Bỏ phiếu bất tín nhiệm - công cụ giám sát có tính răn đe
Báo Đại biểu Nhân dân
Ở những nước có Chính phủ được thành lập từ nghị viện, quy trình quy trách nhiệm của Chính phủ trước nghị viện được thực hiện chủ yếu bằng hai hình thức: bỏ phiếu bất tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ. Trong số 88 nước được khảo sát, 64 nghị viện có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, trong đó 36 nước theo chế độ đại nghị, 10 nước theo chế độ tổng thống, 18 nước theo chế độ hỗn hợp; các nước còn lại đại đa số với chế độ tổng thống không thừa nhận hình thức bỏ phiếu này.
Nói chung, ở những nước theo chế độ lưỡng viện, thượng viện dù được trao một số quyền buộc Chính phủ chịu trách nhiệm giải trình nhưng không có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nhưng ở Romania, Chính phủ chịu trách nhiệm trước phiên họp chung của hai viện thì bỏ phiếu bất tín nhiệm có thể diễn ra tại phiên họp đó.
Các điều kiện để tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm khá ngặt nghèo. Trong số 88 nước, nghị viện 14 nước không có quy định cụ thể về số lượng nghị sỹ đủ để kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm; ở 14 nước con số này ít hơn 1/5 tổng số nghị sỹ; ở 14 nước phải có từ 1/5 cho đến 1/3 tổng số nghị sỹ cùng ký, kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm mới được đưa ra thảo luận; 13 nước yêu cầu phải hơn 1/3 tổng số nghị sỹ, ví dụ ở Madagascar tỷ lệ này là hơn 50%. Các nước còn lại không có thông tin về vấn đề này.
Để kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm được thông qua, 16 nước đòi hỏi chỉ cần trên 50% số nghị sỹ có mặt đồng ý; 33 nước cần phải có trên 50% tổng số nghị sỹ; còn ở 8 nước, phải có đa số nhất định như 3/5 hoặc 2/3 tổng số nghị sỹ của viện. Các đảng có người trong Chính phủ thường dựa vào quy định này để vận động đối phó với bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Ở 44 nước, Chính phủ phải từ chức nếu nghị viện thông qua kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm; ở 12 nước, các nghị sỹ cũng đối mặt với rủi ro mất ghế nếu thông qua kiến nghị, vì Chính phủ được lựa chọn giữa từ chức và giải tán nghị viện. Ví dụ, ở Hungary và Tunisia, hai lần bỏ phiếu bất tín nhiệm thành công đã dẫn đến việc giải tán nghị viện. Chính phủ các nước đó cũng có thể cố tình thua trong bỏ phiếu nhằm mục đích giải tán nghị viện.
Trên thực tế hình thức giám sát này ít được sử dụng vì điều kiện khắt khe nói trên, cộng với hệ quả của nó. Trong khảo sát của IPU, đại diện của 30 nghị viện trong số 64 nước có quy định về bỏ phiếu bất tín nhiệm cho biết họ chưa bao giờ sử dụng hình thức giám sát này. Trong số những nước đã từng áp dụng, tỷ lệ thành công không cao. Chẳng hạn từ năm 1990 - năm 2000, nghị viện của 7 nước đã 10 lần thông qua kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm; trong khi 27 nghị viện không thông qua kiến nghị này.
Cần phân biệt giữa bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với toàn thể chính phủ và bỏ phiếu đối với cá nhân bộ trưởng. Ở 35/88 nước, nghị viện chỉ được bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với tập thể Chính phủ mà không được bỏ phiếu đối với cá nhân nghị sỹ; có 8 nước chỉ cho phép bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với cá nhân bộ trưởng; một số nước cho phép cả hai hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm. Bỏ phiếu bất tín nhiệm cá nhân bộ trưởng không ảnh hưởng ngay đối với Chính phủ, vì có thể cử người khác thay. Nhưng nếu lặp lại nhiều lần thì uy tín Chính phủ bị giảm và chịu áp lực phải từ chức, thậm chí như ở Litva nếu quá nửa bộ trưởng bị thay thế thì quyền lực của Chính phủ phải được nghị viện bỏ phiếu khẳng định lại hoặc Chính phủ phải từ chức.
Bên cạnh vai trò cố vấn cho Chủ tịch Nghị viện về các vấn đề thủ tục và thể chế, vị trí Tổng Thư ký còn đảm đương nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng khác liên quan đến việc chỉ đạo và điều hành các dịch vụ hành chính phức tạp nhằm bảo đảm hoạt động của nghị viện diễn ra suôn sẻ.
Thủ tục và cách thức bổ nhiệm quyết định địa vị pháp lý của Tổng Thư ký cũng như mối quan hệ của vị trí này đối với cơ quan lãnh đạo. Có sự khác biệt đáng kể trong cách thức bổ nhiệm Tổng Thư ký ở Nghị viện các nước trên thế giới. Qua khảo sát, có thể chia thành 5 cách thức: Do người đứng đầu Nghị viện bổ nhiệm; do ban lãnh đạo Nghị viện bổ nhiệm; do toàn thể Nghị viện bầu, do một cơ quan bên ngoài Nghị viện bầu; hoặc là kết quả của một cuộc cạnh tranh công khai để lựa chọn các ứng cử viên.
