Chịu trách nhiệm cao nhất về hành chính của nghị viện

Bên cạnh vai trò cố vấn cho Chủ tịch Nghị viện về các vấn đề thủ tục và thể chế, vị trí Tổng Thư ký còn đảm đương nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng khác liên quan đến việc chỉ đạo và điều hành các dịch vụ hành chính phức tạp nhằm bảo đảm hoạt động của nghị viện diễn ra suôn sẻ.

Thượng viện Pháp Nguồn: ITN
Thượng viện Pháp
Nguồn: ITN

Chức năng đại diện hành chính

Trong hầu hết các thể chế, Tổng Thư ký đều được công nhận là người đứng đầu cơ quan hành chính của nghị viện. Với chức năng này, Tổng Thư ký đại diện cho nghị viện trong các giao dịch hợp đồng dân sự cũng như trước tòa án liên quan đến các vụ việc hành chính.

Ở một số nghị viện, chức năng đại diện là đặc quyền của Tổng Thư ký. Tuy nhiên, một số cơ quan lập pháp khác, Tổng Thư ký chia sẻ chức năng này với các quan chức nghị viện khác như: Chủ tịch Thượng viện Bỉ, Hạ viện Đan Mạch, hoặc trong chế độ hành chính của Quốc hội Pháp thì Tổng Thư ký phụ trách hành chính chia sẻ chức năng đại diện với các quản trị viên.

Tuy nhiên, cũng có rất ít trường hợp, quyền đại diện không được trao trực tiếp cho Tổng Thư ký mà thay vào đó, đòi hỏi phải có một sự ủy quyền đặc biệt cụ thể của người đứng đầu cơ quan lập pháp. Đây là trường hợp của Mali, nơi tổng thư ký không xuất hiện tại tòa án hoặc là đại diện khi ký kết hợp đồng; hoặc trường hợp Thụy Điển, nơi mà tổng thư ký được trao quyền đại diện khá hạn chế vì các dịch vụ hành chính lại do một cơ quan khác thực hiện.

Tổ chức bộ máy hành chính

Tổng thư ký thường được trao quyền khá rộng lớn trong tổ chức cơ quan hành chính do mình đứng đầu. Tuy nhiên, mức độ và cách thức thực hiện các quyền lực này rất khác nhau giữa các quốc gia.

Trong hầu hết các trường hợp (Quốc hội Phần Lan, Quốc hội và Thượng viện Pháp, Hạ viện Hy Lạp, Nghị viện Iceland, Quốc hội Niger, Quốc hội Na Uy, Hội đồng Liên bang Nga và Quốc hội Senegal) Tổng Thư ký có quyền tổng hợp đệ trình các đề xuất lên các cơ quan chính trị chủ quản hoặc các ủy ban chính trị có liên quan, chịu trách nhiệm về quyết định cuối cùng, đặc biệt là về những vấn đề quan trọng. Do đó, việc thiết kế sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính là một công việc phức tạp, phải tính đến ý chí của các chủ thể khác nhau, bao gồm cả cơ quan chính trị chủ quản và Tổng Thư ký.

Trong các hệ thống khác, nhiệm vụ tổ chức hành chính là trách nhiệm trực tiếp của tổng thư ký, mặc dù các cơ quan chính trị nói chung có liên quan đến việc thực hiện chức năng này được trao quyền chỉ đạo, kiểm soát hoặc chỉ giám sát (như trường hợp của Nghị viện Australia, Áo, Thượng viện Bỉ, Canada, Thượng viện Chile, Hàn Quốc, Đan Mạch, Philippines, Tây Ban Nha và Nam Phi).

Trách nhiệm giải trình

Tùy thuộc vào hệ thống chính trị và thể chế, trách nhiệm giải trình của tổng thư ký nghị viện cũng ở mức độ khác nhau giữa các cơ quan lập pháp. Thông thường, Tổng Thư ký chịu trách nhiệm trước các cơ quan chính trị của nghị viện. Ở một số nước, Tổng Thư ký chịu trách nhiệm trực tiếp về công việc của mình trước Chủ tịch Nghị viện (chẳng hạn tại Italy, Công quốc Andorra, Áo, Hy Lạp, Hạ viện Ấn Độ, Iceland, Mali, Đức, Nam Phi).

