Phải tính toán kỹ lưỡng cường độ động đất cực đại tại địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân

Liên quan đến sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, Nhật Bản, việc rút kinh nghiệm sẽ có ích cho Việt Nam trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trong thời gian tới. Phó cục trưởng (PCT) Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, Bộ Khoa học-Công nghệ Đặng Văn Lương cho rằng, phải tính toán kỹ lưỡng cường độ động đất cực đại tại địa điểm xây nhà máy để có phương án thiết kế phù hợp. Tiếp đến là yếu tố con người, vì dù công nghệ có hoàn hảo nhưng nếu không đào tạo được đội ngũ chuyên gia, công nhân vận hành bài bản thì sẽ rất khó khăn khi vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Phải tính toán kỹ lưỡng cường độ động đất cực đại tại địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân ảnh 1- Xin Ông cho biết một số nguyên nhân về sự cố Nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản vừa qua?

PCT Đặng Văn Lương: Nhật Bản là nước thường xuyên có động đất nên trong thiết kế đã tính toán đến chống động đất. Tuy nhiên, khi động đất ở mức cao đương nhiên tất cả tính toán đều không thể chống lại thiên tai.

Nguyên nhân để xảy ra sự cố tại các lò hạt nhân vì những Nhà máy Fukushima được xây dựng vào những năm 1970 và 1980 thuộc thế hệ thứ 2, được thiết kế với khả năng chống động đất ở mức thấp hơn cường độ động đất đã xảy ra. Khi sự cố xảy ra, các hệ thống dừng lò khẩn cấp của Nhà máy Fukushima I đã hoạt động theo đúng chức năng thiết kế. Máy phát điện diesel dự phòng đã hoạt động ngay lập tức sau khi mất điện lưới để cung cấp điện cho hệ thống làm mát khẩn cấp và hoạt động liên tục trong 1 giờ trước khi có sóng thần ập đến làm ngập lụt và hư hại máy phát điện dự phòng. Tuy nhiên, do thiết kế của loại lò này không có hệ thống an toàn thụ động, là hệ thống hoàn toàn tự động xử lý khi có sự cố mà không phụ thuộc vào nguồn điện hoặc sự can thiệp của con người. Do đó khi mất điện, hệ thống làm mát khẩn cấp đã không hoạt động được dẫn đến sự cố mất nước, làm tăng nhiệt độ và áp suất vùng hoạt lò phản ứng.

- Vậy công tác ứng phó với sự cố của Chính phủ Nhật Bản ra sao, thưa Ông?

PCT Đặng Văn Lương: Có thể nói rằng, Chính phủ Nhật Bản hàng năm đã thường xuyên tổ chức những buổi diễn tập về động đất, do vậy trong thời gian rất ngắn, đã di dân ra khỏi vùng từ 10-20km, và 30 km để bảo đảm an toàn cho người dân. Đây là công việc đã được tổ chức nhanh chóng, kịp thời theo kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp được chuẩn bị một cách bài bản dựa trên quy định pháp quy an toàn hạt nhân của Nhật Bản. Các công tác ứng cứu và giảm thiểu hậu quả của sự cố hạt nhân đang được triển khai, thực hiện tích cực tại Nhật Bản. Tuy nhiên, công tác ứng cứu đối với Nhà máy Fukushima I sẽ rất khó khăn bởi dư chấn vẫn đang tiếp tục với cường độ lên đến 3-4 độ richter mỗi lẫn và diễn ra nhiều lần trong ngày.

- Hiện có một số thông tin là có những đám mây phóng xạ từ Nhật bản có thể ảnh hưởng đến Việt Nam. Việt Nam đã có những biện pháp như thế nào để tránh được những ảnh hưởng của phóng xạ?

PCT Đặng Văn Lương: Trong những ngày qua, chúng tôi được biết qua báo đài, có thông tin là những đám mây phóng xạ hoặc mưa axit có rơi xuống Việt Nam và có thể ảnh hưởng đến người dân. Tuy nhiên, Cục An toàn bức xạ hạt nhân khẳng định, Nhà máy điện hạt nhân không phát thải khí SO2 nên không có chuyện sẽ tạo ra mưa axit như tin đồn. Ngay sau khi có tin về sự cố, theo chỉ đạo của Bộ Khoa học-Công nghệ, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã yêu cầu hai đơn vị là Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội tổ chức tốt việc quan trắc phóng xạ môi trường tại hai trạm quốc gia do hai đơn vị này quản lý. Các trạm quan trắc của Việt Nam đo thường xuyên 24h/7 ngày và chưa phát hiện có sự bất thường.

