng để Việt Nam vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, gia nhập vào nhóm các nước có thu nhập cao, mục tiêu kinh tế mà Việt Nam đặt ra cho mình vào năm 2045.

Cần nhớ rằng, các ngưỡng phân định nhóm thu nhập trung bình và nhóm thu nhập cao là di động qua các năm. Một tính toán dựa trên ngoại suy đến năm 2030 cho chúng ta kết quả sau đây[6]

Ngưỡng TNTB thấp đạt 5304 < GNI_ng/n VN đạt 5387 < Ngưỡng TNTB cao đạt 14996

(US$)

Bất đẳng thức này chỉ để tham khảo vì ngoại suy cho một thời gian dài không bảo đảm sát với thực tế, và nhất là không tính đến những đổi mới về cơ chế chính sách, quyết tâmvươn lên của cả nước vốn là đặc trưng của dân tộc. Nó chỉ nhắc chúng ta rằng, quãng đường sắp tới cần có sự nỗ lực vượt bậc thì Việt Nam mới gia nhập nhóm các nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.

(3) Sau cùng, với đường lối Đổi mới, thị trường không phải là một phạm trù kinh tế của riêng chủ nghĩa tư bản nữa, và Việt Nam từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện ra sao, ở khâu nào? ở khâu xác định mô hình tăng trưởng hay ở khâu phân phối lại lợi nhuận làm ra của xã hội, theo phương châm “không để ai tụt lại phía sau, người dân là trung tâm vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển”? Giải đáp thành công câu hỏi sẽ là một đóng góp quan trọng vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hiểu là một phủ định biện chứng của chủ nghĩa tư bản, một hình thái xã hội cao hơn, nhân văn và nhân bản hơn.

5. Về công tác quy hoạch

5.1. Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả như thế nào tùy thuộc vào quy hoạch tổng thể, vào quy hoạch ngành trên phạm vi cả nước, và quy hoạch các vùng sinh thái - kinh tế

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch được Luật Quy hoạch quy định là “Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia”.

Trong hệ thống quy hoạch quốc gia, Luật quy định quy hoạch tổng thể quốc gia(QHTTQG) nằm ở vị trí cao nhất của hệ thống và là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước. Luật còn quy định “quy hoạch vùng phải phù hợp với QHTTQG và các quy hoạch khác cấp cao hơn”.

Để đảm bảo vừa sự thống nhất vừa sát với thực tế ở cơ sở, cần có sự đối thoại định kỳ và đột xuất hai chiều trên xuống và dưới lên[7], càng cần thiết trong bối cảnh biến động và bất định hiện nay.

5.2.Quy hoạch tích hợp đa ngànhlà một yêu cầuđối với quy hoạch tổng thể một vùng lãnh thổ (QHVLT)

Khuyến cáo về công tác cần thiết và phức tạp này, Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) đã nhận xét khái quát là “một nhóm chuyên gia chuyên ngành nhưng biết tiếp cận vấn đề tổng hợp sẽ đề xuất cách giải quyết các mâu thuẫn giữa các ngành trong quy hoạch có hiệu quả hơn một tập hợp đông các vị lãnh đạo và chuyên gia nhưng mỗi người chỉ biết bảo vệ lợi ích của ngành, địa phương mình”.

Bài “Từ thực tế ĐBSCL, tiến tới một quy trình quy hoạch vùng lãnh thổ tích hợp minh bạch”[8] đã viết về công tác này và đề xuất một quy trình để góp phần tháo gỡ.

5.3. Đảm bảo tính khả thi và bền vững của các dự án đầu tư

Triển khai quy hoạch sẽ thực hiện các dự án đầu tư được ghi trong quy hoạch. Để phát triển vùng được bền vững, cần đảm bảo tính khả thi và bền vững của các dự án đầu tư này.

