Ủy ban điều tra của nghị viện

"Thanh gươm sắc bén"

Năm 1974, việc Ủy ban Pháp luật Hạ viện Mỹ vào cuộc điều tra trong vụ bê bối Watergates đã buộc Tổng thống Nixon từ chức. Đó là một trong những ví dụ điển hình cho thấy, các ủy ban điều tra đóng vai trò rất lớn trong thực hiện chức năng giám sát của Nghị viện. Đây cũng là một trong những “thanh gươm sắc bén” trong chống tham nhũng và tình trạng lạm dụng công quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước.

Từ năm 1997 đến năm 1999, Quốc hội Uganda thành lập các Ủy ban Điều tra để thực hiện 9 cuộc điều tra đối với các quan chức Chính phủ bị cáo buộc tham nhũng, hai trong số đó đã dẫn tới hình thức khiển trách Bộ trưởng Bộ Giáo dục và buộc từ chức đối với Bộ trưởng Bộ Tài sản tư. Sau cuộc điều tra của Quốc hội đối với Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Tổng thống bị buộc phải loại bà này khỏi vị trí Bộ trưởng và thực hiện cải tổ Nội các. Năm 2001, Quốc hội nước này thành lập ủy ban điều tra vi phạm quản lý, lạm dụng chức vụ và tham nhũng trong Bộ Quốc phòng. Các ủy ban đã đề xuất một số cải tiến trong quân đội. Trong số các vấn đề khác, ủy ban điều tra đã cáo buộc có sự tham ô 1,2 tỷ shilling Uganda mang danh nghĩa mua sắm cho quân đội khi mua máy bay trực thăng quân sự không bay được, mua thực phẩm đóng hộp thối cho quân đội, và mua quân phục không vừa.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Ủy ban điều tra thường không có quyền hạn thực thi pháp luật, nhưng hoạt động của họ chỉ ra việc lạm dụng công quỹ từ đó giúp ngăn chặn tham nhũng, đặc biệt là khi phương tiện truyền thông vào cuộc. Ủy ban điều tra của Quốc hội Kenya về chống tham nhũng và tội phạm kinh tế đã đưa ra một danh sách gọi là “Danh sách đáng hổ thẹn” (có tên 40 chính trị gia có liên quan đến tham nhũng, trong đó có cả một số người có quyền lực nhất trong nước) là một trong những công cụ được sử dụng một cách có hiệu quả bởi phương tiện truyền thông trong cuộc chiến chung chống tham nhũng của nước này.

Hoạt động điều tra của các ủy ban trong Hạ viện Đức được quy định cụ thể trong Hiến pháp Đức. Theo đó, Hạ viện “thành lập các ủy ban để điều tra sự thật vì mục đích thông tin”. Quyền này xuất hiện từ thực tế Nghị viện Anglo-Saxon. Trong pháp luật hiến pháp và thực tế của Nhà nước Đức, Đức hoàn toàn có thể trở thành quê hương của quyền này nhờ việc khẳng định nó trong Hiến pháp của Vương quốc Weimar và được ghi lại tại Điều 44 của Hiến pháp CHLB Đức hiện nay.

Quyền điều tra của Nghị viện bao gồm việc giám sát trong các vụ việc cụ thể và trong công tác lập pháp để thu được các thông tin thực tế cần thiết trước hết là cho hoạt động lập pháp của nghị viện; đồng thời giám sát hoạt động của Chính phủ. Việc này được giao cho Ủy ban điều tra của Hạ viện liên bang và Ủy ban điều tra trưng cầu dân ý. Các ủy ban này được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Hạ viện liên bang từ năm 1969. Hai ủy ban có điểm chung là được lập ra để thực hiện quyền điều tra của Nghị viện trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Hai Ủy ban trên không phải là các ủy ban thường trực của nghị viện, mà là các ủy ban lâm thời, có thể bị giải tán sau khi hoàn thành việc trình báo cáo kết quả điều tra lên Hạ viện.