Ở một số cơ quan lập pháp khác như Albania, Bỉ, Belarus, Đan Mạch, Estonia, Na Uy, Romania và Hội đồng Liên bang Nga, tổng thư ký cũng có thể chịu trách nhiệm ở các mức độ khác nhau trước Văn phòng nghị viện; hoặc tổng thư ký chịu trách nhiệm trước các ủy ban đặc biệt phụ trách các lĩnh vực cụ thể của chính quyền (chẳng hạn như quản lý tài chính và nhân sự). Đây là trường hợp của Thượng viện Australia, Nghị viện Síp, Quốc hội Namibia, Hạ viện Hà Lan, Hạ viện và Thượng viện Anh và Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ.

Quản lý nhân sự

Với tư cách là người đứng đầu bộ phận hành chính của nghị viện, Tổng Thư ký có trách nhiệm quản lý nhân sự. Ở một số nghị viện, Tổng Thư ký được toàn quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, phân công, miễn nhiệm nhân sự; trong khi ở một số nghị viện khác, Tổng Thư ký chỉ được quyền đưa ra các đề xuất về nhân sự để cơ quan chính trị đưa ra quyết định.

Tổng Thư ký cũng được trao quyền thực thi kỷ luật nhân viên dưới quyền. Quyết định kỷ luật có thể được kháng cáo lên tòa án, các cơ quan nội bộ đặc biệt hoặc cơ quan chính trị của nghị viện.

Trừ những trường hợp ngoại lệ (Nghị viện Fiji, Quốc hội Pháp, Thượng viện Thái Lan), Tổng Thư ký không có quyền hạn đối với các nhân viên không thuộc Quốc hội, kể cả những người làm việc cho Văn phòng Tổng thống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các nhân viên của Văn phòng Tổng thống sẽ phải tuân thủ các quy tắc ứng xử cụ thể mà Tổng Thư ký có quyền giám sát.

Quản lý tài chính

Liên quan đến quản lý tài chính, có sự khác biệt đáng kể trong vai trò của tTổng Thư ký ở các quốc gia khác nhau.

Ở rất nhiều mô hình, chẳng hạn như Nghị viện Đan Mạch, Nghị viện Estonia, Thượng viện Philippines, Hạ viện Hy Lạp, Hạ viện Indonesia, Nghị viện Iceland, Hạ viện Mỹ, Hạ viện Hà Lan, Hạ viện Anh, Hạ viện Romania, Quốc hội Suriname, Thượng viện Thái Lan và Quốc hội Zambia, Tổng Thư ký chịu trách nhiệm lập ngân sách hoặc dự thảo ngân sách cho cơ quan lập pháp. Trong khi đó, ở một số nghị viện khác, Tổng Thư ký chỉ hỗ trợ và đưa ra các đề xuất ngân sách để Hạ viện hoặc các cơ quan chính trị khác có trách nhiệm thông qua.

Việc quản lý tài chính hàng ngày của nghị viện luôn được giao cho bộ phận hành chính của nghị viện, ở nhiều nước thường là giao cho Tổng Thư ký hoặc các quan chức hành chính cấp cao dưới sự giám sát của Tổng Thư ký.

Đối với vấn đề kiểm soát chi tiêu, trong trường hợp không có cơ quan kiểm toán nội bộ, Tổng Thư ký chịu trách nhiệm bảo đảm chi tiêu phù hợp với khả năng sẵn có của vốn ngân sách và là người lập báo cáo chi tiêu vào cuối năm.

Quan hệ công chúng

Trong quan hệ công chúng, vai trò của Tổng Thư ký tỏ ra khá nổi bật. Tổng Thư ký được coi là người phát ngôn của nghị viện, chịu trách nhiệm đưa ra các thông cáo báo chí hoặc bất kỳ kỳ tài liệu hoặc thông tin cung cấp cho công chúng hoặc cho báo chí.

Trong khi đó ở một số nghị viện khác như Estonia, Đức, Anh, Hạ viện Ireland, Israel, Hạ viện Italy, Quốc hội Namibia, Hà Lan, Duma quốc gia Nga, Quốc hội Slovenia, Thụy Sĩ, cơ quan lập pháp có người phát ngôn riêng do văn phòng nghị viện tuyển dụng và chịu trách nhiệm trước Tổng Thư ký.