Trên thực tế, có không ít dự án được ghi vào quy hoạch nhưng chưa được nghiên cứu kỹ. Có dự án ghi cốt để tìm nhà đầu tư. Một số dự án đầu tư công nhiều nghìn tỷ đồng đã được triển khai, đã đi vào hoạt động từ nhiều năm nhưng đối chiếu với mục tiêu đề ra thì không hoặc chưa đạt yêu cầu. Giải thích tình trạng này, các chủ đầu tư nói rằng vì mới là “giai đoạn 1”. Nhưng hỏi dự án có bao nhiêu giai đoạn, đến khi nào hoàn thành tổng vốn đầu tư ước là bao nhiêu thì không có câu trả lời. Tuy vậy họ cho rằng họ đã căn cứ các quy định của Luật Xây dựng (2014).

Trong hai năm 2022 – 2023, nhiều tuyến đường cao tốc đã được xây dựng, một số đã đưa vào sử dụng, theo phương thức phân kỳ đầu tư mà trong giai đoạn 1 nhiều tuyến chỉ có 4 làn xe, không có làn cứu hộ, nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe, không có dải phân cách cứng, và suốt dọc không có trạm dừng chân. Nhiều tai nạn chết người đã xảy ra. Có cao tốc đi vào hoạt động mới mấy tháng đã có đoạn hàng trăm mét bị ngập khi mưa lớn kéo dài.

Để quy hoạch được triển khai tốt, vốn đầu tư công được sử dụng có hiệu quả cao, những điều kiện cần để quyết định một dự án đầu tư có hợp phần xây dựng và trách nhiệm trong phân kỳ đầu tư cần được luật pháp quy định chặt chẽ hơn[9].

5.4. Theo dõi và đổi mới công nghệ trong quy hoạch, quy định và quy chuẩn

Theo dõi công nghệ là hết sức quan trọng trong công tác quy hoạch.

Cách đây khoảng một thập kỷ, nhìn về Ninh Thuận chỉ thấy nắng và khô cằn. Điện mặt trời đã thay đổi hoàn toàn đánh giá tiềm năng vùng đất này. Tương tự khi nói đến năng lượng cho ĐBSCL, chỉ nghĩ đến điện than mặc dù biết rằng bụi than P2,5 tai hại cho môi trường và sức khỏe người dân. Điện gió được triển khai đầu tiên ở Bạc Liêu, năng lượng tái tạo nói chung cho thấy là một phần của giải pháp thay thế.

Phải thay đổi kịp thời các quy định, quy chuẩn để sớm áp dụng các công nghệ mới đã phổ biến ở nước ngoài.

Ở ĐBSCL, nhất là ở Tây Nam sông Hậu, nơi có nhiều đồng lũ, cao trình mặt đất thấp, nên đất từ yếu đến rất yếu, vin vào quy định về suất đầu tư mà không tính sòng phẳng và đầy đủ các hạng mục, vin vào quy chuẩn chưa có để bám lấy giải pháp xây cao tốc trên mặt đất, trì hoãn việc ứng dụng những công nghệ đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới để tăng tỷ lệ các đoạn cao tốc trên cầu cạn như chính Thủ tướng Chính phủ yêu cầu[10] là những biện minh khó chấp nhận.

6. Về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực, quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển, càng quan trọng hơn trong bối cảnh biến động và bất định.

6.1.Đặc thù của nguồn nhân lực

Trong các nguồn lực để triển khai quy hoạch, nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt riêng có. Không như nguồn vốn và nguyên vật liệu được sử dụng là không còn, chất xám của nguồn nhân lực sau sử dụng được tích lũy và giàu thêm.

Thế giới càng hội nhập đi đôi với cạnh tranh thì nguồn nhân lựcđã qua đào tạo, có tay nghề và trình độ càng quan trọng, vì nó là thành tố của sức cạnh tranh quốc gia, là động lực của sức sáng tạo quốc gia, và vì lẽ đó các tài năng được săn đón, chào mời và tranh giành.

Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá và xếp hạng nguồn nhân lực như là hợp phần của chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitivity Index, GCI)[11]. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) xem nó là hợp phần của chỉ số sáng tạo toàn cầu (GII)[12]. Từ năm 2013, Viện châu Âu về quản trị kinh doanh (INSEAD) đánh giá sự thu hút nhân tài của các nước thông qua chỉ số cạnh tranh tài năng toàn cầu (Global Talent Competitivity Index, GTCI)[13].

