Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN 41 (AIPA 41)

Gắn kết và chủ động thích ứng

Đảm nhận trọng trách Chủ tịch AIPA 41 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp cả trên thế giới và trong khu vực là một thách thức vô cùng lớn, nhưng với tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, Quốc hội Việt Nam đã và đang triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Năm Chủ tịch AIPA với hình thức phù hợp, tăng cường vai trò của AIPA trong việc đồng hành, chung tay với chính phủ các nước bảo vệ “ngôi nhà chung ASEAN”.

Đồng hành, chung tay với chính phủ các nước ASEAN

Ngay khi tiếp nhận vai trò Chủ tịch AIPA 41, Quốc hội Việt Nam đã tích cực, khẩn trương chuẩn bị và sẵn sàng tổ chức các hoạt động hội nghị trong khuôn khổ Năm Chủ tịch AIPA. Những tháng đầu năm nay, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã khiến công việc chuẩn bị cho AIPA 41 phải tạm lùi, không thể tiến hành theo cách thức truyền thống. Dẫu vậy, với vai trò Chủ tịch AIPA, Quốc hội Việt Nam đã chủ động tìm ra những cách thức hiệu quả để thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại phiên họp.
Ảnh: Lâm Hiển

Ngày 30.3.2020, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA đã gửi thư tới các Chủ tịch Nghị viện thành viên AIPA và Tổng Thư ký AIPA kêu gọi các nghị viện thành viên AIPA đồng hành, chung tay với Chính phủ đối phó với đại dịch bằng việc phát huy mạnh mẽ vai trò của mình, thông qua các biện pháp và chính sách do chính phủ đề xuất nhằm ứng phó dịch bệnh; tạo thuận lợi phân bổ nguồn lực và tăng cường kết nối với người dân. Thông điệp của Chủ tịch Quốc hội đã nhận được sự phản hồi tích cực của các Nghị viện thành viên.

Cuối tháng 6 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã phối hợp tổ chức thành công Cuộc gặp Lãnh đạo ASEAN - AIPA theo phương thức trực tuyến nhân Hội nghị cấp cao ASEAN 36. Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã dự Phiên họp đặc biệt về trao quyền cho phụ nữ trong thời đại số trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 36. Ngày 29.6, Quốc hội chủ trì tổ chức thành công Hội nghị Hội đồng tư vấn AIPA về hiểm họa ma túy lần thứ 3 (AIPACODD 3) bằng hình thức trực tuyến.

Ngày 30.7.2020, Quốc hội chủ trì tổ chức thành công “Hội nghị Đối tác nghị viện về hợp tác văn hóa - giáo dục vì sự phát triển bền vững” theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, các nghị sĩ đại diện cho các Nghị viện thành viên AIPA, Tổng Thư ký AIPA, đại diện Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới và UNESCO tại Việt Nam. Kết quả Hội nghị sẽ được đưa vào báo cáo tại Ủy ban Xã hội và trình Đại hội đồng AIPA 41 thông qua. Đây cũng là hội nghị đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động AIPA theo sáng kiến của Quốc hội Việt Nam trong Năm Chủ tịch AIPA 2020.

Trước đó, ngày 13.7, Ban Thư ký quốc gia AIPA 41 đã thông báo tới Ban Thư ký AIPA và Ban Thư ký các nghị viện thành viên AIPA về chủ trương tổ chức họp trực tuyến và các phương án tổ chức mới cùng cách thức thảo luận, thông qua dự thảo nghị quyết tại Đại hội đồng AIPA 41, đề nghị các nước gửi chủ đề nghị sự và đề xuất dự thảo nghị quyết. Đến ngày 23.7, Ban Thư ký quốc gia đã nhận được thư của Tổng Thư ký AIPA thông báo ý kiến đối với các vấn đề liên quan đến việc tổ chức họp Đại hội đồng AIPA 41 trực tuyến, trong đó có 16 dự thảo nghị quyết chủ đề nghị sự có sự đóng góp của Quốc hội các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Ban Thư ký AIPA.

