Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

67ec3a732030274703562010-1.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Nga tháng 10.2024. Nguồn: X/narendramodi

Trong thông điệp của mình, Tập Cận Bình cho rằng, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ nên giống như "điệu tango giữa Rồng - Voi" - vũ điệu giữa hai linh vật biểu tượng cho sức mạnh của hai nước. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng bày tỏ cam kết chung tay duy trì hòa bình và ổn định tại các khu vực biên giới chung.

Cùng ngày, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn trả lời báo chí cho biết, cả hai quốc gia đều là những nền văn minh cổ đại, là các nước đang phát triển lớn và là thành viên quan trọng của Nam Bán cầu và cả hai đều đang trong giai đoạn hiện đại hóa quan trọng. “Sự phát triển của quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ chứng tỏ rằng Trung Quốc và Ấn Độ lựa chọn đúng đắn là trở thành đối tác hướng tới những thành tựu chung và hiện thực hóa “Vũ điệu Rồng-Voi”, phục vụ đầy đủ cho lợi ích cơ bản của cả hai nước và nhân dân hai nước”, ông Quách nhấn mạnh.

“Dưới sự chỉ đạo chiến lược của các nhà lãnh đạo hai nước, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Ấn Độ để xem xét và xử lý quan hệ song phương theo quan điểm chiến lược và dài hạn, đồng thời coi đây là cơ hội để tăng cường lòng tin chiến lược lẫn nhau và đẩy mạnh trao đổi và hợp tác trong nhiều lĩnh vực”, ông Quách nói thêm.

Ông nhắc đến cách Thủ tướng Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra định hướng chiến lược cho sự phát triển quan hệ song phương tại cuộc gặp ở Kazan, Nga bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS năm ngoái.

Tuyên bố cũng trích lời Tổng thống Ấn Độ Murmu cho rằng mối quan hệ song phương "ổn định, có thể dự đoán và hữu nghị" giữa hai quốc gia "là nơi sinh sống của một phần ba dân số thế giới" sẽ có lợi cho cả hai nước và thế giới.

Trước đó trong ngày, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Từ Phi Hồng đã trả lời báo chí cho biết, mối quan hệ giữa hai nước đang "ở giai đoạn quan trọng" và Bắc Kinh "sẵn sàng hợp tác với phía Ấn Độ để tăng cường hợp tác thực tế trong thương mại và các lĩnh vực khác, đồng thời nhập khẩu nhiều sản phẩm Ấn Độ phù hợp với thị trường Trung Quốc hơn". Ông Từ Phi Hồng nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng hoan nghênh nhiều doanh nghiệp Ấn Độ hơn vượt dãy Himalaya và tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Trung Quốc, cùng chia sẻ lợi ích từ sự phát triển của Trung Quốc".

Những phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực khôi phục quan hệ sau cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan năm 2020 dọc theo biên giới tranh chấp ở dãy Himalaya.

Sau các cuộc thảo luận quân sự và ngoại giao kéo dài, vào tháng 10 năm ngoái, New Delhi và Bắc Kinh ra thông báo cho biết, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc rút quân khỏi các khu vực căng thẳng và sẽ nỗ lực hướng tới bình thường hóa quan hệ. Thông báo được đưa ra vào đêm trước hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan, Nga, nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tổ chức một cuộc họp song phương toàn diện, đánh dấu cuộc gặp chính thức đầu tiên của họ trong gần 5 năm.

Sau cuộc gặp thượng đỉnh, hai nước đã có nhiều cuộc tiếp xúc. Chẳng hạn vào ngày 25.3, Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức phiên họp ngoại giao mới tại Bắc Kinh tập trung vào việc đảm bảo quản lý biên giới hiệu quả và sớm nối lại hợp tác và trao đổi xuyên biên giới, bao gồm cả trên các con sông xuyên biên giới.

Thủ tướng Ấn Độ Modi, trong một podcast gần đây với Lex Fridman, cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại hơn là bất hòa, thừa nhận rằng những khác biệt giữa các nước láng giềng là không thể tránh khỏi nhưng không nên để leo thang thành tranh chấp.

Những tuyên bố mới nhất được đưa ra khi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều cân nhắc tác động tiềm tàng của thuế quan có đi có lại mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ có hiệu lực vào ngày 2.4.

Trung Quốc đã phản pháo lại Hoa Kỳ rằng "nếu chiến tranh là điều Hoa Kỳ muốn, dù là chiến tranh thuế quan, chiến tranh thương mại hay bất kỳ loại chiến tranh nào khác, nước này sẵn sàng chiến đấu đến cùng". Trong khi đó, phản ứng của New Delhi trước áp lực thuế quan của Trump khá thận trọng. Ấn Độ và Hoa Kỳ đã tiến hành vòng đàm phán thỏa thuận thương mại đầu tiên vào tuần trước, tuyên bố rằng cả hai quốc gia đều đặt mục tiêu hoàn tất đợt đầu tiên của thỏa thuận vào mùa thu năm 2025. Bên cạnh đó, New Delhi đang cân nhắc mở cửa đối với dòng vốn từ Trung Quốc như một biện pháp đối phó với các mức thuế quan sắp tới, Indian Express đưa tin vào tháng trước.

Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.