Bảo đảm trật tự

Một vai trò đặc biệt quan trọng của Tổng Thư ký là bảo đảm an ninh con người và tài sản, duy trì trật tự trong các khu vực của nghị viện.

Thông thường, Tổng Thư ký là người chịu trách nhiệm điều phối viên hoặc giám sát việc thực thi các biện pháp cần thiết để bảo đảm rằng hoạt động của nghị viện diễn ra an toàn và bảo mật. Tuy nhiên, cũng có một số nước chức năng này được giao cho Chủ tịch Nghị viện (thường là chịu trách nhiệm an ninh trong khuôn khổ kỳ họp); hoặc được giao cho một ủy ban cụ thể.

Giám sát

Cách thức bổ nhiệm quyết định địa vị pháp lý
Giám sát

Cách thức bổ nhiệm quyết định địa vị pháp lý

Thủ tục và cách thức bổ nhiệm quyết định địa vị pháp lý của Tổng Thư ký cũng như mối quan hệ của vị trí này đối với cơ quan lãnh đạo. Có sự khác biệt đáng kể trong cách thức bổ nhiệm Tổng Thư ký ở Nghị viện các nước trên thế giới. Qua khảo sát, có thể chia thành 5 cách thức: Do người đứng đầu Nghị viện bổ nhiệm; do ban lãnh đạo Nghị viện bổ nhiệm; do toàn thể Nghị viện bầu, do một cơ quan bên ngoài Nghị viện bầu; hoặc là kết quả của một cuộc cạnh tranh công khai để lựa chọn các ứng cử viên.
Để ngôi nhà thực sự là chốn an toàn
Giám sát

Để ngôi nhà thực sự là chốn an toàn

Bạo lực gia đình lâu nay vẫn là vấn đề nhức nhối, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách luôn phải nỗ lực mong tìm ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý triệt để. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới khiến số ca bạo lực gia đình tăng mạnh, nhiều quốc gia đã coi đây là đại dịch nguy hiểm không kém gì virus Corona.
"Thanh gươm sắc bén"
Giám sát

"Thanh gươm sắc bén"

Năm 1974, việc Ủy ban Pháp luật Hạ viện Mỹ vào cuộc điều tra trong vụ bê bối Watergates đã buộc Tổng thống Nixon từ chức. Đó là một trong những ví dụ điển hình cho thấy, các ủy ban điều tra đóng vai trò rất lớn trong thực hiện chức năng giám sát của Nghị viện. Đây cũng là một trong những “thanh gươm sắc bén” trong chống tham nhũng và tình trạng lạm dụng công quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước.
Công cụ quan trọng thực hiện chức năng giám sát
Giám sát

Công cụ quan trọng thực hiện chức năng giám sát

Ở Quốc hội Mỹ và nghị viện của một số nước châu Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan…, một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc thực hiện chức năng giám sát là hoạt động điều tra. Quyền điều tra thường được trao cho các ủy ban điều tra hoặc ủy ban đặc biệt.
Các công cụ giám sát
Giám sát

Các công cụ giám sát

Để thực hiện chức năng giám sát đối với cơ quan hành pháp và các cơ quan khác của EU, EP được trao một số công cụ giám sát cơ bản như quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Ủy ban châu Âu, quyền chất vấn và thành lập các ủy ban điều tra.
Nghị viện siêu quốc gia
Giám sát

Nghị viện siêu quốc gia

Tiền thân là Quốc hội chung (Common Assembly) ra đời dựa trên Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than và Thép châu Âu (1951), Nghị viện châu Âu (EP) ngày nay đã trở thành một trong những thể chế chính trị quan trọng nhất của Liên minh châu Âu (EU). Cùng với Hội đồng Bộ trưởng, EP tạo thành lưỡng viện lập pháp của các thể chế của Liên minh và được mô tả là một trong những cơ quan lập pháp quyền lực nhất thế giới.
Luận tội - công cụ giám sát còn mang tính hình thức
Giám sát

Luận tội - công cụ giám sát còn mang tính hình thức

Ở nhiều nước, nghị viện được trao quyền phế truất người đứng đầu hành pháp với những hình thức khác nhau như luận tội, bãi miễn… Theo khảo sát 88 nước của IPU, 77 nước có quy định về những hình thức này. Trong đó, thủ tục luận tội các quan chức hành pháp được áp dụng ở 66 nước, có cả theo chính thể đại nghị lẫn các nước theo chính thể cộng hòa tổng thống.
Chất vấn - hình thức giám sát phổ biến nhất
Giám sát

