Các nhóm dân cư đang ngày càng được các hội đồng thu hút như một kênh để tìm hiểu các vấn đề của địa phương và giúp cộng đồng đóng góp vào việc xây dựng các chính sách của hội đồng, một phần của quá trình ra quyết định, tham gia vào hoạt động giám sát của hội đồng.
Quy trình này đã được sử dụng thành công trong việc gắn kết và tăng cường năng lực cho những người nghèo nhất ở cộng đồng, giúp xây dựng và duy trì nguồn vốn xã hội. Chẳng hạn, ở Indonesia, nhân dân và các nhóm công chúng có quyền tham gia góp ý vào kế hoạch của các dự án phát triển của địa phương từ thấp đến cao. Quá trình lập kế hoạch hàng năm phải qua 6 bước tham vấn công chúng, bắt đầu bằng các hội nghị ở cấp xã, tiếp theo ở cấp huyện, thành phố, tỉnh. Trên thực tế, quá trình này thu hút sự tham gia khá rộng rãi của công chúng vào việc lập kế hoạch phát triển địa phương. Tương tự như vậy, quá trình lập kế hoạch phát triển địa phương ở Ấn Độ cũng phải qua 6 bước từ dưới lên. Ở Anh, theo Luật về lập kế hoạch địa phương năm 1971, việc lập kế hoạch phát triển địa phương cần phải được tham vấn ý kiến công chúng. Trong giai đoạn lập kế hoạch chiến lược tổng thể, hội đồng hạt phải tiến hành các hoạt động tham vấn công chúng khác nhau. Trong giai đoạn thực hiện các kế hoạch riêng biệt, nhiều quy định của pháp luật cũng đòi hỏi hội đồng địa phương phải tham vấn ý kiến các tổ chức, cá nhân liên quan. Ở Nam Phi, ngoài việc tham gia lập kế hoạch phát triển địa phương, công chúng còn có các kênh khác để đóng góp vào hoạt động của chính quyền địa phương như: các ủy ban tư vấn của công dân ở tổ khu phố do đại biểu hội đồng ở đó đứng đầu, hợp tác dịch vụ công địa phương.
Nói chung, các cơ chế thu hút sự tham gia nói trên góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả giám sát của hội đồng, giúp hội đồng thu thập thông tin trực tiếp từ dân để có những động thái phù hợp hơn với thực tiễn. Thực tế ở các nước cũng cho thấy, thành công của phân quyền và hoạt động của chính quyền địa phương không chỉ phụ thuộc vào việc thiết kế mô hình tương tác giữa các cấp chính quyền, mà còn nhờ vào cơ chế giải trình của chính quyền địa phương trước cộng đồng dân cư. Muốn thế, cần chú ý thể chế hóa và thực hiện một cách rộng rãi các phương án để công dân được lên tiếng về lựa chọn của họ, giám sát một cách hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, phản ứng thích hợp về hoạt động đó, làm cho các quan chức địa phương đáp ứng nhanh nhạy trước những nhu cầu của cư dân địa phương. Các nguyên tắc minh bạch, giải trình, thu hút sự tham gia của công chúng đóng vai trò quan trọng, nhất là trong việc lập kế hoạch và lập ngân sách địa phương.
Như đã đề cập trong các số trước, thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động giám sát của hội đồng chính là thể hiện một trong những yếu tố quan trọng của nền quản trị địa phương. Đúc kết thực tiễn trên thế giới, các chuyên gia cho rằng, bảo đảm sự tham gia thực chất của dân, hướng tới quyền lợi của dân là một trong những yếu tố của một nền quản trị địa phương tốt. Như vậy, mô hình chính quyền địa phương không chỉ có hình dáng chính quyền với những quyền hạn, nhiệm vụ, dịch vụ cần cung cấp, mà cần đặt trong khung cảnh rộng hơn của nền quản trị địa phương hướng tới bảo đảm cuộc sống và tự do của cư dân địa phương, khoảng không gian dân chủ để dân tham gia vào việc công, đối thoại với chính quyền, sự phát triển bền vững của địa phương, chất lượng cuộc sống của cư dân.
Bên cạnh vai trò cố vấn cho Chủ tịch Nghị viện về các vấn đề thủ tục và thể chế, vị trí Tổng Thư ký còn đảm đương nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng khác liên quan đến việc chỉ đạo và điều hành các dịch vụ hành chính phức tạp nhằm bảo đảm hoạt động của nghị viện diễn ra suôn sẻ.
Thủ tục và cách thức bổ nhiệm quyết định địa vị pháp lý của Tổng Thư ký cũng như mối quan hệ của vị trí này đối với cơ quan lãnh đạo. Có sự khác biệt đáng kể trong cách thức bổ nhiệm Tổng Thư ký ở Nghị viện các nước trên thế giới. Qua khảo sát, có thể chia thành 5 cách thức: Do người đứng đầu Nghị viện bổ nhiệm; do ban lãnh đạo Nghị viện bổ nhiệm; do toàn thể Nghị viện bầu, do một cơ quan bên ngoài Nghị viện bầu; hoặc là kết quả của một cuộc cạnh tranh công khai để lựa chọn các ứng cử viên.
Bạo lực gia đình lâu nay vẫn là vấn đề nhức nhối, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách luôn phải nỗ lực mong tìm ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý triệt để. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới khiến số ca bạo lực gia đình tăng mạnh, nhiều quốc gia đã coi đây là đại dịch nguy hiểm không kém gì virus Corona.
