Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi

Theo các chuyên gia, việc hoàn thiện Luật Điện lực nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện; bảo đảm sự phù hợp và đồng bộ giữa chính sách phát triển điện lực với các chính sách có liên quan khác, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật; tạo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đồng thời, khắc phục các vướng mắc trong quá trình thực thi Luật Điện lực hiện hành.

Qua đây cũng tạo điều kiện cho phát triển nguồn và lưới điện, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của Nhân dân và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, trong đó, đẩy mạnh việc phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nguồn: EVN
Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nguồn: EVN

Việc đổi mới các nội dung quy định tại Luật nhằm nâng cao tính khả thi và tính hiệu quả trong thực thi pháp luật về điện lực, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

Trong đó, trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực; không phân biệt đối xử trong hoạt động điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực; kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực và Nhà nước.

Việc ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) cũng nhằm xây dựng cơ chế chính sách để khuyến khích sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển năng lượng bền vững. Đồng thời, hoàn thiện quy định trong quá trình sử dụng điện, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản, giảm thiểu thiệt hại cho gia đình và xã hội.

Đặc biệt, nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý nhà nước; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, UBND các cấp phù hợp với đặc thù của ngành điện lực là ngành kỹ thuật; thường xuyên thay đổi để phù hợp với sự cải tiến của khoa học, kỹ thuật; góp phần tích cực trong công tác bảo đảm an ninh cung cấp điện.

Nhận diện rõ khoảng trống pháp lý

Với vai trò là cơ quan soạn thảo, Bộ Công Thương đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nhận diện rõ tồn tại, yếu kém, khoảng trống pháp luật trong lĩnh vực điện lực để hoàn thiện, bổ sung. Việc soạn thảo dự án Luật tuân thủ đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Theo đại diện Bộ Công Thương, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có 9 chương với 130 điều; các chương của dự thảo Luật được sắp xếp, bố cục lại khoa học. Dự thảo Luật kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện.

Cùng với đó, bỏ 4 điều (tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực; thanh tra điện lực), gộp 4 điều vào các điều khác (chủ yếu về nội dung chính sách phát triển về đầu tư, tiết kiệm điện và giá điện).

Dự thảo cũng bổ sung 68 điều, gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao, các chính sách về năng lượng tái tạo (điện mặt trời, đặc biệt quy định về phát triển điện gió ngoài khơi), năng lượng mới với điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp (như hydrogen), cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần...

Điện lực là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia, đầu tư cho phát triển điện lực phải "đi trước một bước: trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, việc hoàn thiện thể chế về phát triển điện lực là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là cơ sở để phát triển mọi lĩnh vực, ngành kinh tế và phục vụ đời sống Nhân dân.

Không ít ý kiến cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần thiết được sớm hoàn thiện và ban hành để triển khai trong thực tiễn đời sống. Qua đó, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển điện lực, xây dựng thị trường điện cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; khắc phục triệt để khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Điện lực 2004; bảo đảm an ninh cung cấp điện, an ninh quốc gia, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ Nhân dân.

Xây dựng luật

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu tại cuộc làm việc
Xây dựng luật

Chủ động phòng ngừa phát sinh khiếu kiện phức tạp

Làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, tỉnh cần tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, triển khai các biện pháp phòng ngừa, tránh để phát sinh thêm vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, thực hiện chuẩn bị kỹ lưỡng đối với mỗi dự án đầu tư, xây dựng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp
Xây dựng luật

Thực hiện tốt hơn việc kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Nguyên nhân của việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết là bởi số lượng nhiều, có những văn bản nội dung khó, đã được bàn thảo nhiều lần nhưng chưa có giải pháp. Trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thời gian tới, một trong những giải pháp đặt ra là sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Chính phủ theo hướng quy định sát sao hơn và đôn đốc thực hiện tốt hơn quy trình giữa các cơ quan trình và Văn phòng Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Xây dựng luật

Do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Tại cuộc làm việc với Chính phủ về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2030”, các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị, cần làm rõ vướng mắc trong quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội hiện nay do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ
Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ

Tại phiên thảo luận tổ 4, Đợt 1, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn 2012; đồng thời, nhấn mạnh cần trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho người lao động tại doanh nghiệp. Bởi hiện nay, cán bộ công đoàn tại công đoàn cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương. 

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo
Xây dựng luật

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo

Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo chính sách phát triển của đất nước và hành động quyết liệt trong hoạt động lập pháp mang lại hiệu lực thực sự cho cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Đấy là hình ảnh sinh động của Quốc Khóa XV đã đi qua nửa chặng đường, luôn theo sát sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành cùng Chính phủ, vì Nhân dân, phản ánh kịp thời ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong mỗi quyết sách; tiếp bước chủ động đổi mới, sáng tạo, đột phá trong hoạt động của Quốc hội; nâng tầm vóc của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; rời xa tính hình thức; quyết liệt và tham gia sớm, sâu, thực chất trong xây dựng và quyết định chính sách pháp luật; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"
Xây dựng luật

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"

Không “bắc nước sôi chờ gạo người” là tinh thần chủ động, kiên quyết trong công tác lập pháp mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc nhở các cơ quan của Quốc hội. Nó cũng chính là bước đổi mới công tác lập pháp kế thừa thành quả qua các nhiệm kỳ, trong đó, đổi mới công tác thẩm tra có vai trò then chốt. Nhưng để có bước chuyển biến về chất cần có tư duy mới, đặt đúng vị thế, nhiệm vụ của cơ quan thẩm tra. Quốc hội Khóa XV đã có bước đột phá như vậy. Đặt cơ quan thẩm tra ở vị trí cao không chỉ là “phản biện” chính sách, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp mà còn là cơ quan “kiến tạo” chính sách ngay từ đầu.

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp
Xây dựng luật

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp

Sáng kiến lập pháp là quyền trình dự án luật hay kiến nghị về luật ra Quốc hội. Đây là quyền chủ động và xuất phát từ việc thực hiện quyền này mà “cỗ máy” lập pháp vận hành để điều chỉnh mọi mặt đời sống xã hội sinh động và luôn vận động. Vì vậy, sáng kiến lập pháp là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình lập pháp, quyết định đến số phận của một dự luật, thúc đẩy công tác lập pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Và khi hoàn cảnh lập pháp đã có những đổi thay thì việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp cần có sự sáng tạo, bước tiến phù hợp.

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)
Xây dựng luật

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào chiều nay (9.11) với nhiều nội dung đề xuất đáng chú ý liên quan mô hình tổ chức Tòa án; bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, nâng cao tính chuyên nghiệp của Thẩm phán…

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Xây dựng luật

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6. Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội kỳ vọng, dự thảo Luật sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án
Xây dựng luật

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án

Tòa án nhân dân tối cao đang chủ trì soạn thảo sửa đổi Luật Tổ chức TAND để tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của TAND; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án
Xây dựng luật

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) trình Quốc hội không còn quy định nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình tố tụng xét xử như quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27 về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc bỏ nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án là cần thiết.