Pháp luật một số nước về Quản lý rác thải

Israel tăng cường hoạt động thu gom và tái chế rác điện tử

Theo báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc, lượng rác thải điện tử toàn cầu đã tăng 20% trong 5 năm qua. Trong khi đó, chưa đến 1/5 lượng rác này được tái chế, hầu hết bị đốt hoặc đổ bỏ, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trong bối cảnh đó, Israel đang đặt mục tiêu đẩy mạnh thực thi các quy định về thu gom và tái chế, biến hoạt động trên thành ngành công nghiệp có giá trị.

Thực trạng toàn cầu

Ấn bản thứ ba của Báo cáo "Giám sát chất thải điện tử toàn cầu 2020", dựa trên dữ liệu năm 2019, ước tính lượng rác thải điện tử trên thế giới đạt kỷ lục là 53,6 tấn, tăng 21% trong 5 năm. Các tác giả dự đoán, lượng rác thải điện tử toàn cầu sẽ đạt 74 triệu tấn vào cuối thập kỷ này, gần gấp đôi lượng rác thải trong 16 năm. Đặc biệt, chỉ 17,4% lượng rác trên được “ghi nhận là được thu gom và tái chế chính thức”.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc mô tả rác thải điện tử như một “mỏ đô thị” vì tiềm năng khai thác kim loại từ đây lớn hơn từ tự nhiên, nhưng lại gây thiệt hại cho động vật hoang dã và môi trường. Các nguồn tài nguyên chính là đồng, sắt, vàng và cả kim loại hiếm như germanium hay indium. Theo báo cáo, “giá trị nguyên liệu thô trong rác thải điện tử toàn cầu vào năm 2019 tương đương khoảng 57 tỷ USD. Trong đó, giá trị của các nguyên liệu thô được thu hồi một cách lành mạnh với môi trường từ rác thải điện tử trên toàn cầu chỉ đạt 10 tỷ USD. Như vậy, 47 tỷ USD đáng ra có được nhờ tái chế đã bị lãng phí.

Hầu hết các sản phẩm điện tử đều có chất phụ gia độc hại hoặc các chất gây nguy hiểm, và việc không xử lý chúng đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm không khí và nguồn nước. Những chất đã được điểm danh là thủy ngân, chì, chất chống cháy có thành phần brom và các hợp chất hóa học có khả năng phá hủy tầng ozone. Nỗi lo về việc rò rỉ các chất này đang gia tăng đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi hoạt động tái chế không chính thức được thực hiện bằng tay, không có bất kỳ trung tâm xử lý chất thải hoặc ô nhiễm nào và đốt tràn lan.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Hành động của Israel

Hiện nay xử lý rác thải điện tử ở Israel chủ yếu dựa vào Luật Xử lý môi trường đối với thiết bị điện, điện tử và pin, vốn được thông qua năm 2012 và có hiệu lực vào năm 2014. Mục đích của Luật là thiết lập các thủ tục liên quan đến quản lý môi trường đối với các sản phẩm kể trên để tái sử dụng, hạn chế lượng rác thải phát sinh, ngăn chặn hoạt động chôn lấp, cũng như giảm thiểu nhiều mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe liên quan.

Luật Xử lý môi trường đối với thiết bị điện, điện tử và pin áp dụng nguyên tắc trách nhiệm đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu thiết bị điện tử, trong đó bao gồm nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm sau khi sử dụng hết vòng đời phải được xử lý không ảnh hưởng tới môi trường, cũng như đáp ứng các mục tiêu tái chế do luật đặt ra. Văn bản pháp lý này còn xác định các cơ chế thu gom, vận chuyển và xử lý được ủy quyền, giao việc quản lý toàn bộ quy trình đó cho các Cơ quan Tuân thủ được công nhận (ACB). Những cơ quan này được Bộ Bảo vệ môi trường công nhận theo các điều kiện và yêu cầu cụ thể. Các kênh thu gom chính thức là người bán (khách hàng có thể giao sản phẩm cũ cho người bán tại thời điểm bán hoặc giao hàng), các thành phố trực thuộc địa phương (bố trí thu gom do từng thành phố quy định) và chủ sở hữu rác thải (các doanh nghiệp tích tụ rác thải điện tử chỉ được loại bỏ chúng thông qua ACB). Bất kỳ rác thải nào không được thu gom qua một trong các kênh trên đều không được công nhận hoặc bị coi là “không chính thức”, hay bất hợp pháp.

