Các cơ sở về chính trị, pháp lý và thực tiễn đã đầy đủ

Sáng 31.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Rà soát kỹ để bảo đảm đạt kết quả cao khi thực hiện

Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng nêu rõ, việc xây dựng, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng là cần thiết. Đồng thời bảo đảm phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng tại Nghị quyết số 45-NQ/TW và Kết luận của Bộ Chính trị; tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Bên cạnh đó, việc xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng phù hợp với quy mô, đặc điểm, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa của thành phố; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả… Đồng thời, tạo cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) trình Quốc hội trong năm 2025, trong đó có đề xuất thực hiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị thống nhất trong cả nước…

14.jpg
Đại biểu Quốc hội Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) phát biểu

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết, về cơ bản các đại biểu tán thành bởi các lý do như trong tờ trình và báo cáo thẩm tra. Tuy vậy, đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện mô hình này tại các địa phương để khi xây dựng dự thảo Nghị quyết bảo đảm khi triển khai thực hiện được phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và đạt kết quả cao.

Khai thác, phát huy toàn diện, hiệu quả tiềm năng, lợi thế

Về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Tờ trình nêu rõ, việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương nhằm bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh.

Đồng thời, khai thác và phát huy toàn diện, hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố di sản, đưa Huế phát triển nhanh, bền vững và tạo động lực lan tỏa vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. Giải quyết tốt các mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển kinh tế - văn hóa và môi trường. Giữa bảo tồn gìn giữ truyền thống và phát huy các giá trị di sản, trong đó bảo tồn là cốt lõi; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương và đặt trong tổng thể toàn đô thị Huế; bảo đảm điều kiện thuận lợi hơn, tốt hơn cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản.

at1.jpg
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) phát biểu

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (Thanh Hóa) tán thành với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương vì đã có đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn. Cử tri cũng đã cơ bản được lấy ý kiến và có sự đồng thuận cao. Các điều kiện về quy hoạch cũng đã đầy đủ…

Cùng tán thành với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (Trà Vinh) nêu hàng loạt các vấn đề cần phải quan tâm. Đó là phải có quy hoạch phù hợp để bảo đảm phát triển đồng bộ, bền vững. Cần quan tâm đến việc mở rộng không gian đô thị, phân khu chức năng hợp lý, tránh tình trạng quy hoạch chồng chéo hoặc sử dụng đất không hiệu quả.

at2.jpg
Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu

Phát triển hạ tầng và các dịch vụ công phải được phải được nâng cấp tương xứng với vị thế mới của thành phố. Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; kiểm soát tăng dân số và di dân; cải thiện chất lượng cuộc sống và dịch vụ công; quản lý tài chính và ngân sách; phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải (Thanh Hóa) đề nghị làm rõ hơn mô hình pháp lý là có hay không có hội đồng nhân dân? Bên cạnh đó, nên giao cho tỉnh có phương án giải quyết những vấn đề nảy sinh, nhất là các vấn đề về thủ tục hành chính; có phương án sắp xếp tài sản, nhân lực dôi dư sau khi sắp xếp.

at3.jpg
Đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải (Thanh Hóa) thảo luận tại tổ

Đại biểu Quốc hội Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cũng cho rằng mô hình chính quyền đô thị ở Huế sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như thế nào chưa rõ. Bởi vậy, cần giải trình rõ hơn vì liên quan đến sắp xếp cán bộ, đồng thời không tạo độ trễ sau khi Nghị quyết được ban hành. Về việc sáp nhập huyện Nam Đông vào Phú Lộc cần đánh giá tác động kỹ hơn.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Đúng 19h10 tối 3.12, (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Haneda, Thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 4 - 7.12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc cử tri huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc cử tri huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Sáng 2.12 tại Trung tâm Chính trị - Trung tâm hội nghị huyện Quỳnh Phụ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình đã tiếp xúc cử tri huyện Quỳnh Phụ để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải trao Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam

Sáng 2.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã dự lễ công bố Nghị quyết số 1241/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.