Pháp luật chống độc quyền của Mỹ:

Không ngừng hoàn thiện

Còn nhớ tháng 12 năm ngoái, hàng chục tiểu bang ở Mỹ đã khởi kiện chống độc quyền lần thứ ba nhằm vào Google, cáo buộc "ông lớn" này lạm dụng lợi thế về tìm kiếm để loại bỏ cạnh tranh. Thực vậy, sự phát triển của internet và những công nghệ đi kèm đang khiến vấn đề cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền trở nên nóng hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ về vấn đề đó, các nhà lập pháp Mỹ luôn tìm cách hoàn thiện và cập nhật hệ thống pháp luật liên quan để theo kịp và phù hợp với thời đại mới.

Cốt lõi của pháp luật chống độc quyền

Vụ kiện của những cơ quan thực thi luật chống độc quyền của 38 bang và hạt ở Mỹ nói trên là tương tự nhưng có quy mô lớn hơn vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ nhằm vào Google đầu năm 2020. Đơn kiện cáo buộc Google đã ký các thỏa thuận nhằm loại trừ các đối thủ, lợi dụng vị thế để phục vụ cho các quảng cáo cũng như kết quả tìm kiếm trực tuyến của mình… 

Thực tế, lịch sử tố tụng của Mỹ từng ghi nhận nhiều vụ kiện chống độc quyền, trong đó vụ kiện tai tiếng nhất là Tập đoàn Standard Oil của vua dầu lửa Rockefeller. Trong thập niên 1880 và 1890, vua dầu mỏ Rockefeller đưa Standard Oil thống trị ngành dầu lửa nhờ vào hiệu quả sản xuất và những chiến lược kinh doanh thông minh. Nhờ việc gần như độc quyền, Standard Oil ngày càng phát triển và dần thâu tóm các đối thủ cạnh tranh, đồng thời mở rộng sang nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, sự lớn mạnh đó khiến nhiều người lo ngại về khả năng thao túng toàn bộ nền kinh tế quốc gia của Standard Oil. Vì thế, một chiến dịch chống độc quyền bắt đầu hình thành và Standard Oil cuối cùng đã bị “ngã ngựa” bởi Luật chống độc quyền Sherman dưới phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ vào năm 1911, buộc tập đoàn phải chia tách thành 34 công ty nhỏ khác nhau…

Hiện nay, hệ thống pháp luật cạnh tranh của Mỹ bao gồm: Luật chống độc quyền Sherman năm 1890, Luật chống độc quyền Clayton năm 1914, Luật về Ủy ban Thương mại Liên bang (1914), Luật Robinson-Patman (bổ sung Luật Clayton về hành vi bán phá giá hàng hoá trong nước, Luật Wheeler-Lea (bổ sung những hành vi cạnh tranh không lành mạnh), Luật Celler-Kefauver (quy định việc kiểm soát sáp nhập, mua lại). Trong số đó, cốt lõi của pháp luật chống độc quyền của đất nước cờ hoa nằm ở chủ yếu ở 3 luật là Luật Sherman, Luật Ủy ban Thương mại Liên bang và Luật Clayton.

Luật Sherman ngăn chặn “mọi hợp đồng, sự liên kết hoặc âm mưu không hợp lý nhằm hạn chế thương mại” cũng như “sự độc quyền, cố gắng độc quyền hoặc âm mưu hay sự kết hợp để độc quyền”. Những vi phạm có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng vì mức phạt có thể lên đến 100 triệu USD đối với các tập đoàn và 1 triệu USD đối với cá nhân, cũng như án tù lên đến 10 năm.

Trong khi đó, Luật Ủy ban Thương mại Liên bang cấm “các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh” và “các hành vi hoặc thực thi không công bằng hay lừa đảo”. Theo Tòa án Tối cao Mỹ, vi phạm Luật Sherman cũng vi phạm Luật Ủy ban Thương mại Liên bang. Mặc dù về mặt kỹ thuật Ủy ban Thương mại Liên bang không thể thực thi Luật Sherman, nhưng nó có thể đưa ra các trường hợp theo Luật Ủy ban Thương mại Liên bang chống lại các vi phạm Luật Sherman. Luật Ủy ban Thương mại Liên bang thành lập ra cơ quan cạnh tranh tại Mỹ. Trước đây, các vụ cạnh tranh ở nước này đều do Cục Chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp thực hiện. Sau khi thành lập Uỷ ban Thương mại Liên bang, cơ quan này giám sát việc thực thi luật cạnh tranh thuộc mảng dân sự và bổ sung thêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như làm hàng giả, quảng cáo gian dối.

