Phép thử đối với Tổng thống Hàn Quốc trong chuyến công du Mỹ

Hơn 100 giám đốc điều hành từ các công ty hàng đầu của Hàn Quốc sẽ tháp tùng Tổng thống Yoon Suk Yeol trong chuyến thăm Mỹ vào tuần tới. Chuyến đi sẽ là một bài kiểm tra khó khăn đối với Tổng thống Hàn Quốc, quốc gia phụ thuộc vào Mỹ với tư cách là đồng minh an ninh trong khi cũng phụ thuộc vào Trung Quốc với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Biden trong cuộc họp báo chung tháng 5 năm ngoái tại Seoul - Ảnh: AFP
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Biden trong cuộc họp báo chung tháng 5 năm ngoái tại Seoul. Ảnh: AFP

Theo thư ký cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc về quan hệ công chúng, ông Yoon sẽ là nhà lãnh đạo đầu tiên của xứ sở kim chi thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ trong 12 năm qua và là nguyên thủ quốc gia thứ hai trên thế giới có chuyến thăm như vậy tới Mỹ kể từ khi ông Biden tiếp quản Nhà Trắng, sau Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Kể từ khi lên nắm quyền từ năm ngoái, Tổng thống Yoon đưa vấn đề tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ trở thành ưu tiên trong chính sách đối ngoại, nhằm đối phó với một Triều Tiên càng hành động quyết liệt. Cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 26.4 sắp tới với Tổng thống Mỹ Joe Biden vốn được coi là sự kiện quan trọng để Hàn Quốc nhận được cam kết an ninh lớn hơn từ Mỹ và giải tỏa những phiền muộn về chính sách kinh tế và công nghệ.

Phái đoàn hơn 100 doanh nghiệp lớn

Tổng cộng có 122 đại diện từ các tập đoàn lớn bao gồm Giám đốc điều hành Samsung Electronics Co. Jay Y. Lee và Giám đốc điều hành của Hyundai Motor Co. Euisun Chung, sẽ tham gia phái đoàn của Tổng thống Yoon Suk Yeol  thăm cấp nhà nước tới Mỹ, cố vấn kinh tế của Tổng thống Choi Sang-mok thông báo.

Đây là nhóm doanh nghiệp lớn nhất tham gia chuyến công du nước ngoài của ông Yoon kể từ khi ông nhậm chức khoảng một năm trước. Cố vấn Choi khẳng định chuyến thăm sẽ rất quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Hàn Quốc. Tổng thống Yoon sẽ gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng vào ngày 26.4 và có bài phát biểu tại Đại học Harvard ở Massachusetts trong chuyến đi của mình.

Chính quyền Biden đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đối tác toàn cầu của mình để áp đặt các biện pháp hạn chế sâu rộng đối với việc bán thiết bị chip tiên tiến cho Trung Quốc.

Hai gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc Samsung và SK Hynix đã giành được quyền miễn trừ 1 năm đối với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng của Mỹ được công bố vào tháng 10 năm ngoái. Điều đó nghĩa là họ vẫn có thể nhập khẩu trang thiết bị chip bán dẫn cho nhà máy của mình tại Trung Quốc mà không phải trình Chính phủ Mỹ cấp phép với mỗi đơn hàng.

Nhưng nếu không được gia hạn miễn trừ trên, không rõ Samsung và SK Hynix Inc. sẽ làm như thế nào vì cả hai doanh nghiệp đều phụ thuộc vào Trung Quốc với tư cách một thị trường trọng điểm và là nơi sản xuất chip nhớ của họ.

“Chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc với trọng tâm là sự ổn định, các quốc gia đồng minh và công nghệ tiên tiến”, ông Choi cho biết. Chính phủ của Tổng thống Yoon ủng hộ chiến lược châu Á của chính quyền Biden, bao gồm cả sáng kiến của Mỹ nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mỹ cũng đang tìm cách xoa dịu những lo ngại của Hyundai Motor đối với các phần về năng lượng và khí hậu trong Đạo luật Giảm Lạm phát (IRA), điều mà gã khổng lồ xe hơi Hàn Quốc cho rằng có thể khiến họ gặp bất lợi tại thị trường Mỹ.

Đạo luật này yêu cầu các nhà sản xuất xe điện lắp ráp ô tô của họ ở Bắc Mỹ và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các bộ phận và vật liệu của pin để nhận được khoản tín dụng thuế tối đa 7.500 USD. Đó là một đòn giáng mạnh vào Hyundai và chi nhánh Kia, vốn không có bất kỳ nhà máy xe điện nào đang hoạt động ở Mỹ.

Hyundai đang đầu tư khoảng 5,5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất pin và lắp ráp xe điện gần Savannah, bang Georgia, Mỹ. Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc cho biết, dự án sẽ tạo ra 8.100 việc làm mới tại nhà máy, được khởi công vào đầu năm 2023 và bắt đầu sản xuất vào năm 2025.

