Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi):

Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện

Không nên hạn chế giao dịch mua bán điện tương lai ở một dạng hợp đồng duy nhất là “hợp đồng kỳ hạn”, mà cần phải mở rộng thêm nhiều dạng hợp đồng khác như “hợp đồng quyền chọn”. Cả hai loại hợp đồng này đều là công cụ bảo hiểm giá có vai trò, chức năng phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện giao ngay và chi phí sản xuất không ổn định.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thị phát biểu kết luận Hội thảo - Ảnh H.Ngọc
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu kết luận Hội thảo. Ảnh H.Ngọc

Đó là đề xuất được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) do Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vừa qua. 

Xem xét bổ sung “hợp đồng quyền chọn”

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, để bảo đảm tính thống nhất với Luật Thương mại năm 2005, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên bổ sung khái niệm “hợp đồng kỳ hạn”; đồng thời bổ sung khái niệm, các quy định về giao dịch “hợp đồng quyền chọn” trên thị trường điện tại Chương V với kết cấu tương đồng như các quy định về “hợp đồng kỳ hạn”.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam Dương Đức Quang nêu rõ, xuất phát từ thực tiễn giao dịch của thị trường điện là giao ngay và nhu cầu sử dụng các công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện trong quá trình giao dịch, ngoài việc giao dịch thông qua “hợp đồng kỳ hạn”, các đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ còn có thể lựa chọn một loại công cụ khác có chức năng tương đương, được nhiều nước trên thế giới áp dụng và cũng đã được quy định trong hệ thống pháp luật nước ta, đó là “hợp đồng quyền chọn”.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam Dương Đức Quang - Ảnh H.Ngọc
Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam Dương Đức Quang. Ảnh H.Ngọc

“Tương tự như “hợp đồng kỳ hạn”, “hợp đồng quyền chọn” là một công cụ bảo hiểm giá có vai trò, chức năng phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện giao ngay và chi phí sản xuất không ổn định.”, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sở Giao dịch Hàng Hóa Việt Nam nhấn mạnh.

Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thị trường điện cạnh tranh tại nước ta đã được triển khai, phát triển qua hai giai đoạn: thị trường phát điện cạnh tranh và thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Ở các giai đoạn tiếp theo, cơ chế mua bán điện thông qua các hợp đồng phòng vệ rủi ro biến động giá được đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Vì vậy, các đại biểu nêu rõ, nếu dự thảo Luật chỉ quy định “hợp đồng kỳ hạn” mà không quy định thêm “hợp đồng quyền chọn” thì chưa đầy đủ các công cụ bảo hiểm giá, chưa thể triển khai một cách toàn diện mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Một số chuyên gia nghiên cứu và làm việc trong ngành điện lực cũng cho rằng, thị trường điện nước ta không nên hạn chế giao dịch mua bán điện tương lai ở một dạng hợp đồng duy nhất là “hợp đồng kỳ hạn”, mà cần phải mở rộng thêm nhiều dạng hợp đồng khác như “hợp đồng quyền chọn”. Với mục tiêu tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, các quy định của Luật Điện lực (sửa đổi) phải bảo đảm tính ổn định, bền vững nhất định, đồng thời, phải bắt kịp các thay đổi nhanh chóng của thực tiễn.

Các đại biểu cũng dẫn chứng, tại Mỹ, Australia và New Zealand, “hợp đồng quyền chọn” được áp dụng phổ biến cho mặt hàng điện. Các hợp đồng quyền chọn điện tại Australia gồm hợp đồng quyền chọn phụ tải cơ sở theo năm dương lịch, hợp đồng quyền chọn phụ tải cơ sở theo năm tài chính, hợp đồng quyền chọn giá trung bình hàng quý. Các hợp đồng quyền chọn điện tại New Zealand gồm hợp đồng quyền chọn phụ tải cơ sở giá trung bình, hợp đồng quyền chọn phụ tải cơ sở...

