Nhà ở xã hội - hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân

Giải pháp căn cơ phát triển bền vững nhà ở xã hội

Trương Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Cùng với kết quả giám sát tối cao của Quốc hội, cần thực hiện các giải pháp căn cơ, dài hạn để phát triển bền vững nhà ở xã hội.

Ngăn đầu cơ, kéo giá đất về giá trị thực

Duy trì sự phát triển của nhà ở xã hội liên quan tới thị trường bất động sản về nhà ở, hai thị trường này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hiện nay, phân khúc nhà ở xã hội chưa đủ lớn để có vai trò định hướng hoặc dẫn dắt thị trường nhà ở nói chung. Các cơ quan chức năng đang cố gắng xây dựng, phát triển phân khúc nhà ở xã hội với giá phù hợp nhất có thể cho 12 loại đối tượng trong phạm vi thu nhập được Luật Nhà ở năm 2023 quy định. Đồng thời, sử dụng các hình thức hỗ trợ và ưu đãi khác nhau để vừa khuyến khích nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội, vừa bảo đảm mức giá bán phù hợp, thực hiện đúng mục tiêu cung cấp nhà ở an sinh, thực hiện “giấc mơ an cư” của 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định tại Luật Nhà ở hiện hành.

pho-chu-tich-quoc-hoi-truong-doan-giam-sat-nguyen-duc-hai-phat-bieu-chi-dao-tai-cuoc-lam-viec-2611-6900.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại cuộc làm việc giữa Đoàn công tác số 1 của Đoàn giám sát với UBND thành phố Hà Nội

Tuy nhiên, dù thực tế có thể xây dựng được nhà ở xã hội giảm thật thì vẫn có rất nhiều cách để người mua nhà ở xã hội rồi bán lại kiếm lời. Do đó, điều quan trọng là phải xây dựng được ở phân khúc thị trường chung phù hợp với đại đa số người dân có nhu cầu mua nhà ở, mà giá nhà ở này không chênh lệch quá nhiều so với phân khúc nhà ở xã hội.

Nên chăng, cân nhắc đưa vào quy định pháp luật một trong các biện pháp xử lý đối với các trường hợp người mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng theo Điều 76 Luật Nhà ở năm 2023 rồi bán lại kiếm lời là tịch thu số tiền vi phạm và hủy giao dịch mua bán nhà ở xã hội. Bởi, việc sai lệch đối tượng mua nhà ở xã hội có nguyên nhân chính xuất phát từ đối tượng không đủ điều kiện, lập hồ sơ sai lệch để mua nhà ở xã hội sử dụng, bán kiếm lời.

Do đó, việc xử lý bằng biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài chính vi phạm sẽ có hiệu quả cao hơn những hình thức xử phạt khác!

202409231414101771-dsc-6595-8171-1769.jpg
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”

Bên cạnh đó, một trong những biện pháp để kéo được giá nhà ở xã hội xuống thấp là giảm được giá nhà ở nói chung của thị trường bất động sản. Giá nhà ở nói chung sẽ mang tính định hướng, điều chỉnh mạnh mẽ giá nhà ở trong các phân khúc nhỏ. Biện pháp mà Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu ra liên quan tới điều tiết thị trường bất động sản là yếu tố đầu cơ. Vì vậy, cần nghiên cứu và sớm triển khai thực hiện biện pháp này thì mới có thể đưa giá nhà về với giá trị thật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Cần xem xét điều kiện kinh tế - xã hội của người mua nhà

Việc duy trì sự phát triển của nhà ở xã hội cũng cần xem xét tới yếu tố kinh tế - xã hội, trong đó có mức thu nhập bình quân trên đầu người để tính được giá của thị trường nhà ở, trong đó có giá của phân khúc nhà ở xã hội, phù hợp với thu nhập người dân. Bởi, nếu giá nhà ở xã hội đã phù hợp với thu nhập của người dân để mua nhà, thì không cần bổ sung các biện pháp hỗ trợ, hoặc cắt bớt những biện pháp hỗ trợ mà người dân vẫn mua được nhà.

