Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Bảo đảm việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.

c2-2181-6580.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp

Bổ sung quy định về xử lý khi bảo hiểm không đủ chi trả

Điều 36a dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) hiện đang quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.

Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, có ý kiến đề nghị kế thừa quy định của Luật Công chứng hiện hành về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc và quy định rõ hơn về mua bảo hiểm trách nhiệm cho công chứng viên trong Luật; giao Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính thống nhất ban hành bộ quy tắc về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.

c3-2060-329.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Chính phủ đề nghị quy định Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên, tuy nhiên, không quy định đây là bảo hiểm bắt buộc như Luật hiện hành.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, công chứng là dịch vụ công, đồng thời có tính rủi ro nghề nghiệp cao, cần phải có cơ chế bảo vệ quyền lợi của công chứng viên trong hành nghề công chứng. Việc quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là bảo hiểm bắt buộc có tính chặt chẽ, an toàn cao hơn cho hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, trên cơ sở kế thừa Luật Công chứng hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 36a quy định: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, quy tắc bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên (khoản 3).

dbqh-dang-bich-ngoc-hoa-binh-4471-5339.jpg
ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cho rằng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là một cơ chế quan trọng nhằm bảo vệ công chứng viên và khách hàng của họ trước các rủi ro pháp lý phát sinh từ sai sót, thiếu sót hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình hành nghề, ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) nêu rõ, tại Việt Nam, quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được đặt ra nhằm bảo đảm trách nhiệm của công chứng viên đối với các thiệt hại mà khách hàng có thể phải gánh chịu do sai sót của các công chứng viên.

Dự thảo Luật lần này đã bổ sung quy định giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, quy tắc bảo đảm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, bổ sung cơ chế giám sát việc tham gia bảo hiểm để bảo đảm việc tham gia bảo hiểm được thực hiện nghiêm túc, công bằng và bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên liên quan.

Tuy nhiên, đại biểu Đặng Bích Ngọc chỉ rõ, trong thực tiễn, nếu mức bồi thường từ bảo hiểm không đủ để chi trả cho toàn bộ thiệt hại của khách hàng, Luật Công chứng chưa quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong các trường hợp này thì gây khó khăn cho khách hàng khi đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Do đó, đề nghị bổ sung quy định về xử lý khi bảo hiểm không đủ chi trả theo hướng quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng. Điều này có thể bao gồm trách nhiệm liên đới của các công chứng viên hoặc việc sử dụng quỹ dự phòng của văn phòng công chứng để bù đắp.

Rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả xã hội

Quan tâm đến nội dung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc, ĐBQH Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) cho biết, hiện tại bảo hiểm bắt buộc đang được quy định tại Điều 8 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Trong đó, bảo hiểm bắt buộc bao gồm: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.

Trên cơ sở quy định này, loại trừ điểm a, b, c, tại Điều 8 của Luật Kinh doanh bảo hiểm không bắt buộc đối với công chứng viên. Đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị, cần đối chiếu, cân nhắc kỹ, xác định rõ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và công chứng viên có phải bắt buộc nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi công cộng hoặc an toàn xã hội hay không. Bởi, công chứng viên hoạt động chủ yếu theo tư cách cá nhân và tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng mà mình thực hiện.

dbqh-pham-thi-kieu-dak-nong-6211-4722.jpg
ĐBQH Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh đó, quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc đã được quy định từ Luật Công chứng năm 2014. Đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả xã hội, chi phí bỏ ra để mua bảo hiểm bồi thường cho bên bảo hiểm khi công chứng viên xảy ra các sự kiện pháp lý để có cơ sở thực tiễn đầy đủ khi đưa ra quy định.

dbqh-pham-van-hoa-dong-thap-3089-5800.jpg
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cũng đồng tình với quan điểm ngành nghề công chứng là phải có bảo hiểm, song ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) thống nhất với đề nghị của Chính phủ là không nhất thiết công chứng viên nào cũng phải mua bảo hiểm. Đại biểu nêu ví dụ, đối với văn phòng công chứng thì cá nhân công chứng viên phải tự bỏ tiền để mua bảo hiểm, không được nhà nước hỗ trợ như đối với công chứng viên của Văn phòng công chứng nhà nước. Trong khi đó, bản thân các công chứng viên cho rằng, họ hành nghề công chứng, trách nhiệm cá nhân đã thuộc về họ và nếu có sơ suất xảy ra, họ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Vì vậy, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, không nên bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên mà nên dựa theo điều kiện cụ thể và ý thức tự giác của công chứng viên quyết định họ có mua hay không?

dbqh-thach-phuoc-binh-tra-vinh-1-6194-8038.jpg
ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Mặt khác, dự thảo Luật quy định tổ chức hành nghề công chứng phải thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm cho Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngày. ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đề nghị cần bổ sung chế tài xử phạt đối với trường hợp tổ chức hành nghề công chứng không thực hiện nghĩa vụ thông báo đúng thời hạn để bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm của tổ chức hành nghề công chứng trong việc duy trì bảo hiểm cho công chứng viên.