Năm 1974, việc Ủy ban Pháp luật Hạ viện Mỹ vào cuộc điều tra trong vụ bê bối Watergates đã buộc Tổng thống Nixon từ chức. Đó là một trong những ví dụ điển hình cho thấy, các ủy ban điều tra đóng vai trò rất lớn trong thực hiện chức năng giám sát của Nghị viện. Đây cũng là một trong những “thanh gươm sắc bén” trong chống tham nhũng và tình trạng lạm dụng công quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước.
Ở Quốc hội Mỹ và nghị viện của một số nước châu Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan…, một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc thực hiện chức năng giám sát là hoạt động điều tra. Quyền điều tra thường được trao cho các ủy ban điều tra hoặc ủy ban đặc biệt.
Để thực hiện chức năng giám sát đối với cơ quan hành pháp và các cơ quan khác của EU, EP được trao một số công cụ giám sát cơ bản như quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Ủy ban châu Âu, quyền chất vấn và thành lập các ủy ban điều tra.
Tiền thân là Quốc hội chung (Common Assembly) ra đời dựa trên Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu (1951), Nghị viện châu Âu (EP) ngày nay đã trở thành một trong những thể chế chính trị quan trọng nhất của Liên minh châu Âu (EU). Cùng với Hội đồng Bộ trưởng, EP tạo thành lưỡng viện lập pháp của các thể chế của Liên minh và được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới.
EP được trao một loạt quyền giám sát và kiểm soát đối với các thể chế khác của EU, trong đó có quyền giám sát ngân sách châu Âu và bảo đảm luật pháp của châu Âu được thực thi đúng cách.
Ở nhiều nước, nghị viện được trao quyền phế truất người đứng đầu hành pháp với những hình thức khác nhau như luận tội, bãi miễn… Theo khảo sát 88 nước của IPU, 77 nước có quy định về những hình thức này. Trong đó, thủ tục luận tội các quan chức hành pháp được áp dụng ở 66 nước, có cả theo chính thể đại nghị lẫn các nước theo chính thể cộng hòa tổng thống.
Nghị viện ở các nước dù ít hay nhiều đều thực hiện chức năng giám sát, trong đó chủ yếu giám sát hoạt động của hành pháp. Để giám sát được hiệu quả, không chỉ cần có năng lực, nguồn lực, mà còn cần đến các hình thức giám sát. Hoạt động giám sát của nghị viện các nước gồm có một số hình thức tiêu biểu như phiên hỏi - đáp, chất vấn, bỏ phiếu bất tín nhiệm, điều tra, điều trần, luận tội...
Ở những nước có Chính phủ được thành lập từ nghị viện, quy trình quy trách nhiệm của Chính phủ trước nghị viện được thực hiện chủ yếu bằng hai hình thức: bỏ phiếu bất tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ. Trong số 88 nước được khảo sát, 64 nghị viện có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, trong đó 36 nước theo chế độ đại nghị, 10 nước theo chế độ tổng thống, 18 nước theo chế độ hỗn hợp; các nước còn lại đại đa số với chế độ tổng thống không thừa nhận hình thức bỏ phiếu này.
Hội đồng địa phương thường phải xem xét, phê chuẩn báo cáo của cơ quan hành chính địa phương như báo cáo hàng năm, báo cáo giám sát, kế hoạch phát triển địa phương, báo cáo kiểm toán, báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính… Những báo cáo này là một trong những kênh giám sát chính thống vì chúng cung cấp thông tin, góp phần minh bạch hóa quá trình hoạt động của chính quyền địa phương.
Ở nhiều nước, theo quy định, Hội đồng có thể thành lập các tiểu ban thường trực hoặc lâm thời để giám sát hoặc thảo luận các dự thảo chính sách và trình báo cáo của tiểu ban cho hội đồng, ví dụ như Nam Phi, Tanzania, Philippines. Đây là công cụ giám sát mạnh, giúp Hội đồng xem xét kỹ lưỡng hơn các vấn đề chuyên sâu, có tính kỹ thuật mà toàn thể hội đồng khó có thể đảm nhận, qua đó nâng cao sự hiệu quả, hiệu lực của giám sát.
Hội đồng địa phương nhiều nước, ngoài các công cụ giám sát chung, trong lĩnh vực ngân sách có hai công cụ giám sát không thể thiếu là cơ quan kiểm toán và các tiểu ban trong lĩnh vực ngân sách.
Được khởi xướng khoảng hai mươi năm trước, Thẻ cho điểm cộng đồng (Community Score Card - CSC) và Thẻ báo cáo công dân (Citizen Report Card - CRC) là những công cụ giám sát ở Hội đồng địa phương một số nước với sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.
Giám sát của hội đồng còn bao hàm việc đánh giá tính hiệu quả và hiệu năng hoạt động của chính quyền địa phương. Khái niệm hiệu quả trong mọi công việc mà hội đồng và hành chính địa phương đang làm như thế nào? Vẫn còn quan niệm đồng nhất giữa hiệu quả với năng suất, chi phí hoặc hiệu năng (chi phí tiền bạc và thời gian ít mà vẫn đạt mức dự kiến) hoặc đồng nhất hiệu quả với kết quả cuối cùng (có đầu ra, sản phẩm, bất luận có đạt mục tiêu không).
Một nguyên tắc khác trong giám sát cho thấy mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và dân chúng là hỏi xem dân đánh giá như thế nào về chất lượng phục vụ của chính quyền.