Ví dụ, nếu người dân có mức thu nhập là X đồng, nhưng giá nhà ở xã hội, sau khi thực hiện các biện pháp giảm giá, hỗ trợ, vẫn phải tích lũy đến 30 năm mới đủ tiền để mua nhà thì rõ ràng, các biện pháp hỗ trợ là chưa đủ để người dân mua được nhà ở xã hội.

toan-canh-cuoc-lam-viec-giua-doan-giam-sat-va-ubnd-thanh-pho-anh-2-4184-979.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự cuộc làm việc của Đoàn công tác số 1 thuộc Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với UBND TP. Hà Nội

Theo thông tin được Tổng cục Thống kê công bố tháng 4.2024, thì thu nhập bình quân đầu người cả nước giai đoạn 2012 - 2022 tăng hơn 2,3 lần, từ 1,99 triệu đồng/người/tháng lên 4,67 triệu đồng/người/tháng.

Như vậy, với chi phí xây dựng, chi phí thủ tục, chi phí vốn, với những nguồn hỗ trợ để giảm giá thì chúng ta sẽ tính được chi phí vốn của 1m2 sàn xây dựng, đối với từng loại hình nhà ở xã hội chung cư hoặc mặt đất, đối với từng địa phương khác nhau. Từ đó, sẽ tính được thời gian tích lũy của cá nhân, gia đình cần bao nhiêu thời gian để đủ mua được một căn nhà ở xã hội.

Mức thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội đã thay đổi từ 11 triệu đồng/người/tháng lên 15 triệu đồng/người/tháng. Giá vốn trung bình xây dựng nhà ở chung cư ở khu đô thị khoảng 17 triệu đồng/m2 tới hơn 20 triệu đồng/m2. Giá bán bao gồm lãi và giá bán thông qua các kênh trung gian, dù bằng cách phù hợp hoặc không phù hợp pháp luật, sẽ còn cao hơn.

Như vậy, thông qua các mức thu nhập khác nhau, chúng ta có thể tính được giá nhà ở xã hội phù hợp với từng địa phương để người dân có thể tích lũy trong thời gian nhất định, thì có thể mua được nhà ở xã hội.

Dù rằng nguồn tiền để mua nhà có thể qua các kênh huy động vốn khác như vay, mượn thì vẫn căn bản dựa trên mức thu nhập người dân. Vấn đề đặt ra là kiểm soát được các khâu trung gian từ chủ đầu tư tới tận tay người sử dụng sau cùng, bằng các biện pháp tài chính, hành chính để triệt tiêu được các chi phí trung gian, giảm thiểu tối đa việc tăng giá khi người mua sau cùng phải trả để thụ hưởng được nhà.

Xây dựng nhà ở xã hội phải đúng địa bàn cần

Về nguyên tắc, phân khúc nhà ở xã hội không phải xây dựng phát triển ở mọi địa bàn, mọi khu vực, mà cần xây dựng tập trung ở những nơi có nhu cầu lớn. Điều này có thể thực hiện khi phân tích nhu cầu sở hữu nhà ở của 12 loại đối tượng ưu tiên mua nhà ở xã hội quy định tại Điều 76 Luật Nhà ở.

Trong đó, tại khu vực đô thị thường tập trung các đối tượng là hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người thu nhập thấp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở; học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật.

Khu vực nông thôn, miền núi thường có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.

truong-anh-tuan-4829-4627.jpg
Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Trương Anh Tuấn

Trong và ngoài khu công nghiệp có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội để cung cấp nhà ở cho công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

Việc khoanh vùng khu vực địa lý sẽ thuận lợi cho UBND cấp tỉnh thực hiện công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội đúng đối tượng. Các bộ, ngành vì thế cũng có cơ sở để kiểm tra, thanh tra, đánh giá, có hướng dẫn kịp thời cho các địa phương trong phát triển nhà ở xã hội.