Hồ sơ tài liệu rò rỉ

Một vấn đề mới nảy sinh gần đây có thể cũng sẽ là một trong những nội dung được thảo luận (kín) trong chuyến thăm - vụ rò rỉ tài liệu quân sự mật của Mỹ, trong đó có nhiều phần liên quan đến Hàn Quốc.

Số tài liệu rò rỉ được cho là chứa những trao đổi riêng tư giữa các quan chức cấp cao Hàn Quốc về Ukraine, cho thấy Washington có thể đã theo dõi đồng minh châu Á của mình.

Thông tin tình báo về Hàn Quốc bị rò rỉ nằm trong loạt tài liệu nhạy cảm bị đưa lên mạng gần đây. Các tài liệu nói rằng Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc “bị làm khó” khi Mỹ đề nghị Seoul cung cấp đạn pháo cho Ukraine hồi tháng 3 vừa qua.

Tài liệu nói rằng Giám đốc Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Sung-han khi đó gợi ý khả năng bán 330.000 quả đạn pháo 155mm cho Ba Lan, vì đưa đạn dược nhanh chóng sang Ukraine là mục tiêu cuối cùng của Mỹ.

Hàn Quốc duy trì chính sách không cung cấp vũ khí cho quốc gia đang có chiến tranh. Nước này không cung cấp vũ khí trực tiếp cho Ukraine, mà chỉ viện trợ nhân đạo và tham gia với Mỹ để trừng phạt Nga.

Chính phủ của Tổng thống Yoon cho biết đã trao đổi với Mỹ về tài liệu rò rỉ, và hai bên đồng ý rằng “một số lượng đáng kể” thông tin trong số đó là bịa đặt. Chính phủ Hàn Quốc tránh phàn nàn công khai về Mỹ và không cho biết thông tin nào trong số tài liệu đó là sai sự thật.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Biden đang cố gắng hạ thấp tác động của vụ rò rỉ lên chuyến thăm sắp tới của ông Yoon.“Cam kết của chúng tôi với Hàn Quốc vẫn cứng như thép, và Tổng thống Biden mong đợi được đón Tổng thống Yoon đến Nhà Trắng trong chuyến thăm cấp nhà nước sắp tới để thảo luận về cam kết chung vì quan hệ liên minh Mỹ - Hàn mạnh mẽ và gắn kết, nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và xa hơn nữa”, Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng khẳng định trong một tuyên bố.

Trong khi đó, phe đối lập Hàn Quốc chỉ trích chính phủ, kêu gọi phải cứng rắn với Mỹ. Họ cũng cho rằng việc Tổng thống Yoon vội vàng chuyển văn phòng tổng thống đến khuôn viên Bộ Quốc phòng ở trung tâm Seoul có thể khiến văn phòng của ông dễ bị nghe lén hơn.

“Là một quốc gia có chủ quyền, chúng ta phải nghiêm khắc đáp trả hành vi do thám bí mật nhà nước, ngay cả khi đó là hành động của một đồng minh có quan hệ khăng khít với Hàn Quốc”, ông Park Hong-geun, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập tuyên bố.

Trong một tuyên bố chính thức, văn phòng của ông Yoon khẳng định vẫn duy trì hệ thống an ninh chặt chẽ và chống nghe lén, cho rằng việc phe đối lập gắn việc chuyển văn phòng với vụ nghe lén là “hành động tự sát về ngoại giao”, gây hại cho lợi ích quốc gia và quan hệ liên minh với Mỹ.

Theo ông Bong Yong-shik, một chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên tại Viện Yonsei ở Seoul, nếu Tổng thống Yoon đạt được kết quả đáng kể trong chuyến thăm Mỹ sắp tới, dư luận Hàn Quốc sẽ nghĩ rằng ông gạt bỏ chuyện do thám sang một bên để đạt được kết quả trong những vấn đề quan trọng hơn. Tuy nhiên, nếu chuyến thăm chỉ hào nhoáng, mọi người có thể hoài nghi rằng có phải Hàn Quốc đã nhượng bộ quá nhiều.

Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử
Quốc tế

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đối đầu giữa hai phó tướng sẽ khác biệt so với lịch sử

Ngày 1.10, ứng cử viên phó tổng thống của Cộng hòa JD Vance và ứng cử viên Dân chủ Tim Walz sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên và duy trong năm bầu cử 2024. Liệu hai vị phó tướng sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào và màn đối đầu của họ có định hình lại cục diện chính trị bầu cử hay không? Sau đây là cái nhìn về các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên phó tổng thống trước đây, và vai trò lớn hơn mà cả hai vị phó tướng đang hướng tới.

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?
Quốc tế

7 chỉ huy bị tiêu diệt, Hezbollah sẽ làm gì?

Những gì diễn ra trong 48 giờ qua ở Trung Đông khi Israel ám sát 7 quan chức cao cấp của Hezbollah trong đó có thủ lĩnh Hassan Nasrallah - một lần nữa làm dấy lên nỗi lo sợ rằng cuộc xung đột có thể leo thang thành giao tranh toàn diện. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden cho biết sẽ “nói chuyện” với đồng minh Israel để tránh kịch bản này.