Bảo đảm giá điện ổn định và cạnh tranh

Lo ngại tình trạng công ty điện lực thường xuyên báo lỗ do các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, đại diện Công ty TNHH Canon Việt Nam đặt vấn đề, việc sử dụng các chi phí này có hợp lý hay không, cơ quan nào chịu trách nhiệm kiểm toán các chi phí này? Và sản xuất kinh doanh có được cải tiến, nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí hay không? Nỗ lực cho việc giảm tổn thất điện năng có được thực hiện thường xuyên, triệt để hay không? Đại diện Công ty TNHH Canon Việt Nam mong dự thảo Luật phải có những quy định rõ ràng hơn, nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên. Bởi lẽ, giá điện thay đổi thường xuyên theo hướng luôn tăng, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh vốn cần ổn định và bảo đảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - Ảnh H.Ngọc
Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh H.Ngọc

Đại diện Công ty TNHH Canon Việt Nam cũng đề xuất, dự thảo Luật nên có quy định cụ thể về việc bảo đảm cơ cấu giá điện ổn định; quy định rõ những cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm thực hiện kiểm toán và tư vấn quản trị, giám sát kiểm tra ngành điện lực nhằm giúp hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, đảm bảo giá điện được ổn định, cạnh tranh.

Liên quan đến bồi thường thiệt hạn khi xảy ra sự cố điện, có ý kiến đặt vấn đề, mua bán điện được thực hiện theo cơ chế thị trường, nhưng bồi thường khi có sự cố điện lại không mang tính chất thị trường. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp phải tự gánh chịu hậu quả trong khi hầu hết trường hợp mất điện không phải do doanh nghiệp gây ra cũng không phải vì sự cố hay bất khả kháng mà xuất phát từ phía Điện lực, hoặc từ bên thứ 3.

Do vậy, nên chăng, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về một cơ quan độc lập với ngành điện có trách nhiệm xác định nguyên nhân và ngành điện có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố điện không do khách hàng hay trường hợp sự cố bất khả kháng.

Nhiều ý kiến cũng đề nghị giữ nguyên quy định về hoạt động mua bán điện mặt trời mái nhà giữa khách hàng không phải là khách hàng sử dụng điện lớn và bên bán điện. Đồng thời cho rằng, việc đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà cần rất nhiều chi phí cũng như thủ tục rất phức tạp, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ cho nhà đầu tư mượn hoặc thuê mái nhà xưởng của doanh nghiệp để lắp đặt hệ thống, và doanh nghiệp sẽ mua lại điện từ hệ thống đó để sử dụng. Việc tận dụng lợi thế này giúp doanh nghiệp không phải bỏ ra chi phí lớn, góp phần bảo vệ môi trường khi sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên.

Kết luận Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi nêu rõ, các ý kiến phát biểu tại hội thảo sẽ được Thường trực Ủy ban nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa trên nguyên tắc "vấn đề đã chín, đã rõ, đồng thuận cao sẽ được đưa vào dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 36 tới". 

Lập pháp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận
Lập pháp

Nhiều điểm mới với đối tượng thuộc diện chịu thuế VAT

Lời Tòa soạn: Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tiếp tục chuyên mục "Luật - Những điểm mới", Báo Đại biểu Nhân dân sẽ lần lượt đăng tải những nội dung và điểm mới căn bản của các đạo luật quan trọng này.

ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội trường
Lập pháp

Xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội), hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.

Đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn phát biểu tại hội trường
Xây dựng luật

Giảm tối đa lãng phí, thiệt hại của các bên liên quan

Góp ý về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá, việc thí điểm là rất cần thiết và thiết thực, giảm tối đa lãng phí và thiệt hại của các bên có liên quan.

toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản

Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các đại biểu Quốc hội thống nhất, cần tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Quy định này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quốc hội và Cử tri

Giải pháp căn cơ phát triển bền vững nhà ở xã hội

Trương Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Cùng với kết quả giám sát tối cao của Quốc hội, cần thực hiện các giải pháp căn cơ, dài hạn để phát triển bền vững nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.

quang cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm minh bạch, đồng thuận trong quá trình triển khai quy hoạch

Dự thảo Luật quy định thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch trong vòng 30 ngày, nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi ý kiến như thế nào, vì vậy có ý kiến đề nghị, ban soạn thảo quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch, để bảo đảm minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.