Phát triển nhà ở xã hội liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ, ngành, địa phương; trong thời kỳ giám sát đã có nhiều sự thay đổi về chính sách, pháp luật.

Do vậy, mong muốn các đại biểu Quốc hội sẽ phát biểu tập trung làm rõ một số nhiệm vụ, giải pháp thường xuyên, liên tục, cũng như những giải pháp có tính chất trung và dài hạn về phát triển nhà ở xã hội.

Những giải pháp này sẽ giúp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp Ban Bí thư nêu trong Chỉ thị 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới nhằm hiện thực hóa “giấc mơ an cư” cho người dân, nhất là những người có thu nhập thấp.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới, đưa hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng thực chất, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả

Quốc hội đã đi qua năm 2024 với nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác giám sát. Dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng TRẦN QUANG PHƯƠNG nhấn mạnh, công tác giám sát của Quốc hội trong năm 2024 tiếp tục được triển khai toàn diện, đồng bộ, ngày càng thực chất, tạo chuyển biến toàn diện cả nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành nói chung và đối với vấn đề được giám sát nói riêng. Dư địa đổi mới hoạt động giám sát còn nhiều. Do đó, trong năm 2025 cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đóng góp vào sự đổi mới, phát triển của Quốc hội và đất nước trong bối cảnh tình hình mới hiện nay.

Bản sắc dân tộc hòa quyện và vươn tầm thế giới
Quốc hội và Cử tri

Bản sắc dân tộc hòa quyện và vươn tầm thế giới

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn

Năm 2025 kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2025) và 100 năm trường Mỹ thuật Đông Dương (1924 - 2024). Nhìn lại hai sự kiện lịch sử này không chỉ để khẳng định sức mạnh dẫn đường của Đảng và tài hoa sáng tạo của các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam, mà còn gợi mở con đường xây dựng văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên mới - nơi bản sắc dân tộc hòa quyện sức sống hiện đại, vươn tầm thế giới.

Hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025)
Quốc hội và Cử tri

Tiếp thêm ý chí, sức mạnh Việt Nam

Trải qua 95 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhân dân giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

Nhớ lại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Quốc hội và Cử tri

Nhớ lại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Vào đầu năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí Hội không đủ sức lãnh đạo, trong khi đó, số lượng cộng sản đoàn trong Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ngày một nhiều. Yêu cầu khách quan đòi hỏi phải có một tổ chức Đảng để lãnh đạo phong trào.

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu mang tầm thời đại!
Quốc hội và Cử tri

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu mang tầm thời đại!

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, trong bối cảnh đất nước đứng trước thế - vận mới, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ, có ý nghĩa chiến lược và cách mạng, tạo niềm tin mới, xung lực mới, khí thế mới cho toàn dân tộc bước vào kỷ nguyên mới...

Quốc hội với tiến trình chuyển đổi tư duy lập pháp
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội với tiến trình chuyển đổi tư duy lập pháp

Trong bài viết “Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định 7 định hướng chiến lược đưa đất nước vào kỷ nguyên mới. Một trong 7 định hướng đó là, tăng cường tính Đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, mà giải pháp căn bản là “Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo... Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc”[1].

Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sức cạnh tranh quốc gia
Quốc hội và Cử tri

Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sức cạnh tranh quốc gia

Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là phát triển con người toàn diện, nhưng trong giai đoạn hiện nay phải tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. “Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sức cạnh tranh quốc gia. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực là "chìa khóa" để chúng ta bước vào kỷ nguyên mới một cách vững chắc” - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN ĐẮC VINH khẳng định.