Còn Luật Clayton đề cập đến các thực tiễn cụ thể mà Luật Sherman có thể không giải quyết. Những điều này bao gồm ngăn chặn việc sáp nhập và mua lại có thể “làm giảm đáng kể cạnh tranh hoặc có xu hướng tạo ra độc quyền”, ngăn chặn giá cả, dịch vụ và trợ cấp phân biệt đối xử trong giao dịch giữa các thương gia, yêu cầu các công ty lớn thông báo cho chính phủ về các hoạt động sáp nhập và mua lại, đồng thời cho phép các bên tư nhân có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại gấp ba lần khi họ bị tổn hại do hành vi vi phạm Luật Sherman và Luật Clayton, cũng như cho phép các nạn nhân xin lệnh tòa để cấm vi phạm trong tương lai.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Tiếp tục sửa đổi

Hiện nay, Quốc hội Mỹ đang xem xét dự luật mới về chống độc quyền. Nếu được thông qua, dự luật Thực thi luật cạnh tranh và chống độc quyền năm 2021 sẽ làm tăng gánh nặng tuân thủ đối với nhiều vụ sáp nhập để chứng tỏ rằng chúng sẽ không tạo ra nguy cơ giảm cạnh tranh. Dự luật cũng sẽ thành lập một văn phòng liên bang mới để thực thi các quy định đó, cũng như tăng các hình phạt dân sự trong các vụ kiện chống độc quyền.

Được biết, dự luật mới do Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar giới thiệu hôm 4.2.2021, có tính toàn diện và sâu rộng để có thể nhắm vào ngành công nghệ, từ đó tạo ra thay đổi lớn đối với luật pháp chống độc quyền. Cụ thể, nó sẽ loại bỏ tiền lệ hàng thập kỷ, vốn đã bổ sung định nghĩa cho các tiêu chuẩn vô hình được đặt ra bởi các luật chống độc quyền. Tòa án Tối cao Mỹ từng cho rằng, luật chống độc quyền chỉ nên được áp dụng để bảo vệ người tiêu dùng, chứ không phải để bảo vệ các đối thủ cạnh tranh khỏi các công ty có thể cung cấp cho người tiêu dùng giá thấp hơn hoặc sản phẩm tốt hơn. Thay vào đó, luật chống độc quyền chỉ nên cấm các hoạt động hoặc sự kết hợp có thể gây tổn hại đến cạnh tranh và dẫn đến giá cao hơn, giảm chất lượng hoặc sản lượng.

Mặt khác, dự luật của Thượng nghị sĩ Klobuchar nhấn mạnh, các đối thủ non trẻ hoặc tiềm năng - ngay cả những đối thủ chưa có lợi nhuận hoặc hoạt động thiếu hiệu quả - có thể là một nguồn quan trọng của kỷ luật cạnh tranh. Và mặc dù không đề cập đến Amazon, Apple, Google hay Facebook, nhưng dự luật khẳng định chỉ riêng “sự hiện diện và thực thi quyền lực thị trường... đã làm tăng bất bình đẳng kinh tế”.

Dự luật sẽ viết lại Phần 7 của Luật Clayton (điều chỉnh việc kết hợp kinh doanh) để cấm bất kỳ sự sáp nhập nào tạo ra rủi ro đáng kể của việc làm giảm cạnh tranh, thay vì chỉ những hành động làm giảm đáng kể sự cạnh tranh.

 Nó cũng sửa đổi Luật Clayton để cấm rõ ràng việc sáp nhập tạo ra monopsony - thường được định nghĩa là quyền lực độc quyền đối với phía người mua, chứ không phải là người bán hoặc nhà cung cấp. Bên cạnh đó, dự luật sẽ mở rộng đáng kể các hạn chế theo Mục 2 của Đạo luật Sherman, cấm mua lại hoặc duy trì độc quyền thông qua các phương tiện phản cạnh tranh.

Chưa hết, đề xuất luật của Thượng nghị sĩ còn thêm một điều khoản mới cấm “hành vi loại trừ” của “các công ty thống lĩnh” (được định nghĩa là những công ty có thị phần từ 50% trở lên hoặc sở hữu “sức mạnh thị trường đáng kể”). Ngoài ra, dự luật sẽ tạo ra cho Ủy ban Thương mại Liên bang một “Văn phòng Vận động cạnh tranh” mới, cũng như một “Bộ phận phân tích thị trường” để hoàn thành sứ mệnh đó. Dự luật cũng bao gồm một số biện pháp khác được thiết kế để tăng đòn bẩy trong các vụ kiện công và tư nhằm thực thi các khiếu nại chống độc quyền. Nó sẽ tăng các hình phạt tiền của Luật Sherman và Luật Clayton.