Thực hiện theo quy định của luật, Israel đang có hai tập đoàn chịu trách nhiệm thu gom và tái chế rác thải là MAI và Ecommunity. Giám đốc điều hành của MAI, Amnon Sharoor cho biết, rác thải điện tử được thu gom sẽ được chuyển đến các nhà máy tái chế ở Israel, và vào cuối quá trình, nguyên liệu thô được chuyển đến các quốc gia khác để sử dụng trong những sản phẩm mới. Ông Sharoor nói: “Nhờ áp dụng luật, một ngành công nghiệp tái chế thành công ở địa phương đã phát triển cùng hàng chục nhà máy mới được mở ra, trong khi các nhà máy tái chế nhựa và nhiều vật liệu khác phải đóng cửa”.

Hàng năm, Israel phát sinh khoảng 130.000 tấn rác thải, nhưng Bộ Bảo vệ môi trường của nước này vẫn rất nỗ lực để thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Theo dữ liệu của Bộ, tổng lượng chất thải điện tử được tái chế bởi hai tập đoàn trên trong năm 2015 đã đạt được tiêu tái chế 20% theo luật, tạo tiền đề hoạt động hiệu quả cho các năm tiếp theo. Tuy nhiên, Israel nhận thức được rằng vẫn còn nhiều trở ngại đáng kể trong quá trình thực thi đầy đủ pháp luật. Bởi chỉ có một số chính quyền địa phương vào cuộc khiến cho khả năng thu gom bị hạn chế. Ngoài ra, một lượng lớn rác thải điện tử được chuyển lậu đến các nhà máy không có giấy phép ở Giới tuyến Xanh, nơi hoạt động tái chế bất hợp pháp mang lại những khoản lợi nhuận màu mỡ. Bên cạnh đó, Israel vẫn còn thiếu các quy định rõ ràng về cách xử lý từng loại sản phẩm và từng thành phần của rác thải điện tử, không giống như ở châu Âu.

Hơn nữa, một điều quan trọng không kém đối với hoạt động tái chế rác thải điện tử là quá trình sản xuất các sản phẩm mới cũng có tác động lớn đến môi trường. Thực tế, quá trình khai thác những vật liệu cần thiết để sản xuất các sản phẩm trên gây ra thiệt hại lớn cho tự nhiên. Hoạt động tái chế chỉ cung cấp thay thế một phần nguyên liệu, vì vậy việc khai thác vẫn tiếp tục trên quy mô lớn. Những vướng mắc đó chính là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách và lập pháp Israel đang phải nhanh chóng đi tìm lời giải, bởi không bao lâu nữa ô nhiễm do quá trình sản xuất và thải bỏ thiết bị điện tử sẽ lớn đến mức không thể bù đắp được bằng cách tái chế.

Quyết định

Điều chỉnh quyền lực của các "ông lớn" công nghệ
Nghị viện thế giới

Điều chỉnh quyền lực của các "ông lớn" công nghệ

Ngày 24.3, các nghị sĩ và giới chức Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về một trong những dự luật sâu rộng nhất thế giới nhằm điều chỉnh quyền lực của các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Nó có khả năng định hình lại các cửa hàng ứng dụng, quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử, dịch vụ nhắn tin và các công cụ kỹ thuật số hàng ngày khác.
Cơ cấu thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện
Quyết định

Cơ cấu thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện

Từ năm 1995, Thư viện Quốc hội được chia làm các bộ phận: Phòng Nghiên cứu và phân tích thông tin lập pháp, Phòng Tiếp nhận và xử lý, Phòng Quản lý thông tin công nghệ, Phòng Kế hoạch, ngân sách và kiểm toán và Phòng Tổng hợp. Cơ cấu này thường xuyên được kiện toàn và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi thời kỳ.
Covid-19 đẩy lùi tiến bộ về bình đẳng giới
Quyết định

