Tránh chồng chéo, trùng lắp để bảo đảm tính đồng bộ trong quy hoạch

Thảo luận một số nội dung của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, các ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá mỗi loại quy hoạch có chức năng khác nhau, do đó, để tránh trùng lắp hoặc chồng chéo, công tác quy hoạch cần được phân định rõ ràng để bảo đảm tính đồng bộ trong quy hoạch.

Bổ sung điều khoản chuyển tiếp trong dự thảo luật

Góp ý về tỷ lệ quy hoạch phân khu tại Điểm b Khoản 1 Điều 23 dự thảo luật đang quy định 2 tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/2.000, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai cho rằng theo Luật Nhà ở năm 2023, Luật Đất đai năm 2024 thì một trong các điều kiện để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất là có quy hoạch chi tiết hoặc có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Từ đó dẫn đến tại các khu vực thành phố đã lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 sẽ không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo Luật Đất đai được.

ĐBQH Hoàng Văn Cường phát biểu tại hội trường. Ảnh: P.V
ĐBQH Hoàng Văn Cường phát biểu tại hội trường. Ảnh: P.V

"Để bảo đảm thống nhất giữa các Luật Nhà ở, Luật Đất đai với lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng, tôi kiến nghị cần bổ sung một khoản tại Điều 65 quy định chuyển tiếp để xử lý đối với các địa phương đã có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 được phép tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Trong trường hợp cần thiết, các địa phương đã có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 được phép lập lại quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000", ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai đề xuất.

Về quy hoạch chung xây dựng vùng huyện, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai cho biết, theo Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng thì quy hoạch chung xây dựng gồm 3 loại, đó là quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành gồm quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; quy hoạch xây dựng khu chức năng. Dự thảo luật trình không còn quy hoạch vùng huyện, quản lý các huyện được thay bằng quy hoạch chung huyện và có điều khoản chuyển tiếp, quy hoạch đã được phê duyệt trước ngày luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn hiệu lực thi hành của quy hoạch. Theo phân tích của đại biểu, quy định như vậy là chưa đầy đủ bởi khi không còn quy hoạch xây dựng vùng huyện nữa thì các hoạt động điều chỉnh quy hoạch khi có sự tác động từ các quy hoạch cấp cao hơn là quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch ngành sẽ không có hành lang pháp lý để thực hiện.

"Tôi đề nghị bổ sung một điều khoản chuyển tiếp theo hướng việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện đã được phê duyệt trước ngày luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định như việc điều chỉnh quy hoạch chung huyện", ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai nêu quan điểm.

Liên quan đến quản lý hoạt động hành nghề quy hoạch đô thị và nông thôn, ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai chỉ rõ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 không có quy định về quản lý hoạt động hành nghề quy hoạch đô thị. Theo đó, nội dung quản lý hoạt động hành nghề quy hoạch xây dựng kiến trúc được quy định cùng với nhiều hoạt động hành nghề xây dựng khác, như quản lý dự án, giám sát, kiểm định tại Luật Xây dựng năm 2014. Tuy nhiên, đến năm 2019 nội dung quản lý hoạt động hành nghề kiến trúc đã được đưa sang Luật Kiến trúc để bảo đảm quản lý hoạt động hành nghề theo luật quản lý lĩnh vực. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung quản lý hoạt động hành nghề quy hoạch xây dựng tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, như vậy sẽ đảm bảo hoạt động hành nghề kiến trúc được quản lý bởi Luật Kiến trúc; hoạt động hành nghề quy hoạch đô thị và nông thôn được quản lý bởi Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

"Các hoạt động quản lý hành nghề còn lại của ngành xây dựng sẽ được quản lý bởi Luật Xây dựng để bảo đảm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện đúng các quy định", ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai kiến nghị.

Tránh chồng chéo giữa các quy hoạch

Theo phân tích của ĐBQH Hoàng Văn Cường, bên cạnh quy hoạch tỉnh cần phải có quy hoạch chung bởi mỗi loại quy hoạch có chức năng khác nhau. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng thời gian qua 2 loại quy hoạch này còn đang có sự trùng nhau. Vì vậy, trong luật lần này phải phân định để tránh sự trùng lắp chứ không phải không có quy hoạch chung. Về nguyên nhân trùng nhau, đại biểu cho rằng do trước đây chưa quy hoạch tỉnh mà ở phạm vi tỉnh chỉ có quyền chung. Do vậy, quy hoạch chung lần này cần thực hiện chức năng định hướng phát triển cho tất cả các ngành, lĩnh vực, sau đó còn có quy hoạch chi tiết của từng ngành và lĩnh vực nêu trên.