Xây dựng luật

quang cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm minh bạch, đồng thuận trong quá trình triển khai quy hoạch

Dự thảo Luật quy định thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch trong vòng 30 ngày, nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi ý kiến như thế nào, vì vậy có ý kiến đề nghị, ban soạn thảo quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch, để bảo đảm minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 9 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Yên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bến Tre) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, một số đại biểu đề nghị, cần bổ sung quy định người dân sinh sống tại các xã an toàn khu cách mạng và các xã trọng điểm về quốc phòng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cùng với đó, cần đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng và cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu tại cuộc làm việc
Xây dựng luật

Chủ động phòng ngừa phát sinh khiếu kiện phức tạp

Làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, tỉnh cần tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, triển khai các biện pháp phòng ngừa, tránh để phát sinh thêm vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, thực hiện chuẩn bị kỹ lưỡng đối với mỗi dự án đầu tư, xây dựng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp
Xây dựng luật

Thực hiện tốt hơn việc kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Nguyên nhân của việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết là bởi số lượng nhiều, có những văn bản nội dung khó, đã được bàn thảo nhiều lần nhưng chưa có giải pháp. Trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thời gian tới, một trong những giải pháp đặt ra là sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Chính phủ theo hướng quy định sát sao hơn và đôn đốc thực hiện tốt hơn quy trình giữa các cơ quan trình và Văn phòng Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Xây dựng luật

Do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Tại cuộc làm việc với Chính phủ về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2030”, các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị, cần làm rõ vướng mắc trong quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội hiện nay do quy định pháp luật hay quá trình thực hiện?

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ
Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ

Tại phiên thảo luận tổ 4, Đợt 1, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn 2012; đồng thời, nhấn mạnh cần trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho người lao động tại doanh nghiệp. Bởi hiện nay, cán bộ công đoàn tại công đoàn cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương. 

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo
Xây dựng luật

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo

Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo chính sách phát triển của đất nước và hành động quyết liệt trong hoạt động lập pháp mang lại hiệu lực thực sự cho cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Đấy là hình ảnh sinh động của Quốc Khóa XV đã đi qua nửa chặng đường, luôn theo sát sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành cùng Chính phủ, vì Nhân dân, phản ánh kịp thời ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong mỗi quyết sách; tiếp bước chủ động đổi mới, sáng tạo, đột phá trong hoạt động của Quốc hội; nâng tầm vóc của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; rời xa tính hình thức; quyết liệt và tham gia sớm, sâu, thực chất trong xây dựng và quyết định chính sách pháp luật; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"
Xây dựng luật

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"

Không “bắc nước sôi chờ gạo người” là tinh thần chủ động, kiên quyết trong công tác lập pháp mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc nhở các cơ quan của Quốc hội. Nó cũng chính là bước đổi mới công tác lập pháp kế thừa thành quả qua các nhiệm kỳ, trong đó, đổi mới công tác thẩm tra có vai trò then chốt. Nhưng để có bước chuyển biến về chất cần có tư duy mới, đặt đúng vị thế, nhiệm vụ của cơ quan thẩm tra. Quốc hội Khóa XV đã có bước đột phá như vậy. Đặt cơ quan thẩm tra ở vị trí cao không chỉ là “phản biện” chính sách, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp mà còn là cơ quan “kiến tạo” chính sách ngay từ đầu.

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp
Xây dựng luật

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp

Sáng kiến lập pháp là quyền trình dự án luật hay kiến nghị về luật ra Quốc hội. Đây là quyền chủ động và xuất phát từ việc thực hiện quyền này mà “cỗ máy” lập pháp vận hành để điều chỉnh mọi mặt đời sống xã hội sinh động và luôn vận động. Vì vậy, sáng kiến lập pháp là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình lập pháp, quyết định đến số phận của một dự luật, thúc đẩy công tác lập pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Và khi hoàn cảnh lập pháp đã có những đổi thay thì việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp cần có sự sáng tạo, bước tiến phù hợp.

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)
Xây dựng luật

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào chiều nay (9.11) với nhiều nội dung đề xuất đáng chú ý liên quan mô hình tổ chức Tòa án; bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, nâng cao tính chuyên nghiệp của Thẩm phán…

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Xây dựng luật

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6. Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội kỳ vọng, dự thảo Luật sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án
Xây dựng luật

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án

Tòa án nhân dân tối cao đang chủ trì soạn thảo sửa đổi Luật Tổ chức TAND để tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của TAND; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án
Xây dựng luật

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) trình Quốc hội không còn quy định nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình tố tụng xét xử như quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27 về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc bỏ nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án là cần thiết.