Từ năm 1971 đến nay, Hạ viện liên bang đã thành lập gần 20 Ủy ban Điều tra trưng cầu ý dân về các vấn đề: chính sách văn hóa đối ngoại (1971 - 1975); sửa đổi Hiến pháp (1971 - 1976); phụ nữ và xã hội (1973 - 1980); chính sách - năng lượng nguyên tử (1979 - 1983); kỹ thuật thông tin liên lạc mới (1981 - 1983); sự phản đối của thanh niên trong Nhà nước dân chủ (1981 - 1983); cơ hội và thách thức của công nghệ gene (1984 - 1987) và kết quả kỹ thuật - ước định và đánh giá (từ 1985). Trong nhiệm kỳ thứ 11, Hạ viện liên bang đã thành lập 4 Ủy ban điều tra trưng cầu dân ý về các vấn đề: sự nguy hiểm của AIDS và các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả; sửa đổi cơ cấu về Luật Bảo hiểm y tế; chăm lo bảo vệ bầu khí quyển Trái đất và chính sách giáo dục tương lai - Giáo dục năm 2000…

Sự rộng khắp của các chủ đề cho thấy, Nghị viện có thể thành lập Ủy ban điều tra trưng cầu dân ý liên quan đến hầu hết các lĩnh vực chính trị, xã hội và khoa học. Báo cáo sơ kết và báo cáo kết quả của các Ủy ban điều tra trưng cầu dân ý có giá trị chính trị và khoa học nhất định. Báo cáo có thông tin ngắn gọn, và được xây dựng trên cơ sở tài liệu đầy đủ, nêu ra cụ thể điểm yếu của vấn đề đang nghiên cứu cùng các kiến nghị sửa đổi. Ngoài ra, trong các báo cáo còn có các giải pháp chính trị dung hòa về vấn đề tranh luận.

Các Ủy ban điều tra có nhiệm vụ chính là giám sát hoạt động của Chính phủ trong các lĩnh vực và cơ quan hành chính. Ngoài ra, Ủy ban điều tra cũng có thể điều tra về những vấn đề riêng của Quốc hội liên bang. Hạ viện liên bang đã sử dụng quyền thành lập các Ủy ban điều tra trong từng nhiệm kỳ với số lượng khác nhau. Nguyên đơn phần lớn là phe đối lập. Ủy ban điều tra được nhìn nhận là một thanh kiếm sắc bén của phe đối lập chống lại Chính phủ.

Một trong những vụ điều tra đình đám nhất của cơ quan lập pháp thời gian gần đây chính là vụ liên quan đến cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Vụ việc bị phát giác vào cuối tháng 10.2016, Trợ lý và cũng là bạn thân của Tổng thống Park Geun-hye, là bà Choi Soon-sil, người không có vị trí chính thức trong Chính phủ, đã sử dụng vị thế của mình để kiếm tiền từ một số tập đoàn kinh doanh (gọi là chaebol), bao gồm Samsung, Hyundai, SK Group và Lotte, hai quỹ mà bà kiểm soát. Các cáo buộc cũng cho thấy Choi đã tiếp cận được cuộc sống cá nhân và công việc của bà Park, điều này được cho là có ảnh hưởng trực tiếp và can thiệp vào chính sách của Hội đồng Nhà nước.

Ngày 30.11.2016, một Ủy ban điều tra đặc biệt của Quốc hội Hàn Quốc, bao gồm các chính trị gia đối lập cùng các thành viên của đảng cầm quyền đã được thành lập để tiến hành cuộc điều tra về vụ bê bối trên. Ủy ban này đã tiến hành điều tra đối với các cơ quan chính phủ bị cáo buộc nằm dưới tầm ảnh hưởng của bà Park cũng như người bạn thân tín của nhà lãnh đạo này là bà Choi Soon-sil. Một số nhân vật đứng đầu các tập đoàn lớn, bao gồm Phó Chủ tịch Samsung Electronics, Jay Y. Lee, Chủ tịch Hyundai Motor Chung Mong-koo cũng được chọn với vai trò là “các nhân chứng” và được yêu cầu tham dự các phiên điều trần của Ủy ban từ đầu tháng 12.2016 đến đầu tháng 1.2017.