Cũng theo ĐBQH Hoàng Văn Cường, hiện trên địa bàn tỉnh có quy hoạch tỉnh rồi và quy hoạch tỉnh có chức năng định hướng phát triển, còn lại không có quy hoạch của các ngành, các lĩnh vực khác. Vì vậy, bây giờ quy hoạch chung lại phải thực hiện chức năng cụ thể hóa định hướng của huyện, tỉnh và phải thay thế cho nhiều các lĩnh vực mà quy hoạch ngành không có. Bên cạnh đó, ĐBQH Hoàng Văn Cường cũng đánh giá cao việc gộp các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ ở trên phạm vi của quy hoạch chung, để tránh tình trạng chồng chéo. Tuy nhiên, trong Điều 34 dự thảo luật vẫn quy định có 4 loại quy hoạch hạ tầng kỹ thuật gồm có quy hoạch về cao độ nền và thoát nước, quy hoạch giao thông, quy hoạch cấp nước và quy hoạch chất thải rắn, nghĩa trang. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng nếu quy định thế này thì các lĩnh vực khác như viễn thông, năng lượng, thủy lợi... sẽ phát triển ở đâu?

"Do vậy, tôi cho rằng đối với Điều 34 chúng ta nên gộp các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật vào một, bao gồm tất cả 4 lĩnh vực trên đã nói, đồng thời phải thêm cả vấn đề về điện, về hạ tầng, viễn thông, riêng quy hoạch chất thải rắn và nghĩa trang thì tách riêng", ĐBQH Hoàng Văn Cường đề xuất.

Riêng ĐBQH Nguyễn Trúc Anh lại quan tâm đến cấp độ quy hoạch. Theo đó, quy hoạch của chúng ta mới chỉ có quy hoạch đô thị và nông thôn. Thế nhưng trên thực tế tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phát sinh vấn đề mới như quy hoạch điểm dân cư dọc sông, dọc trục, đại đô thị... Đại biểu đề xuất những khoảng trống đó cần phải được tính toán, nghiên cứu bởi tới đây chúng ta làm đường sắt, TOD hay những đô thị hình thành dọc trục đường sắt thì phải có một điều khoản mở để Chính phủ yêu cầu các đơn vị thực hiện.

Lập pháp

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Lập pháp

Cần cơ chế, chính sách vượt trội khuyến khích đầu tư phát triển đường sắt

Cho ý kiến với dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 43 vừa qua, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các chính sách về phát triển, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải thể chế hóa tối đa nội dung Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, nhất là về phân bổ ngân sách, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ địa phương phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu sửa đổi Luật Đường sắt phải tập trung vào các chính sách đột phá mạnh mẽ, phát triển bứt phá
Chính trị

Phát triển đường sắt với tư duy vượt trội, tầm nhìn dài hạn

“Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới có đoàn tàu Thống Nhất, bây giờ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm rồi đoàn tàu Thống Nhất vẫn không có gì thay đổi về vận tốc, vận tải, có chăng chỉ là thay đổi kết cấu phòng ốc, điều kiện phương tiện, còn vận tốc vẫn y như cách đây 50 năm”.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga
Quốc hội và Cử tri

Lý giải rõ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thiết yếu

Cho rằng, bản chất của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào mặt hàng xa xỉ, không khuyến khích tiêu dùng. Trong khi đó, xăng và điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống là mặt hàng thiết yếu, có ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bỏ thuế tiêu tiêu đặc biệt đối với 2 mặt hàng này. Nếu không bỏ thì phải lý giải tại sao đưa mặt hàng thiết yếu vào đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rà soát phạm vi sửa đổi, bảo đảm xử lý tốt nhất các bất cập hiện nay

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp thứ 43, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, qua hơn 17 năm thi hành, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã xuất hiện nhiều bất cập, vướng mắc trong thực tiễn cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi và hội nhập quốc tế. Do vậy, cần tiếp tục rà soát phạm vi sửa đổi để xử lý tốt nhất các bất cập hiện nay.