Trong các báo cáo này, các chỉ số trên đây của Việt Nam được đánh giá. Rất cần có quyết sách để chúng tốt hơn[14].

Cần nhấn mạnh thêm là cùng với hạ tầng cơ sở giao thông, nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có tay nghề và trình độ là một yếu tố để các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư FDI vào một nước, một địa phương[15].

picture1-8525-9935.png
Hình 1

Hình 1 thể hiện đồ thị vốn FDI đăng ký vào Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, vào Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, và xu hướng tuyến tính trong 10 năm (2010 – 2019) và trong 5 năm (2015-2019).

Chúng ta không quên một tiềm lực tri thức người Việt Nam hoặc gốc Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Khoảng cách không gian không còn là một cản trở họ cộng tác với trong nước. Trên thực tế đã có không ít cộng tác trong - ngoài nước. Vấn đề là xác lập được đối tác và có chính sách để sự cộng tác phục vụ tích cực hơn nữa sự phát triển của đất nước.

6.2. Đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay

Nói tới nguồn nhân lực là trước tiên nói tới đào tạo. Đào tạo các ngành nghề gì trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển ngày càng nhanh, vừa để đáp ứng thị trường lao động vừa tạo dựng cho đất nước một nền tảng khoa học cơ bản cho phép tiếp cận được những phát minh mới nhất trên thế giới?

Để trả lời câu hỏi này, cần “nhúng” công tác này vào môi trường của cuộc CMCN lần thứ tư mà đặc trưng là sự tiếp cận tổng hợp, sựxóa mờ ranh giới giữa các khoa học, sự tích hợp các công nghệ, dẫn đến những đổi thay lớn và nhanh chưa từng thấy, và môi trường hội nhập quốc tế mà đặc trưng là hợp tác đi đôi với cạnh tranh, là sự di chuyển lao độngsự giành giật tài năng.

Theo chúng tôi, nội hàm và yêu cầu cụ thể của “đổi mới giáo dục và đào tạo cơ bản và toàn diện” để đất nước đồng hành cùng cuộc CMCN lần thứ 4 là bên cạnh lòng yêu nước, cốt lõi là đào tạo con người làm chủ, năng động, có khả năng thích ứng, sáng tạo, có tư duy độc lập.

Đào tạo ra những con người như thế, còn phải biết sử dụng, phát huygìn giữ đi đôi với thu hút tài năng để nguồn nhân lực của đất nước ngày càng mạnh, đông về số lượng, cao về chất lượng. Đây là những vấn đề thuộc lĩnh vực chính sách, chiến lược của Nhà nước mà các quốc gia đều chăm lo[16].

picture2-6623-3259-6904-6216.png
Hình 2.

7. Đôi lời kết

Bối cảnh thế giới hiện nay là chưa có tiền lệ. Hơn bao giờ, loài người cần điều chỉnh hành vi của mình đối với Thiên nhiênĐồng loại. Hơn bao giờ, các quốc gia cần ôn lại những bài học vì sao và từ đâu đã bùng nổ hai cuộc Thế chiến, để dập tắt mầm mống của cuộc Thế chiến tiếp theo, hủy diệt hơn nhiều, khi còn kịp. Hơn bao giờ, sự hình thành một trật tự kinh tế thế giới công bằng và nhân văn hơn, hợp tác để cùng phát triển bền vững, vì hòa bình, hạnh phúc và thịnh vượng của nhân loại là khát vọng chính đáng và nóng bỏng của nhân dân thế giới.

Tôi tin ở bản lĩnh của dân tộc và trí tuệ Việt Nam, với sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng, sẽ lèo lái con tàu Việt Nam không bị sóng gió của biển cả dồi dập và sẽ xây dựng thành công “một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”, như Bác Hồ đã viết trong Di chúc của Người.

* GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước, Chủ nhiệm Chương trình khoa học cấp nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp Đồng bằng sông Cửu Long (1983-1990), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Đại biểu Quốc Hội Khóa IX, X, XI

[1] Phần này sử dụng nhiều ý trong bài viết “Nhìn lại các cuộc Cách mạng công nghiệp. Quan hệ với giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học”, trong sách Những hòn đá nhỏ vì sự phát triển bền vững, Q.2, Đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Ngọc Trân, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2023, ISBN 978-604-479-309-2, t. 483-494.

[2] Nguyễn Ngọc Trân, 2024, https://giaoducthoidai.vn/logistic-den-tu-dau-di-den-dau-post679794.html

[3] Klaus Schwab, 2016, The Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum.

[4] Có ý kiến không ngần ngại cho rằng “Ngày nay nghĩ đơn giản về một chính sách công nghiệp nhắm vào xây dựng các nhà máy là nhìn vào hiện thực sản xuất với cặp kính của quá khứ. Phân biệt kinh tế giữa công nghiệp và dịch vụ ngày nay không còn ý nghĩa nữa, là không nhìn trực diện thực tế logistic”. Tuy nhiên ý kiến này được nhiều chuyên gia cho là chưa đủ cơ sở. (A. Rouquet, 2022, “Les États les plus en pointe sur le plan industriel concilient unestratégie industrielle et logistique forte (Các quốc gia tiên tiến nhất về công nghiệp kết hợp một chiến lược công nghiệp và logistic mạnh)”, Le Monde, 29.1.2022.

[5] Phát biểu trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ công bố Báo cáo chỉ số GII năm 2024 ngày 26/9/2024.

[6] Nguyễn Ngọc Trân, 2022, CẦN MỘT SỰ NỖ LỰC VƯỢT BẬC | Báo Đại biểu Nhân dân (daibieunhandan.vn)

[7] Sách Những hòn đá nhỏ vì sự phát triển bền vững, Q. 2, Đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Ngọc Trân, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2023, ISBN 978-604-479-309-2, Phần IV, Quy hoạch quốc gia và quy hoạch vùng, trang 339-469.

[8] Tài liệu đã dẫn trên đây, trang 401-409

[9] https://thesaigontimes.vn/quyet-dinh-va-phan-ky-cac-du-an-dau-tu-cong-co-hop-phan-xay-dung/

[10] Từ ý kiến chỉ đạo đến chỉ thị, những lý do băn khoăn - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

[11] (a) Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum, WEF) công bố hàng năm chỉ số cạnh tranh toàn cầu, GCI, (Global Competitiveness Index) của khoảng 140 nền kinh tế trên thế giới. Số liệu có từ năm 2006.

[12] Global Innovation Index, GII, do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) kết hợp với Đại học Cornell và Học viện Insead xác lập và công bố hàng năm từ năm 2011.

[13] The Global Talent Competitiveness Index (GTCI) Talent Attraction and International Mobility, 2015-16, Bruno Lanvin and Paul Evans, Editors.

[14] Nguyễn Ngọc Trân, 2016, Nguồn nhân lực - Hợp phần của cạnh tranh và sáng tạo, đối tượng cạnh tranh toàn cầu - Báo Đại biểu Nhân dân (daibieunhandan.vn)

[15] Nguyễn Ngọc Trân, 2020, Một tiếp cận phân tích 32 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, trong sách Những hòn đá nhỏ vì sự phát triển bền vững, Q. 2, Đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Ngọc Trân, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2023, ISBN 978-604-479-309-2, trang 267-278.

[16] Tài liệu đã dẫn ở phụ chú 13.

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ chiều 24.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định các trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác khiến người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người bệnh, tổng hợp thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về hồ sơ đề nghị thanh toán. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, giảm thủ tục hành chính, tránh tiêu cực.

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn
Quốc hội và Cử tri

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Trong phiên thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2% phí công đoàn. Kinh phí công đoàn được để lại Công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập
Diễn đàn Quốc hội

Ba vấn đề cần làm rõ để bảo đảm luật “không cần quá dài”

Để bảo đảm định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm rằng Quốc hội cần "đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp", trong đó “luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài”, cần làm rõ ba vấn đề: Lập pháp bắt đầu bằng nội dung hay thẩm quyền? Luật cốt ở ban hành hay thi hành? Và ai giải thích luật?”. Luật sư NGUYỄN TIẾN LẬP, thành viên Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nêu ý kiến.