Covid-19 đẩy lùi tiến bộ về bình đẳng giới

Sự lây lan của đại dịch Covid-19 đang đe dọa đẩy lùi những tiến bộ mà thế giới đạt được trong những thập kỷ qua liên quan đến bình đẳng giới. Đại dịch đang làm sâu sắc thêm những bất bình đẳng có từ trước, bộc lộ những lỗ hổng trong các hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế, từ đó làm khuếch đại các tác động của đại dịch. Trên mọi lĩnh vực, từ y tế đến kinh tế, an ninh đến bảo trợ xã hội, tác động của Covid-19 ngày càng trầm trọng hơn đối với phụ nữ và trẻ em gái. Việc khắc phục tình trạng bất bình đẳng này phải là một phần của quá trình phục hồi để bảo đảm phục hồi được toàn diện.
Những điều kiện cơ bản để thực hiện GRB
Quyết định

Những điều kiện cơ bản để thực hiện GRB

Bất kỳ chính quyền nào cũng có khả năng triển khai việc lập ngân sách đáp ứng theo giới (GRB) nếu có đủ ý chí, quyết tâm chính trị. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã tổng kết 4 yếu tố là điều kiện tiên quyết để bất kỳ cơ quan công quyền nào cũng có thể thúc đẩy GRB một cách lâu dài và hiệu quả.
Các bước triển khai GRB
Quyết định

Các bước triển khai GRB

Lập ngân sách đáp ứng giới không chỉ là một quy trình kỹ thuật về phân bổ nguồn lực và thiết kế chính sách, mà nó là quy trình nhằm đưa ra một tập hợp các quyết định ở cấp cao nhất về cách thức ưu tiên chi tiêu.
Từ “Zero Covid” đến “chung sống”
Quyết định

Từ “Zero Covid” đến “chung sống”

Cho đến trước khi biến thể Delta bùng phát trên thế giới, hầu hết các nước đều muốn đạt được mục tiêu “Zero Covid” (tiêu diệt hoàn toàn Covid-19), dùng các biện pháp phong tỏa, cách ly và đóng cửa nền kinh tế nghiêm ngặt để đối phó với đại dịch. Tuy nhiên, sự xuất hiện liên tiếp của các biến thể chỉ ra một thực tế: Virus Corona sẽ vĩnh viễn không thể bị tiêu diệt và thế giới chỉ có thể chọn “chung sống” với nó. Đây sẽ là hướng tiếp cận tất yếu trong tương lai mà ở đó, các nước sẽ phải học cách kiểm soát các ổ dịch, song song với mục tiêu dỡ bỏ những cản trở đối với hoạt động kinh tế.
Chiếc áo không vừa cho tất cả
Quyết định

Chiếc áo không vừa cho tất cả

Chung sống với dịch bệnh sẽ là hướng đi tất yếu trong tương lai, kinh nghiệm của mỗi nước cho thấy con đường tới đích chung sống cùng Covid-19 hoàn toàn không giống nhau. Lộ trình chung sống phải được cân nhắc tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh thực tiễn của mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn cụ thể.
Nhân tố quyết định
Quyết định

Nhân tố quyết định

Với tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay, phủ sóng vaccine chính là điều kiện tiên quyết để có thể chung sống với dịch bệnh.
Bảo vệ người lao động khu vực phi chính thức
Quyết định

Bảo vệ người lao động khu vực phi chính thức

Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế chậm lại cùng với tình hình sức khỏe bị đe dọa bởi virus SARS-Cov-2, hàng triệu lao động đang phải đối mặt với tình trạng giáo dục và chăm sóc trẻ em bị gián đoạn, bệnh tật gia đình, mất việc làm và giảm thu nhập kéo dài. Điều này đặc biệt đúng với 2 tỷ lao động tại khu vực phi chính thức, chiếm 61% lực lượng lao động toàn cầu, buộc các quốc gia phải nhanh chóng đưa ra các chính sách trợ giúp.
Hỗ trợ các bên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Quyết định

Hỗ trợ các bên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Vào tháng 4.2020, chỉ một tháng sau khi WHO chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, Quốc hội Singapore đã nhanh chóng thông qua Đạo luật Covid-19 Các biện pháp tạm thời (gọi tắt là Đạo luật Covid-19) và có hiệu lực ngay lập tức nhằm bảo vệ các cá nhân và pháp nhân không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng vì đại dịch.
Covid-19 làm nóng điều khoản bất khả kháng
Quyết định