Ngày 27.7, Ban Thư ký quốc gia AIPA 41 đã thông báo tới Ban Thư ký AIPA và Ban Thư ký các nghị viện thành viên AIPA về dự kiến các chủ đề nghị sự tại các Ủy ban của AIPA do Quốc hội Việt Nam đề xuất trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp tại các dự thảo Nghị quyết đề xuất của các nghị viện thành viên, bảo đảm một nghị quyết chung tại mỗi ủy ban. Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức AIPA 41 Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, một trong những điểm mới của Đại hội đồng AIPA 41 mà Quốc hội Việt Nam đang chủ động thúc đẩy là các chủ đề nghị sự của mỗi ủy ban sẽ được gộp vào nghị quyết chung, trong đó có sự đóng góp của các nước. Việc thông qua nghị quyết chung như vậy sẽ tránh tình trạng bàn thảo kéo dài và tận dụng được thời gian họp trực tuyến. Việc thảo luận các dự thảo nghị quyết cũng sẽ được tiến hành qua thư điện tử, hoàn thành bản dự thảo cuối cùng trước khi trình thông qua tại Ủy ban của AIPA.

Nhiều hoạt động khác trong khuôn khổ AIPA cũng đã được các cơ quan của Quốc hội chủ động tham gia, tổ chức như: Thường trực Ủy ban Đối ngoại tham gia các hội nghị trực tuyến với Hạ viện Indonesia về tăng cường hợp tác liên nghị viện chống đại dịch Covid-19; Hội nghị về chủ đề buôn bán động vật hoang dã, nguồn gốc của Covid-19 và phòng chống các đại dịch tương lai của Ban Thư ký AIPA và Quỹ Bảo tồn quốc tế (ICCF); Hội nghị trực tuyến về Quản lý rác thải trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do Ban Thư ký AIPA phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á - Đông Á tổ chức...

Phục hồi kinh tế - mẫu số chung về lợi ích

Với việc tổ chức Đại hội đồng AIPA 41 theo phương thức trực tuyến, tại phiên họp sáng qua, 5.8, các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia, Ban Tổ chức AIPA 41 đều cho rằng, vấn đề quan trọng nhất phải tập trung hiện nay là chuẩn bị nội dung nghị sự của Đại hội đồng.

Từ khung chương trình dự kiến được báo cáo tại phiên họp, có thể thấy, nội dung trọng tâm, xuyên suốt tại các phiên họp trong khuôn khổ của Đại hội đồng tới đây chính là thúc đẩy sự gắn kết, chủ động thích ứng và phục hồi kinh tế ASEAN sau đại dịch Covid-19. Đơn cử như, Ủy ban Kinh tế dự kiến sẽ xem xét, thông qua nghị quyết về vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy gắn kết và phục hồi kinh tế ASEAN sau dịch bệnh Covid-19. Ủy ban Xã hội dự kiến sẽ xem xét, thông qua nghị quyết về tăng cường vai trò của AIPA xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN chủ động thích ứng với đại dịch Covid-19. Đối thoại AIPA - ASEAN dự kiến sẽ tập trung vào đại dịch Covid-19 và tác động tới việc triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 trên cả 3 trụ cột...

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho rằng, các ưu tiên về nội dung chương trình nghị sự AIPA 41 như vậy rất đúng trọng tâm, trọng điểm và hoàn toàn phù hợp với ưu tiên của ASEAN, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi bài toán phục hồi kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của tất cả quốc gia ASEAN song song với vấn đề phòng, chống dịch Covid-19.

Nhìn từ sự gắn kết giữa ASEAN và AIPA, lãnh đạo Bộ Ngoại giao cũng đề xuất một số nội dung mà Quốc hội Việt Nam và các nghị viện thành viên AIPA nên thảo luận và tập trung thúc đẩy. Trong đó, về phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, nhấn mạnh, đây là “trọng tâm của trọng tâm” trong chương trình nghị sự của các nước ASEAN và AIPA, là mẫu số chung về lợi ích của các nước ASEAN, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, góc độ tiếp cận của ASEAN đối với vấn đề này là toàn diện. Cụ thể, ASEAN nhấn mạnh phục hồi kinh tế, xã hội, an ninh và yếu tố hòa bình, ổn định trong đại dịch để phục hồi kinh tế.