Luôn đặt quan điểm “lấy người dân làm trung tâm” lên trên hết, trước hết
Quốc hội và Cử tri

Luôn đặt quan điểm “lấy người dân làm trung tâm” lên trên hết, trước hết

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội NGUYỄN THÚY ANH khẳng định, một trong những quan điểm Ủy ban luôn quán triệt sâu sắc, đó là “lấy người dân làm trung tâm” lên trên hết, trước hết và bảo đảm an sinh xã hội là trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Là cơ quan được giao chủ trì soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM nhấn mạnh, định hướng xây dựng Luật là các quy định phải đi vào thực tiễn đời sống, là nhân tố tích cực tạo chuyển biến mạnh mẽ hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

GS.TS Phan Trung Lý: Hoàn thiện thể chế phân cấp, phân quyền có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế phân cấp, phân quyền để thực hiện thành công tinh gọn tổ chức bộ máy

“Phân cấp, phân quyền thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính phân cấp, phân quyền làm cho Nhà nước gần dân hơn, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào đời sống chính trị và hình thành một xã hội dân chủ, tăng tính dân chủ trong các quyết định chính sách pháp luật của Nhà nước, làm tăng sự đồng thuận xã hội”. Nhấn mạnh điều này, GS.TS. Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khẳng định, việc hoàn thiện thể chế về phân cấp, phân quyền có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.

Toàn cảnh bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Quốc hội và Cử tri

Phát triển kỷ nguyên mới, vì sức mạnh và danh dự Việt Nam

Tròn 95 năm trước, ngày 3.2.1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là cuộc hội ngộ của thiên thời, địa lợi, nhân hòa, của lịch sử giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước sục sôi truyền thống mấy nghìn năm. Đó là khát vọng của Nhân dân, là lời đáp câu hỏi phát triển của lịch sử dân tộc, là sự vận động của đất nước phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại.

Đưa tri thức địa phương, cố kết cộng đồng vào phát triển chuỗi giá trị
Quốc hội và Cử tri

Đưa tri thức địa phương, cố kết cộng đồng vào phát triển chuỗi giá trị

Nhấn mạnh tri thức địa phương, văn hóa truyền thống, cố kết cộng đồng là tiêu chí quan trọng trong xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án chuỗi giá trị, đại diện Ủy ban Dân tộc đề xuất đưa 3 tiêu chí này vào hỗ trợ dự án phát triển chuỗi giá trị lâm nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Những nội dung này cần được đưa vào quyết định phê duyệt giai đoạn 2 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm xóa bỏ điểm nghẽn thể chế

Quán triệt tinh thần đổi mới, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường phân cấp, phân quyền, nhất là cho địa phương; xóa bỏ cơ chế "xin - cho”; tăng cường trách nhiệm giải trình, đề xuất của các cơ quan, tổ chức trình dự án luật trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua.

Các ĐBQH thành phố Hà Nội tích cực tham gia thảo luận tại Tổ và hội trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Thực hiện hiệu quả công tác xây dựng pháp luật

Phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm, năm 2024, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, với khối lượng công việc lớn, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đề ra trên tất cả các lĩnh vực công tác như xây dựng pháp luật, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Dấu ấn chất lượng của vốn FDI

Ngay những ngày đầu tiên của năm mới 2025, tỉnh Bắc Ninh đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư cho các dự án với tổng số vốn 1,8 tỷ USD, vượt 1,5 lần kế hoạch của cả năm 2025. Trong đó có dự án mở rộng nhà máy sản xuất màn hình và các linh kiện điện tử “tỷ đô” của Samsung Display. Dự án này được “ông lớn” Samsung cam kết đầu tư từ năm ngoái và đầu năm nay chính thức được trao chứng nhận đăng ký đầu tư.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga
Diễn đàn Quốc hội

Triển khai quyết liệt, đồng bộ chủ trương tinh gọn bộ máy

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, thời gian qua, các cấp, các ngành đã vào cuộc hết sức quyết liệt để thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị. Công tác này được thực hiện đồng bộ, với tinh thần “bàn làm không bàn lùi”, Trung ương làm trước, địa phương làm sau, khẩn trương nhưng vẫn thận trọng trong thực hiện công tác cán bộ.