Chất vấn - hình thức giám sát phổ biến nhất

Nghị viện ở các nước dù ít hay nhiều đều thực hiện chức năng giám sát, trong đó chủ yếu giám sát hoạt động của hành pháp. Để giám sát được hiệu quả, không chỉ cần có năng lực, nguồn lực, mà còn cần đến các hình thức giám sát. Hoạt động giám sát của nghị viện các nước gồm có một số hình thức tiêu biểu như phiên hỏi - đáp, chất vấn, bỏ phiếu bất tín nhiệm, điều tra, điều trần, luận tội...
Bỏ phiếu bất tín nhiệm - công cụ giám sát có tính răn đe
Giám sát

Bỏ phiếu bất tín nhiệm - công cụ giám sát có tính răn đe

Ở những nước có Chính phủ được thành lập từ nghị viện, quy trình quy trách nhiệm của Chính phủ trước nghị viện được thực hiện chủ yếu bằng hai hình thức: bỏ phiếu bất tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ. Trong số 88 nước được khảo sát, 64 nghị viện có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, trong đó 36 nước theo chế độ đại nghị, 10 nước theo chế độ tổng thống, 18 nước theo chế độ hỗn hợp; các nước còn lại đại đa số với chế độ tổng thống không thừa nhận hình thức bỏ phiếu này.
Báo cáo - kênh giám sát chính thống
Giám sát

Báo cáo - kênh giám sát chính thống

Hội đồng địa phương thường phải xem xét, phê chuẩn báo cáo của cơ quan hành chính địa phương như báo cáo hàng năm, báo cáo giám sát, kế hoạch phát triển địa phương, báo cáo kiểm toán, báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính… Những báo cáo này là một trong những kênh giám sát chính thống vì chúng cung cấp thông tin, góp phần minh bạch hóa quá trình hoạt động của chính quyền địa phương.
Các tiểu ban giám sát
Giám sát

Các tiểu ban giám sát

Ở nhiều nước, theo quy định, Hội đồng có thể thành lập các tiểu ban thường trực hoặc lâm thời để giám sát hoặc thảo luận các dự thảo chính sách và trình báo cáo của tiểu ban cho hội đồng, ví dụ như Nam Phi, Tanzania, Philippines. Đây là công cụ giám sát mạnh, giúp Hội đồng xem xét kỹ lưỡng hơn các vấn đề chuyên sâu, có tính kỹ thuật mà toàn thể hội đồng khó có thể đảm nhận, qua đó nâng cao sự hiệu quả, hiệu lực của giám sát.
Các công cụ giám sát chi tiêu
Giám sát

Các công cụ giám sát chi tiêu

Hội đồng địa phương nhiều nước, ngoài các công cụ giám sát chung, trong lĩnh vực ngân sách có hai công cụ giám sát không thể thiếu là cơ quan kiểm toán và các tiểu ban trong lĩnh vực ngân sách.
Bảo đảm tính giải trình
Giám sát

Bảo đảm tính giải trình

Hoạt động giám sát của hội đồng địa phương ở các nước trước hết nhằm bảo đảm tính giải trình của chính quyền địa phương.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương
Giám sát

Đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương

Giám sát của hội đồng còn bao hàm việc đánh giá tính hiệu quả và hiệu năng hoạt động của chính quyền địa phương. Khái niệm hiệu quả trong mọi công việc mà hội đồng và hành chính địa phương đang làm như thế nào? Vẫn còn quan niệm đồng nhất giữa hiệu quả với năng suất, chi phí hoặc hiệu năng (chi phí tiền bạc và thời gian ít mà vẫn đạt mức dự kiến) hoặc đồng nhất hiệu quả với kết quả cuối cùng (có đầu ra, sản phẩm, bất luận có đạt mục tiêu không).
Thu hút công chúng tham gia hoạt động giám sát
Giám sát

Thu hút công chúng tham gia hoạt động giám sát

Các nhóm dân cư đang ngày càng được các hội đồng thu hút như một kênh để tìm hiểu các vấn đề của địa phương và giúp cộng đồng đóng góp vào việc xây dựng các chính sách của hội đồng, một phần của quá trình ra quyết định, tham gia vào hoạt động giám sát của hội đồng.