California ban hành luật bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm tình dục sử dụng công nghệ AI
Quốc tế

California ban hành luật bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm tình dục sử dụng công nghệ AI

Ngày 30.9, Thống đốc bang California, Mỹ Gavin Newsom đã ký ban hành hai đạo luật được thiết kế nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi tình nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm sử dụng các các công cụ trí tuệ nhân tạo như deepfake bằng AI để tạo ra hình ảnh khiêu dâm có hại cho trẻ em.

Bão Helene tàn phá các bang miền Nam nước Mỹ, gần 100 người thiệt mạng
Quốc tế

Bão Helene tàn phá các bang miền Nam nước Mỹ, gần 100 người thiệt mạng

Các nhà chức trách của Mỹ đang nỗ lực cung cấp nước và các nhu yếu phẩm khác cho các khu vực bị cô lập, bị lũ lụt trên khắp các bang Đông Nam nước này sau khi cơn bão Helene càn quét tàn phá nhà cửa, khiến gần 100 người thiệt mạng. Con số này được dự đoán sẽ còn tăng thêm khi công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai.

Trung Quốc: Hạ lãi suất cho vay thế chấp nhà
Quốc tế

Trung Quốc: Hạ lãi suất cho vay thế chấp nhà

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 29.9 thông báo, yêu cầu các ngân hàng thương mại trước ngày 31.10 tiến hành hạ lãi suất đối với các khoản vay thế chấp nhà hiện có. Động thái này là một phần trong các biện pháp kích cầu mạnh tay, nhằm đưa thị trường bất động sản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài và hồi phục tăng trưởng kinh tế.

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo
Quốc tế

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo

Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati nhưng áp mức giá xuất khẩu tối thiểu. Quyết định này được đưa ra khi lượng dự trữ gạo trong nước dư thừa và nông dân nước này đang chuẩn bị thu hoạch vụ mới trong những tuần tới.

Ứng cử viên đảng Dân chủ - bà Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa - ông Donald Trump
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Cam kết có dễ thực hiện?

Mới đây Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đã công bố tầm nhìn kinh tế, trong đó cả hai ứng cử viên đều cam kết sẽ hồi sinh nền sản xuất Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nhiệm vụ này sẽ là một thách thức và khó có thể thành công trong thời gian ngắn.

Các nghị sĩ Mexico phải họp tại một sân vận động trong nhà để thông qua dự luật.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Từ ý tưởng đến hiện thực

Ngày 15.9 vừa qua, Tổng thống Mexico López Obrador đã ký ban hành Sắc lệnh sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Hiến pháp chính trị Hợp chúng quốc Mexico liên quan đến ngành tư pháp (sau đây gọi là Sắc lệnh), đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới sẽ bỏ phiếu bầu toàn bộ thẩm phán theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp.

Thượng viện Mexico thông qua kế hoạch cải cách ngày 11.9.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Quốc gia đầu tiên thẩm phán do dân bầu

Sắc lệnh cải cách tư pháp nhằm mục đích chuyển đổi hệ thống tư pháp từ hệ thống bổ nhiệm, chủ yếu tập trung vào thâm niên làm việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, sang hệ thống bầu cử, đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới có toàn bộ thẩm phán do dân bầu.

Nguồn: Bloomberg
Quốc tế

Để lục địa già không tụt lại phía sau

Khi châu Âu đối diện với áp lực kinh tế ngày càng gia tăng, vấn đề làm thế nào để khôi phục năng lực cạnh tranh trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Báo cáo mới đây của cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi về tình trạng này đã đưa ra nhận định rõ ràng: Liên minh châu Âu (EU) đang bị tụt lại phía sau. Không chỉ bỏ lỡ cuộc cách mạng kỹ thuật số, châu Âu còn có nguy cơ rơi vào thế yếu trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI). Theo ông, nếu không thực hiện cải cách mạnh mẽ, lục địa già sẽ đối mặt với "nguy cơ sống còn".

Nhật Bản: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng trở thành tân Thủ tướng
Quốc tế

Nhật Bản: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng trở thành tân Thủ tướng

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba đã giành chiến thắng trong cuộc đua gồm 9 ứng cử viên để kế nhiệm ông Fumio Kishida làm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Ông sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội với tư cách là Thủ tướng thứ 102 của Nhật Bản vào ngày 1.10 tới.

Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc
Thế giới 24h

Gói kích cầu kinh tế của Trung Quốc, táo bạo nhưng chưa toàn diện?

Trung Quốc vừa công bố một gói kích thích táo bạo nhất của nước này trong nhiều thập kỷ trở lại đây, nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy giảm phát và phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm nay. Song, giới phân tích cho rằng, gói kích cầu vừa được đưa ra chưa đủ để giải quyết triệt để các vấn đề mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đương đầu.