Ngoài ra, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội đo độ phóng xạ trong không khí, các số liệu mẫu cho thấy lãnh thổ Việt Nam chưa bị ảnh hưởng của phóng xạ hạt nhân từ Nhật Bản. Theo tính toán của các chuyên gia khí tượng quốc tế, đám mây phóng xạ bay theo hướng đông bắc của Nhật Bản, theo hướng gió ra ngoài biển. Theo dự báo, tất cả đám mây phóng xạ bay phần lớn theo hướng đông bắc ra ngoài biển và chắc chắn không bay sang Việt Nam.

Hiện nay, Cục An toàn bức xạ hạt nhân đang xây dựng thông tư hướng dẫn các tỉnh và các cơ sở xây dựng kế hoạch khi có sự cố. Sau sự cố của Nhật Bản, các công việc sẽ được đẩy nhanh và tăng cường hơn, đặc biệt là tại một số khu vực giáp ranh với Trung Quốc, nơi có nhà máy điện hạt nhân gần biên giới Việt Nam. Một số địa phương đã xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố như các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh...

- Và những bài học kinh nghiệm rút ra từ Nhật Bản là gì, thưa Ông?

PCT Đặng Văn Lương: Việc rút kinh nghiệm từ sự cố tại Nhật Bản sẽ có ích cho Việt Nam trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trong thời gian tới. Bài học đầu tiên để chuẩn bị cho chương trình điện hạt nhân, chúng ta cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng cho Việt Nam một cách đầy đủ chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng bao gồm: xây dựng hệ thống văn bản QPPL, xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chúng ta có thể đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó là các khả năng ứng phó sự cố, các trung tâm ứng phó sự cố phải xây dựng theo chuẩn quốc tế. Phải tính toán kỹ lưỡng cường độ động đất cực đại tại địa điểm xây nhà máy để có phương án thiết kế phù hợp. Tiếp đến là yếu tố con người, vì dù công nghệ có hoàn hảo nhưng nếu không đào tạo được đội ngũ chuyên gia, công nhân vận hành bài bản thì sẽ rất khó khăn khi vận hành nhà máy điện hạt nhân. Tình hình sự cố tại các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản còn diễn biến phức tạp nhưng ảnh hưởng phóng xạ ra không khí đến Việt Nam là rất thấp. Tuy nhiên, Bộ Khoa học-Công nghệ sẽ cùng các ngành xây dựng các phương án theo đúng Luật Năng lượng nguyên tử để có thể ứng phó các vấn đề có thể nảy sinh.
Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng kịch bản ứng phó với các sự cố xảy ra như tổ chức các đợt diễn tập thường xuyên, xây dựng hệ thống ứng phó sự cố, tăng cường mạng lưới các đài quan trắc…

- Xin cám ơn Phó cục trưởng!

Diễn đàn

Cơ hội đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành trụ cột phát triển
Khoa học

Cơ hội đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành trụ cột phát triển

Sáng nay 15.5, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia và Liên minh Đổi mới phát triển quốc tế tổ chức hội nghị “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”. Trước thềm hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ BÙI THẾ DUY nhận định, đây sẽ là cơ hội để các chuyên gia đến từ các quốc gia, tổ chức hàng đầu quốc tế tham vấn đổi mới sáng tạo (ĐMST) cho định hướng phát triển KT - XH của Việt Nam.
Đột phá để phát triển nhanh và bền vững
Khoa học

Đột phá để phát triển nhanh và bền vững

Đó là thông điệp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Liên minh Đổi mới Phát triển Quốc tế (IDIA) tổ chức ngày 15.5, tại Hà Nội.
Tạo đột phá chiến lược trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam
Khoa học

Tạo đột phá chiến lược trong phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

Nhân Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam (18.5), Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về định hướng, giải pháp tạo đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới, sáng tạo tại Việt Nam.
Chỗ đứng nào cho công nghệ cao?
Công nghệ

Chỗ đứng nào cho công nghệ cao?