Vụ điều tra đã đưa đến quyết định luận tội Tổng thống của Quốc hội. Ngày 9.12.2016, với 234/300 phiếu ủng hộ, Quốc hội Hàn Quốc đã đề xuất việc luận tội Park Geun-hye và đình chỉ chức vụ của bà. Sau cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn đã trở thành tổng thống tạm quyền trong 180 ngày, trong khi Tòa án Hiến pháp xem xét phán quyết liệu có chấp nhận hay không chấp nhận lời buộc tội của Quốc hội. Kết quả, vào ngày 10.3.2017, Tòa án Hiến pháp đã giữ nguyên yêu cầu luận tội của Quốc hội, chấm dứt chức vụ Tổng thống của bà Park.

Giám sát

Chịu trách nhiệm cao nhất về hành chính của nghị viện
Giám sát

Chịu trách nhiệm cao nhất về hành chính của nghị viện

Bên cạnh vai trò cố vấn cho Chủ tịch Nghị viện về các vấn đề thủ tục và thể chế, vị trí Tổng Thư ký còn đảm đương nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng khác liên quan đến việc chỉ đạo và điều hành các dịch vụ hành chính phức tạp nhằm bảo đảm hoạt động của nghị viện diễn ra suôn sẻ.
Cách thức bổ nhiệm quyết định địa vị pháp lý
Giám sát

Cách thức bổ nhiệm quyết định địa vị pháp lý

Thủ tục và cách thức bổ nhiệm quyết định địa vị pháp lý của Tổng Thư ký cũng như mối quan hệ của vị trí này đối với cơ quan lãnh đạo. Có sự khác biệt đáng kể trong cách thức bổ nhiệm Tổng Thư ký ở Nghị viện các nước trên thế giới. Qua khảo sát, có thể chia thành 5 cách thức: Do người đứng đầu Nghị viện bổ nhiệm; do ban lãnh đạo Nghị viện bổ nhiệm; do toàn thể Nghị viện bầu, do một cơ quan bên ngoài Nghị viện bầu; hoặc là kết quả của một cuộc cạnh tranh công khai để lựa chọn các ứng cử viên.
Để ngôi nhà thực sự là chốn an toàn
Giám sát

Để ngôi nhà thực sự là chốn an toàn

Bạo lực gia đình lâu nay vẫn là vấn đề nhức nhối, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách luôn phải nỗ lực mong tìm ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý triệt để. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới khiến số ca bạo lực gia đình tăng mạnh, nhiều quốc gia đã coi đây là đại dịch nguy hiểm không kém gì virus Corona.
Công cụ quan trọng thực hiện chức năng giám sát
Giám sát

Công cụ quan trọng thực hiện chức năng giám sát

Ở Quốc hội Mỹ và nghị viện của một số nước châu Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan…, một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc thực hiện chức năng giám sát là hoạt động điều tra. Quyền điều tra thường được trao cho các ủy ban điều tra hoặc ủy ban đặc biệt.
Các công cụ giám sát
Giám sát

Các công cụ giám sát

Để thực hiện chức năng giám sát đối với cơ quan hành pháp và các cơ quan khác của EU, EP được trao một số công cụ giám sát cơ bản như quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Ủy ban châu Âu, quyền chất vấn và thành lập các ủy ban điều tra.
Nghị viện siêu quốc gia
Giám sát

Nghị viện siêu quốc gia

Tiền thân là Quốc hội chung (Common Assembly) ra đời dựa trên Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu (1951), Nghị viện châu Âu (EP) ngày nay đã trở thành một trong những thể chế chính trị quan trọng nhất của Liên minh châu Âu (EU). Cùng với Hội đồng Bộ trưởng, EP tạo thành lưỡng viện lập pháp của các thể chế của Liên minh và được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới.
Luận tội - công cụ giám sát còn mang tính hình thức
Giám sát

Luận tội - công cụ giám sát còn mang tính hình thức

Ở nhiều nước, nghị viện được trao quyền phế truất người đứng đầu hành pháp với những hình thức khác nhau như luận tội, bãi miễn… Theo khảo sát 88 nước của IPU, 77 nước có quy định về những hình thức này. Trong đó, thủ tục luận tội các quan chức hành pháp được áp dụng ở 66 nước, có cả theo chính thể đại nghị lẫn các nước theo chính thể cộng hòa tổng thống.
Chất vấn - hình thức giám sát phổ biến nhất
Giám sát