Covid-19 làm nóng điều khoản bất khả kháng

Trong những tháng vừa qua, điều khoản bất khả kháng được các công ty lớn nhỏ viện dẫn trong các vụ kiện tranh chấp hợp đồng ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Giới luật gia nhận định, cuộc khủng hoảng Covid-19 đang tạo ra sự chú ý đối với điều khoản bất khả kháng và kiểm nghiệm tính ràng buộc của các hợp đồng hơn bất kỳ sự kiện nào khác trước đây.
Ấn Độ: Cập nhật theo thời đại
Quyết định

Ấn Độ: Cập nhật theo thời đại

Pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền của Ấn Độ liên tục được quan tâm điều chỉnh, đổi mới trong bối cảnh cách mạng kỹ thuật số đang thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và nhận được sự đón nhận, chào đón của người tiêu dùng.
Không ngừng hoàn thiện
Quyết định

Không ngừng hoàn thiện

Còn nhớ tháng 12 năm ngoái, hàng chục tiểu bang ở Mỹ đã khởi kiện chống độc quyền lần thứ ba nhằm vào Google, cáo buộc "ông lớn" này lạm dụng lợi thế về tìm kiếm để loại bỏ cạnh tranh. Thực vậy, sự phát triển của internet và những công nghệ đi kèm đang khiến vấn đề cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền trở nên nóng hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ về vấn đề đó, các nhà lập pháp Mỹ luôn tìm cách hoàn thiện và cập nhật hệ thống pháp luật liên quan để theo kịp và phù hợp với thời đại mới.
Những vụ rò rỉ thông tin đình đám và sự ra đời của APPI
Quyết định

Những vụ rò rỉ thông tin đình đám và sự ra đời của APPI

Dựa vào ý tưởng rằng công nghệ thông tin có thể trở thành một công nghệ chiến lược toàn cầu trong thế kỷ XXI, Chính phủ Nhật Bản đã chủ trương xây dựng một xã hội thông tin có mạng lưới cao với cơ sở hạ tầng tối tân. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu cũng đồng thời tạo ra những lỗ hổng trong bảo mật thông tin cá nhân. Trong lịch sử của 20 năm gần đây, Nhật Bản đã phải chứng kiến một số vụ rò rỉ thông tin cá nhân đình đám, thúc đẩy quốc gia này phải ban hành một đạo luật để điều chỉnh lĩnh vực này.
Siết chặt để bảo vệ
Quyết định

Siết chặt để bảo vệ

Kể từ khi có hiệu lực năm 2005, Luật Bảo vệ thông tin cá nhân (APPI) của Nhật Bản đã được sửa đổi hai lần. Bản sửa đổi đầu tiên được ban hành vào năm 2015 với những thay đổi có hiệu lực vào năm 2017 và Bản sửa đổi mới nhất được giới thiệu vào tháng 6.2020 và dự kiến có hiệu lực muộn nhất vào tháng 6.2022, sẽ đưa ra những quy định siết chặt hơn nhằm tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân cũng như đòi hỏi trách nhiệm cao hơn của các chủ doanh nghiệp sử dụng thông tin.
APPI áp dụng cho ai?
Quyết định

APPI áp dụng cho ai?

APPI áp dụng cho tất cả các nhà khai thác kinh doanh xử lý dữ liệu cá nhân ở Nhật Bản. Điều này đề cập đến cả các công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ ở Nhật Bản và có trụ sở trong nước và những công ty có văn phòng bên ngoài nước đó. Do đó, tương tự như GDPR, luật bảo mật của Nhật Bản hiện có phạm vi rộng hơn.
Không để thế giới chìm trong rác
Quyết định

Không để thế giới chìm trong rác

Các bãi rác thải đầy ứ không còn chỗ chứa đang trở thành nỗi nhức nhối của nhiều nước trên thế giới. Điều này khiến cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm quản lý và xử lý rác thải trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Tối đa hóa giá trị của phế thải
Quyết định

Tối đa hóa giá trị của phế thải

Theo dữ liệu của Eurostat, trung bình mỗi công dân EU tạo ra 489kg rác thải vào năm 2018, tương ứng với tổng số lượng là 251 triệu tấn. Trong đó, chất thải rắn đô thị chỉ chiếm 10% con số trên. Tuy nhiên, đây là chủ đề mang tính chính trị cao ở EU vì chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm quản lý, thu gom, và là vấn đề nhạy cảm về tài chính vì đòi hỏi các khoản đầu tư công lớn.