Bạo lực gia đình lâu nay vẫn là vấn đề nhức nhối, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách luôn phải nỗ lực mong tìm ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý triệt để. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới khiến số ca bạo lực gia đình tăng mạnh, nhiều quốc gia đã coi đây là đại dịch nguy hiểm không kém gì virus Corona.
Năm 1974, việc Ủy ban Pháp luật Hạ viện Mỹ vào cuộc điều tra trong vụ bê bối Watergates đã buộc Tổng thống Nixon từ chức. Đó là một trong những ví dụ điển hình cho thấy, các ủy ban điều tra đóng vai trò rất lớn trong thực hiện chức năng giám sát của Nghị viện. Đây cũng là một trong những “thanh gươm sắc bén” trong chống tham nhũng và tình trạng lạm dụng công quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước.
Ở Quốc hội Mỹ và nghị viện của một số nước châu Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan…, một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc thực hiện chức năng giám sát là hoạt động điều tra. Quyền điều tra thường được trao cho các ủy ban điều tra hoặc ủy ban đặc biệt.
Để thực hiện chức năng giám sát đối với cơ quan hành pháp và các cơ quan khác của EU, EP được trao một số công cụ giám sát cơ bản như quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Ủy ban châu Âu, quyền chất vấn và thành lập các ủy ban điều tra.
Tiền thân là Quốc hội chung (Common Assembly) ra đời dựa trên Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu (1951), Nghị viện châu Âu (EP) ngày nay đã trở thành một trong những thể chế chính trị quan trọng nhất của Liên minh châu Âu (EU). Cùng với Hội đồng Bộ trưởng, EP tạo thành lưỡng viện lập pháp của các thể chế của Liên minh và được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới.
EP được trao một loạt quyền giám sát và kiểm soát đối với các thể chế khác của EU, trong đó có quyền giám sát ngân sách châu Âu và bảo đảm luật pháp của châu Âu được thực thi đúng cách.
Ở nhiều nước, nghị viện được trao quyền phế truất người đứng đầu hành pháp với những hình thức khác nhau như luận tội, bãi miễn… Theo khảo sát 88 nước của IPU, 77 nước có quy định về những hình thức này. Trong đó, thủ tục luận tội các quan chức hành pháp được áp dụng ở 66 nước, có cả theo chính thể đại nghị lẫn các nước theo chính thể cộng hòa tổng thống.
Nghị viện ở các nước dù ít hay nhiều đều thực hiện chức năng giám sát, trong đó chủ yếu giám sát hoạt động của hành pháp. Để giám sát được hiệu quả, không chỉ cần có năng lực, nguồn lực, mà còn cần đến các hình thức giám sát. Hoạt động giám sát của nghị viện các nước gồm có một số hình thức tiêu biểu như phiên hỏi - đáp, chất vấn, bỏ phiếu bất tín nhiệm, điều tra, điều trần, luận tội...
Hội đồng địa phương thường phải xem xét, phê chuẩn báo cáo của cơ quan hành chính địa phương như báo cáo hàng năm, báo cáo giám sát, kế hoạch phát triển địa phương, báo cáo kiểm toán, báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính… Những báo cáo này là một trong những kênh giám sát chính thống vì chúng cung cấp thông tin, góp phần minh bạch hóa quá trình hoạt động của chính quyền địa phương.
Ở nhiều nước, theo quy định, Hội đồng có thể thành lập các tiểu ban thường trực hoặc lâm thời để giám sát hoặc thảo luận các dự thảo chính sách và trình báo cáo của tiểu ban cho hội đồng, ví dụ như Nam Phi, Tanzania, Philippines. Đây là công cụ giám sát mạnh, giúp Hội đồng xem xét kỹ lưỡng hơn các vấn đề chuyên sâu, có tính kỹ thuật mà toàn thể hội đồng khó có thể đảm nhận, qua đó nâng cao sự hiệu quả, hiệu lực của giám sát.
Hội đồng địa phương nhiều nước, ngoài các công cụ giám sát chung, trong lĩnh vực ngân sách có hai công cụ giám sát không thể thiếu là cơ quan kiểm toán và các tiểu ban trong lĩnh vực ngân sách.
Được khởi xướng khoảng hai mươi năm trước, Thẻ cho điểm cộng đồng (Community Score Card - CSC) và Thẻ báo cáo công dân (Citizen Report Card - CRC) là những công cụ giám sát ở Hội đồng địa phương một số nước với sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.
Giám sát của hội đồng còn bao hàm việc đánh giá tính hiệu quả và hiệu năng hoạt động của chính quyền địa phương. Khái niệm hiệu quả trong mọi công việc mà hội đồng và hành chính địa phương đang làm như thế nào? Vẫn còn quan niệm đồng nhất giữa hiệu quả với năng suất, chi phí hoặc hiệu năng (chi phí tiền bạc và thời gian ít mà vẫn đạt mức dự kiến) hoặc đồng nhất hiệu quả với kết quả cuối cùng (có đầu ra, sản phẩm, bất luận có đạt mục tiêu không).
Một nguyên tắc khác trong giám sát cho thấy mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và dân chúng là hỏi xem dân đánh giá như thế nào về chất lượng phục vụ của chính quyền.
Các nhóm dân cư đang ngày càng được các hội đồng thu hút như một kênh để tìm hiểu các vấn đề của địa phương và giúp cộng đồng đóng góp vào việc xây dựng các chính sách của hội đồng, một phần của quá trình ra quyết định, tham gia vào hoạt động giám sát của hội đồng.