Trong bối cảnh các rào cản thương mại gia tăng và thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, ASEAN cũng đặc biệt tập trung thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư, thương mại số; thúc đẩy sự phục hồi, vận hành trở lại của các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là các cảng biển trong ASEAN; thúc đẩy các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hệ thống y tế, hỗ trợ người yếu thế trong bối cảnh tỷ lệ người nghèo, người thất nghiệp ngày càng gia tăng. ASEAN cũng nhấn mạnh cam kết chính trị của các nước thành viên tạo môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

Hay với chủ đề thúc đẩy vai trò của nữ nghị sĩ trong bảo đảm việc làm và thu nhập của lao động nữ. Đánh giá đề xuất này rất đúng và trúng, song một số ý kiến cũng cho rằng, nếu khoanh lại trong bảo đảm việc làm và thu nhập của lao động nữ là tương đối hẹp. Năm 2020 kỷ niệm 25 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Bắc Kinh về bình đẳng giới, 20 năm Nghị quyết 1325 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, 5 năm thực hiện chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc về mục tiêu phát triển bền vững. Trao quyền cho phụ nữ là một ưu tiên cao trong ASEAN. Nhấn mạnh điều này, các ý kiến đề nghị, với vai trò Chủ tịch AIPA 41, Quốc hội Việt Nam có thể thúc đẩy hơn nữa nội dung bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, phát huy vai trò của phụ nữ trong hòa bình, an ninh và phát triển thông qua đề xuất mở rộng nội dung thảo luận tại Hội nghị Nữ nghị sĩ.

Hơn một tháng nữa, Đại hội đồng AIPA 41 sẽ chính thức được tổ chức. Các công việc chuẩn bị cho Đại hội đồng đang được khẩn trương chuẩn bị. Các nội dung cụ thể được xem xét, thảo luận tại Đại hội đồng AIPA 41 cũng sẽ tiếp tục được hoàn thiện.

4 tháng trước, trong thư gửi Chủ tịch Quốc hội/Nghị viện các nước thành viên AIPA, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch AIPA 41 Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng”. Với tinh thần như thế, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đứng trước những thử thách nào ở hiện tại và trong tương lai, chắc chắn, Nghị viện các nước thành viên AIPA sẽ luôn tìm được cách thức phù hợp để thực hiện vai trò, trọng trách của mình với người dân mỗi nước và với cộng đồng ASEAN.

Lập pháp

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Lập pháp

Cần cơ chế, chính sách vượt trội khuyến khích đầu tư phát triển đường sắt

Cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43 vừa qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các chính sách về phát triển, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu sửa đổi Luật Đường sắt phải tập trung vào các chính sách đột phá mạnh mẽ, phát triển bứt phá
Chính trị

Phát triển đường sắt với tư duy vượt trội, tầm nhìn dài hạn

“Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới có đoàn tàu Thống Nhất, bây giờ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm rồi đoàn tàu Thống Nhất vẫn không có gì thay đổi về vận tốc, vận tải, có chăng chỉ là thay đổi kết cấu phòng ốc, điều kiện phương tiện, còn vận tốc vẫn y như cách đây 50 năm”.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga
Quốc hội và Cử tri

Lý giải rõ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thiết yếu

Cho rằng, bản chất của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào mặt hàng xa xỉ, không khuyến khích tiêu dùng. Trong khi đó, xăng và điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống là mặt hàng thiết yếu, có ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ thuế tiêu tiêu đặc biệt đối với 2 mặt hàng này. Nếu không bỏ thì phải lý giải tại sao đưa mặt hàng thiết yếu vào đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rà soát phạm vi sửa đổi, bảo đảm xử lý tốt nhất các bất cập hiện nay

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp thứ 43, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, qua hơn 17 năm thi hành, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã xuất hiện nhiều bất cập, vướng mắc trong thực tiễn cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi và hội nhập quốc tế. Do vậy, cần tiếp tục rà soát phạm vi sửa đổi để xử lý tốt nhất các bất cập hiện nay.