Quyết định

Điều chỉnh quyền lực của các "ông lớn" công nghệ
Nghị viện thế giới

Điều chỉnh quyền lực của các "ông lớn" công nghệ

Ngày 24.3, các nghị sĩ và giới chức Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về một trong những dự luật sâu rộng nhất thế giới nhằm điều chỉnh quyền lực của các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Nó có khả năng định hình lại các cửa hàng ứng dụng, quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử, dịch vụ nhắn tin và các công cụ kỹ thuật số hàng ngày khác.
Cơ cấu thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện
Quyết định

Cơ cấu thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện

Từ năm 1995, Thư viện Quốc hội được chia làm các bộ phận: Phòng Nghiên cứu và phân tích thông tin lập pháp, Phòng Tiếp nhận và xử lý, Phòng Quản lý thông tin công nghệ, Phòng Kế hoạch, ngân sách và kiểm toán và Phòng Tổng hợp. Cơ cấu này thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi thời kỳ.
Covid-19 đẩy lùi tiến bộ về bình đẳng giới
Quyết định

Covid-19 đẩy lùi tiến bộ về bình đẳng giới

Sự lây lan của đại dịch Covid-19 đang đe dọa đẩy lùi những tiến bộ mà thế giới đạt được trong những thập kỷ qua liên quan đến bình đẳng giới. Đại dịch đang làm sâu sắc thêm những bất bình đẳng có từ trước, bộc lộ những lỗ hổng trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế, từ đó làm khuếch đại các tác động của đại dịch. Trên mọi lĩnh vực, từ y tế đến kinh tế, an ninh đến bảo trợ xã hội, tác động của Covid-19 ngày càng trầm trọng hơn đối với phụ nữ và trẻ em gái. Việc khắc phục tình trạng bất bình đẳng này phải là một phần của quá trình phục hồi để bảo đảm phục hồi được toàn diện.
Những điều kiện cơ bản để thực hiện GRB
Quyết định

Những điều kiện cơ bản để thực hiện GRB

Bất kỳ chính quyền nào cũng có khả năng triển khai việc lập ngân sách đáp ứng theo giới (GRB) nếu có đủ ý chí, quyết tâm chính trị. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã tổng kết 4 yếu tố là điều kiện tiên quyết để bất kỳ cơ quan công quyền nào cũng có thể thúc đẩy GRB một cách lâu dài và hiệu quả.
Các bước triển khai GRB
Quyết định

Các bước triển khai GRB

Lập ngân sách đáp ứng giới không chỉ là một quy trình kỹ thuật về phân bổ nguồn lực và thiết kế chính sách, mà nó là quy trình nhằm đưa ra một tập hợp các quyết định ở cấp cao nhất về cách thức ưu tiên chi tiêu.
Từ “Zero Covid” đến “chung sống”
Quyết định

Từ “Zero Covid” đến “chung sống”

Cho đến trước khi biến thể Delta bùng phát trên thế giới, hầu hết các nước đều muốn đạt được mục tiêu “Zero Covid” (tiêu diệt hoàn toàn Covid-19), dùng các biện pháp phong tỏa, cách ly và đóng cửa nền kinh tế nghiêm ngặt để đối phó với đại dịch. Tuy nhiên, sự xuất hiện liên tiếp của các biến thể chỉ ra một thực tế: Virus Corona sẽ vĩnh viễn không thể bị tiêu diệt và thế giới chỉ có thể chọn “chung sống” với nó. Đây sẽ là hướng tiếp cận tất yếu trong tương lai mà ở đó, các nước sẽ phải học cách kiểm soát các ổ dịch, song song với mục tiêu dỡ bỏ những cản trở đối với hoạt động kinh tế.
Chiếc áo không vừa cho tất cả
Quyết định

Chiếc áo không vừa cho tất cả

Chung sống với dịch bệnh sẽ là hướng đi tất yếu trong tương lai, kinh nghiệm của mỗi nước cho thấy con đường tới đích chung sống cùng Covid-19 hoàn toàn không giống nhau. Lộ trình chung sống phải được cân nhắc tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh thực tiễn của mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn cụ thể.
Nhân tố quyết định
Quyết định

Nhân tố quyết định

Với tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay, phủ sóng vaccine chính là điều kiện tiên quyết để có thể chung sống với dịch bệnh.
Bảo vệ người lao động khu vực phi chính thức
Quyết định

Bảo vệ người lao động khu vực phi chính thức

Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế chậm lại cùng với tình hình sức khỏe bị đe dọa bởi virus SARS-Cov-2, hàng triệu lao động đang phải đối mặt với tình trạng giáo dục và chăm sóc trẻ em bị gián đoạn, bệnh tật gia đình, mất việc làm và giảm thu nhập kéo dài. Điều này đặc biệt đúng với 2 tỷ lao động tại khu vực phi chính thức, chiếm 61% lực lượng lao động toàn cầu, buộc các quốc gia phải nhanh chóng đưa ra các chính sách trợ giúp.
Hỗ trợ các bên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Quyết định