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa)
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết để thực hiện các yêu cầu cấp bách, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Đồng thời lưu ý, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ cần bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?
Diễn đàn Quốc hội

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?

Việc có tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội hay không là một nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận khi thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp sáng 23.10. Một số ý kiến đề nghị, cần phân tích thấu đáo, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để có quy định phù hợp, khoa học và khả thi hơn.

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn
Văn hóa - Thể thao

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, nhiều quy định trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được rà soát, chỉnh lý bám sát các mục tiêu, quan điểm, chính sách lớn; đồng thời bảo đảm phù hợp với thực tiễn, chặt chẽ song vẫn tạo thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

TS. Việt
Quốc hội và Cử tri

Muốn pháp luật có giá trị lâu dài, phải đánh giá tác động toàn diện

“Một trong những yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra cho Quốc hội là bảo đảm “các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài”. Muốn vậy, cần có đánh giá tác động toàn diện, với các số liệu cụ thể, thuyết phục”, TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) chia sẻ.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Diễn đàn Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Trong bối cảnh đất nước không ngừng phát triển, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế lên đến 350 km/h. Đây không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng vươn mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa) phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Chính sách ưu đãi phải khả thi, hiệu quả

Chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược tại phiên họp toàn thể sáng 22.10. Qua đó, các đại biểu đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu thấu đáo, bảo đảm các chính sách ưu đãi phải thực sự khả thi, hiệu quả.

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Quốc hội và Cử tri

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 từ ngày 17-19.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane. Trao đổi với báo chí tháp tùng Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công rất tốt đẹp. Thông qua những kết quả cụ thể đạt được, chuyến thăm chắc chắn sẽ tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp Việt Nam - Lào.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, kiến tạo phát triển

Sáng mai, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc, trong đó, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp với số lượng các dự luật nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nhấn mạnh tinh thần đổi mới trong tư duy xây dựng pháp luật, các đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng, các quyết sách được Quốc hội đưa ra tại Kỳ họp sẽ giúp khơi thông điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, kiến tạo cho phát triển, tạo tiền đề cho việc “về đích” thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh)
Diễn đàn Quốc hội

Quyết sách đúng đắn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ thảo luận, xem xét thực sự khách quan, toàn diện, trọng tâm, qua đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, có ý nghĩa như đòn bẩy, động lực thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Giải quyết ở tầm nhìn và chủ thuyết trong quan hệ toàn diện phát triển kinh tế với chính trị, văn hóa

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Cần thiết phải thấy rằng, mỗi quyết sách về kinh tế cần bắt đầu từ nền móng trước hết là một quyết sách về chính trị, văn hóa và nhân văn, để tránh rơi vào quyết định luận kinh tế đơn thuần, nhất là khắc chế quy luật tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vị tiền”, cổ xúy vô hình cho thói “tiền trao cháo múc”, “trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa”… của kinh tế thị trường mà không ít quốc gia mắc phải khi cùng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu về dự án Luật Dữ liệu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội

Nhấn mạnh dữ liệu vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực vừa là động lực mới cho sự phát triển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát dự thảo Luật Dữ liệu, bảo đảm có những chính sách thật sự đặc thù, vượt trội.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Thấu tình đạt lý, thuyết phục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Với những vụ việc kéo dài, cần giải quyết thấu tình đạt lý, tới nơi tới chốn, có tính thuyết phục, đặc biệt phải làm một cách bài bản hơn nữa trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận nội dung thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Có nên quy định về giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Phiên họp thứ 38, các thành viên UBTVQH đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hoạt động giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp. Đặc biệt cần thể hiện cho được những tư tưởng đổi mới trong hoạt động này. Trong đó, một trong những đề nghị mới, đó là có nên quy định về giải trình của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới hiện nay, bảo đảm tính phản ứng nhanh và vai trò của cơ quan thường trực của Quốc hội.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Nội dung báo cáo cần mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đồng thời, tham gia ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.