Chất vấn - hình thức giám sát phổ biến nhất

Nghị viện ở các nước dù ít hay nhiều đều thực hiện chức năng giám sát, trong đó chủ yếu giám sát hoạt động của hành pháp. Để giám sát được hiệu quả, không chỉ cần có năng lực, nguồn lực, mà còn cần đến các hình thức giám sát. Hoạt động giám sát của nghị viện các nước gồm có một số hình thức tiêu biểu như phiên hỏi - đáp, chất vấn, bỏ phiếu bất tín nhiệm, điều tra, điều trần, luận tội...
Bỏ phiếu bất tín nhiệm - công cụ giám sát có tính răn đe
Giám sát

Bỏ phiếu bất tín nhiệm - công cụ giám sát có tính răn đe

Ở những nước có Chính phủ được thành lập từ nghị viện, quy trình quy trách nhiệm của Chính phủ trước nghị viện được thực hiện chủ yếu bằng hai hình thức: bỏ phiếu bất tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ. Trong số 88 nước được khảo sát, 64 nghị viện có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, trong đó 36 nước theo chế độ đại nghị, 10 nước theo chế độ tổng thống, 18 nước theo chế độ hỗn hợp; các nước còn lại đại đa số với chế độ tổng thống không thừa nhận hình thức bỏ phiếu này.
Báo cáo - kênh giám sát chính thống
Giám sát

Báo cáo - kênh giám sát chính thống

Hội đồng địa phương thường phải xem xét, phê chuẩn báo cáo của cơ quan hành chính địa phương như báo cáo hàng năm, báo cáo giám sát, kế hoạch phát triển địa phương, báo cáo kiểm toán, báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính… Những báo cáo này là một trong những kênh giám sát chính thống vì chúng cung cấp thông tin, góp phần minh bạch hóa quá trình hoạt động của chính quyền địa phương.
Các tiểu ban giám sát
Giám sát

Các tiểu ban giám sát

Ở nhiều nước, theo quy định, Hội đồng có thể thành lập các tiểu ban thường trực hoặc lâm thời để giám sát hoặc thảo luận các dự thảo chính sách và trình báo cáo của tiểu ban cho hội đồng, ví dụ như Nam Phi, Tanzania, Philippines. Đây là công cụ giám sát mạnh, giúp Hội đồng xem xét kỹ lưỡng hơn các vấn đề chuyên sâu, có tính kỹ thuật mà toàn thể hội đồng khó có thể đảm nhận, qua đó nâng cao sự hiệu quả, hiệu lực của giám sát.
Các công cụ giám sát chi tiêu
Giám sát

Các công cụ giám sát chi tiêu

Hội đồng địa phương nhiều nước, ngoài các công cụ giám sát chung, trong lĩnh vực ngân sách có hai công cụ giám sát không thể thiếu là cơ quan kiểm toán và các tiểu ban trong lĩnh vực ngân sách.
Bảo đảm tính giải trình
Giám sát

Bảo đảm tính giải trình

Hoạt động giám sát của hội đồng địa phương ở các nước trước hết nhằm bảo đảm tính giải trình của chính quyền địa phương.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương
Giám sát

Đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương

Giám sát của hội đồng còn bao hàm việc đánh giá tính hiệu quả và hiệu năng hoạt động của chính quyền địa phương. Khái niệm hiệu quả trong mọi công việc mà hội đồng và hành chính địa phương đang làm như thế nào? Vẫn còn quan niệm đồng nhất giữa hiệu quả với năng suất, chi phí hoặc hiệu năng (chi phí tiền bạc và thời gian ít mà vẫn đạt mức dự kiến) hoặc đồng nhất hiệu quả với kết quả cuối cùng (có đầu ra, sản phẩm, bất luận có đạt mục tiêu không).
Thu hút công chúng tham gia hoạt động giám sát
Giám sát

Thu hút công chúng tham gia hoạt động giám sát

Các nhóm dân cư đang ngày càng được các hội đồng thu hút như một kênh để tìm hiểu các vấn đề của địa phương và giúp cộng đồng đóng góp vào việc xây dựng các chính sách của hội đồng, một phần của quá trình ra quyết định, tham gia vào hoạt động giám sát của hội đồng.