Hỗ trợ các bên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Vào tháng 4.2020, chỉ một tháng sau khi WHO chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, Quốc hội Singapore đã nhanh chóng thông qua Đạo luật Covid-19 Các biện pháp tạm thời (gọi tắt là Đạo luật Covid-19) và có hiệu lực ngay lập tức nhằm bảo vệ các cá nhân và pháp nhân không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng vì đại dịch.
Covid-19 làm nóng điều khoản bất khả kháng
Quyết định

Covid-19 làm nóng điều khoản bất khả kháng

Trong những tháng vừa qua, điều khoản bất khả kháng được các công ty lớn nhỏ viện dẫn trong các vụ kiện tranh chấp hợp đồng ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Giới luật gia nhận định, cuộc khủng hoảng Covid-19 đang tạo ra sự chú ý đối với điều khoản bất khả kháng và kiểm nghiệm tính ràng buộc của các hợp đồng hơn bất kỳ sự kiện nào khác trước đây.
Ấn Độ: Cập nhật theo thời đại
Quyết định

Ấn Độ: Cập nhật theo thời đại

Pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền của Ấn Độ liên tục được quan tâm điều chỉnh, đổi mới trong bối cảnh cách mạng kỹ thuật số đang thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và nhận được sự đón nhận, chào đón của người tiêu dùng.
Những vụ rò rỉ thông tin đình đám và sự ra đời của APPI
Quyết định

Những vụ rò rỉ thông tin đình đám và sự ra đời của APPI

Dựa vào ý tưởng rằng công nghệ thông tin có thể trở thành một công nghệ chiến lược toàn cầu trong thế kỷ XXI, Chính phủ Nhật Bản đã chủ trương xây dựng một xã hội thông tin có mạng lưới cao với cơ sở hạ tầng tối tân. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu cũng đồng thời tạo ra những lỗ hổng trong bảo mật thông tin cá nhân. Trong lịch sử của 20 năm gần đây, Nhật Bản đã phải chứng kiến một số vụ rò rỉ thông tin cá nhân đình đám, thúc đẩy quốc gia này phải ban hành một đạo luật để điều chỉnh lĩnh vực này.
Siết chặt để bảo vệ
Quyết định

Siết chặt để bảo vệ

Kể từ khi có hiệu lực năm 2005, Luật Bảo vệ thông tin cá nhân (APPI) của Nhật Bản đã được sửa đổi hai lần. Bản sửa đổi đầu tiên được ban hành vào năm 2015 với những thay đổi có hiệu lực vào năm 2017 và Bản sửa đổi mới nhất được giới thiệu vào tháng 6.2020 và dự kiến có hiệu lực muộn nhất vào tháng 6.2022, sẽ đưa ra những quy định siết chặt hơn nhằm tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân cũng như đòi hỏi trách nhiệm cao hơn của các chủ doanh nghiệp sử dụng thông tin.
APPI áp dụng cho ai?
Quyết định

APPI áp dụng cho ai?

APPI áp dụng cho tất cả các nhà khai thác kinh doanh xử lý dữ liệu cá nhân ở Nhật Bản. Điều này đề cập đến cả các công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ ở Nhật Bản và có trụ sở trong nước và những công ty có văn phòng bên ngoài nước đó. Do đó, tương tự như GDPR, luật bảo mật của Nhật Bản hiện có phạm vi rộng hơn.
Không để thế giới chìm trong rác
Quyết định

Không để thế giới chìm trong rác

Các bãi rác thải đầy ứ không còn chỗ chứa đang trở thành nỗi nhức nhối của nhiều nước trên thế giới. Điều này khiến cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm quản lý và xử lý rác thải trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Israel tăng cường hoạt động thu gom và tái chế rác điện tử
Quyết định

Israel tăng cường hoạt động thu gom và tái chế rác điện tử

Theo báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc, lượng rác thải điện tử toàn cầu đã tăng 20% trong 5 năm qua. Trong khi đó, chưa đến 1/5 lượng rác này được tái chế, hầu hết bị đốt hoặc đổ bỏ, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trong bối cảnh đó, Israel đang đặt mục tiêu đẩy mạnh thực thi các quy định về thu gom và tái chế, biến hoạt động trên thành ngành công nghiệp có giá trị.
Tối đa hóa giá trị của phế thải
Quyết định

Tối đa hóa giá trị của phế thải

Theo dữ liệu của Eurostat, trung bình mỗi công dân EU tạo ra 489kg rác thải vào năm 2018, tương ứng với tổng số lượng là 251 triệu tấn. Trong đó, chất thải rắn đô thị chỉ chiếm 10% con số trên. Tuy nhiên, đây là chủ đề mang tính chính trị cao ở EU vì chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm quản lý, thu gom, và là vấn đề nhạy cảm về tài chính vì đòi hỏi các khoản đầu tư công lớn.