Đánh giá thực trạng và giải pháp cho nền nông nghiệp nước ta trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đa số đại biểu cho rằng, muốn phát triển nông nghiệp bền vững không còn cách nào khác là phải áp dụng nhanh khoa học công nghệ, đặc biệt công nghệ cao vào mọi quá trình sản xuất.
Cần sự dấn thân của mỗi người và hỗ trợ của cộng đồng
Khoa học

Cần sự dấn thân của mỗi người và hỗ trợ của cộng đồng

Phát biểu tại Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2017 (Techfest 2017) vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắn nhủ: "Làm Startup cần cả sự dấn thân của mỗi người và sự hỗ trợ của cộng đồng, Chính phủ, và mọi người. Hãy dũng cảm, đặc biệt sáng tạo trong khởi nghiệp và đừng lo lắng ý tưởng của mình lạc lõng hay sẽ thất bại bởi không làm sẽ không có thành công. Và không ai thành công mà không có thất bại”.
Hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp lĩnh vực y tế
Khoa học

Hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp lĩnh vực y tế

Chiều 14 đến sáng ngày 15.11, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2017 (TechFest 2017), Làng Công nghệ Y tế (Medtech) đã tổ chức các Hội thảo “Tiềm năng phát triển và thách thức đối với các startup lĩnh vực công nghệ y tế tại Việt Nam”; “Xu hướng chăm sóc sức khỏe trong tương lai”, “Xây dựng hệ sinh thái y tế hoàn chỉnh”.
Tăng cường liên kết 3 nhà trong sáng tạo, ứng dụng KHCN
Công nghệ

Tăng cường liên kết 3 nhà trong sáng tạo, ứng dụng KHCN

Tăng cường hơn nữa sự liên kết giữa viện, trường và doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước là một trong những mục tiêu lớn của Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ – FIRST”. Ban Quản lý Dự án FIRST thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã và đang tổ chức rất nhiều hội thảo nhằm trao đổi về cách thức xây dựng hồ sơ dự án để được nhận tài trợ.
Cần thay đổi cách thức quản lý nghiên cứu và đầu tư cho khoa học
Khoa học

Cần thay đổi cách thức quản lý nghiên cứu và đầu tư cho khoa học

(ĐBNDO) - Để khuyến khích các nhà khoa học tăng số lượng công bố các công trình khoa học, Phó chủ nhiệm (PCN) Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Bộ Lĩnh cho rằng, cần thiết phải thay đổi các thức về quản lý khoa học, đầu tư cho khoa học để sao cho các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực khoa học cơ bản có thể thực sự yên tâm đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn.
Sở hữu trí tuệ quyết định sự thành bại trong kinh doanh
Công nghệ

Sở hữu trí tuệ quyết định sự thành bại trong kinh doanh

(ĐBNDO) – Quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một bộ phận, thành tố quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ, quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là tài sản vô hình được tạo dựng, tích lũy của doanh nghiệp mà nó còn là công cụ pháp lý để bảo vệ, giúp cho doanh nghiệp khởi sự việc kinh doanh trên thị trường toàn cầu.
Kiên quyết xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Công nghệ

Kiên quyết xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

(ĐBNDO) - Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, diễn ra ngày càng tinh vi, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc kiên quyết xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các chủ thể quyền phải chủ động trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, đồng thời, người tiêu dùng cũng cần nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm bản quyền, xây dựng thói quen tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong cạnh tranh và đời sống. Chánh thanh tra Bộ KHCN Trần Minh Dũng cho biết như vậy.
 Tạo cơ chế đặc thù thương mại hóa sản phẩm trí tuệ
Khoa học

Tạo cơ chế đặc thù thương mại hóa sản phẩm trí tuệ

(ĐBNDO) - Theo Phó viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam GS.TSKH Dương Ngọc Hải, hoạt động thương mại hóa tài sản kỹ thuật có thể xem là một bước để khẳng định cụ thể của chuỗi lao động sáng tạo, bao gồm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hình thành sản phẩm, sau đó là đăng ký bảo hộ trí tuệ cũng như lưu hành, phân phối sản phẩm đưa ra thị trường...
Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn thì mới đứng vững
Luật trong cuộc sống

Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn thì mới đứng vững

(ĐBNDO) - Việc hạn chế trong nông nghiệp nước ta đã bộc lộ khá rõ, đó không chỉ là vấn nạn được mùa mất giá mà hạn chế lớn nhất là năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp - ĐBQH Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) nhấn mạnh. Để khắc phục được thực tế này, Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng cho rằng, người sản xuất nông nghiệp ngày nay cần phải biết áp dụng các thành tựu công nghệ kỹ thuật cao để cho ra đời nông sản đạt tiêu chuẩn thì mới đứng vững trên thị trường thế giới.
Thắt lưng buộc bụng để đầu tư cho KHCN
Công nghệ

Thắt lưng buộc bụng để đầu tư cho KHCN

(ĐBNDO) - Theo tư lệnh ngành KHCN, Bộ Trưởng Nguyễn Quân, khi tham gia vào TPP, doanh nghiệp phải đăng ký ngay các tài sản trí tuệ của mình để được bảo hộ; phải đổi mới công nghệ, thắt lưng buộc bụng đầu tư cho KHCN và có đội ngũ nhân lực tốt cũng như nắm được các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh để chủ động có các kế hoạch cạnh tranh sáng suốt.
Để thương mại hóa sáng chế thành công
Khoa học

Để thương mại hóa sáng chế thành công

(ĐBNDO) - Để sáng chế đi được vào thị trường tạo ra được giá trị lớn theo Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ Phạm Hồng Quất, việc đầu tiên là cá nhân hay tổ chức có sáng chế đó cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình. Bởi lẽ kết quả nghiên cứu, sáng chế tuy có thể được ứng dụng cao trong thực tế, nhưng không được pháp luật bảo hộ thì khó có thể tiến hành mua bán sản phẩm trí tuệ...
Năng lực sáng tạo càng khai thác càng thêm giàu có
Công nghệ

Năng lực sáng tạo càng khai thác càng thêm giàu có

(ĐBNDO) - Tại buổi gặp gỡ các nhà sáng chế không chuyên nhân ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra nhận định: “hầu hết các tài nguyên càng khai thác càng cạn kiệt nhưng trí tuệ, năng lực sáng tạo càng khai thác, sử dụng thì càng thêm giàu có, phong phú.” Tiếc rằng, chúng ta vẫn đang chậm chân trong việc khai thác kho vàng các sáng chế, các tài sản trí tuệ trong và ngoài nước cho sự phát triển bền vững, mạnh mẽ.
Nan giải chuyện “ra thế giới bằng tên của mình”
Khoa học

Nan giải chuyện “ra thế giới bằng tên của mình”

(ĐBNDO) - Bài toán xây dựng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt trong thời kì hội nhập kinh tế sâu rộng vẫn chưa có lời giải tối ưu. Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ “ngậm ngùi” chấp nhận xuất khẩu sản phẩm của mình bằng thương hiệu nước ngoài để dễ tiêu thụ mà không ít những thương hiệu Việt tên tuổi trong nước khi bước ra thị trường thế giới cũng bị “đánh cắp” trắng trợn…
Chủ động bảo vệ và phát triển thương hiệu
Khoa học

Chủ động bảo vệ và phát triển thương hiệu

(ĐBNDO)- Nhiều sản phẩm nông sản sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì giá trị gia tăng so với trước đó. Đây cũng là động lực cho tư duy sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp, tuân thủ các quy trình, có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Song song với đó là tư duy chủ động bảo vệ và phát triển thương hiệu trong nước và các thị trường nước ngoài tiềm năng. Có như vậy, các chỉ dẫn địa lý mới mang lại giá trị thiết thực, bền vững.
Quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn hạn chế
Công nghệ

Quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn hạn chế

Theo quy định của pháp luật hiện hành, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên; đăng ký sáng chế là thủ tục hành chính do Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KHCN tiến hành để xác định quyền sở hữu của chủ thể nhất định đối với sáng chế, dưới hai hình thức là Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.