Chủ động bảo vệ và phát triển thương hiệu

(ĐBNDO)- Nhiều sản phẩm nông sản sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì giá trị gia tăng so với trước đó. Đây cũng là động lực cho tư duy sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp, tuân thủ các quy trình, có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Song song với đó là tư duy chủ động bảo vệ và phát triển thương hiệu trong nước và các thị trường nước ngoài tiềm năng. Có như vậy, các chỉ dẫn địa lý mới mang lại giá trị thiết thực, bền vững.

Nhìn từ chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc

Cùng với lịch sử hình thành cộng đồng cư dân trên đảo, người dân đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã biết cách khai thác nguồn lợi cá cơm vốn dồi dào trên vùng biển của mình để trộn, ướp muối trong thùng gỗ và cho ra đời loại nước mắm ngon đặc biệt, nay đã trở thành thương hiệu quốc gia. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam và các nước ASEAN được trao chứng nhận bảo hộ tên gọi xuất xứ tại châu Âu. Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phú Quốc Nguyễn Thị Tịnh cho biết, khi được EU cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, được cấp tem và kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất khẩu đã giúp tăng giá trị của sản phẩm từ 50- 70% so với trước đây. Không chỉ mở ra thị trường lớn đầy tiềm năng, việc nước mắm EU được công nhận chỉ dẫn địa lý tại EU còn mở đường cho việc đăng ký độc quyền các mặt hàng nông sản tiềm năng khác tại thị trường nước ngoài.
 
Để được cấp quyền bảo hộ thương hiệu tại EU, sản phẩm nước mắm Phú Quốc đã phải trải qua chặng đường dài gian nan kể từ khi bắt tay vào xây dựng hồ sơ năm 2006, với sự giúp sức của nhiều đơn vị chuyên môn. Tới đây, việc làm sao có thể giữ được sự ổn định chất lượng sản phẩm như đăng ký chỉ dẫn địa lý để có thể duy trì thị trường cũng gian nan không kém. Bà Nguyễn Thị Tịnh cho biết, việc bảo đảm sự ổn định chất lượng sản phẩm không hề dễ dàng khi nước mắm Phú Quốc được sản xuất bởi nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, theo phương thức thủ công gia truyền. UBND tỉnh Kiên Giang đã hoàn thiện quy định về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm, trong đó quy định cụ thể chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất. Đặc biệt, để tránh tình trạng pha trộn, làm giảm chất lượng sản phẩm khi đưa về các địa phương khác đóng chai, quy định mới bắt buộc nước mắm phải được đóng chai tại Phú Quốc. Ngoài ra, Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc được thành lập và hoạt động và kiểm soát quá trình sản xuất của các cơ sở, chỉ những cơ sở nào bảo đảm các tiêu chuẩn, quy trình, Ban kiểm soát mới cấp tem chỉ dẫn địa lý.
 
Để khai thác giá trị của chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Hiện tại, sản lượng nước mắm Phú quốc khoảng 30 triệu lít/ năm, trong đó, số lượng nước mắm được cấp tem chỉ dẫn địa lý vào khoảng 10- 15%. Cùng với đó, 2/3 trên tổng số hơn 100 doanh nghiệp sản xuất nước mắm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc. Số còn lại cùng với nhiều cơ sở sản xuất nước mắm giả, nhái nhãn hiệu Phú Quốc vẫn còn đang đe dọa phá hỏng uy tín của thương hiệu. Với sự quyết liệt của các cơ quan quản lý, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc đã giảm nhiều. Một khó khăn nữa, giống như thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, một số doanh nghiệp nước ngoài đã nhanh tay đăng ký chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc tại Trung Quốc, Thái Lan… và "chặn cửa" sản phẩm của chúng ta vào các thị trường này.
 
Tư duy thị trường chuyên nghiệp

Cùng với sản phẩm nước mắm Phú Quốc, nhiều sản phẩm nông sản sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đều có sự gia tăng giá trị. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, giá bán sản phẩm cam Vinh đã tăng hơn 50% sau khi chỉ dẫn địa lý được đăng bạ và quản lý; giá bán sản phẩm chè Mộc Châu có bao bì mang chỉ dẫn địa lý cao hơn từ 1,7- 2 lần so với các sản phẩm cùng loại không bao bì; sản phẩm chè Tân Cương có bao bì mang chỉ dẫn địa lý thì giá bán cao hơn 1,5 lần sản phẩm trà cùng loại; giá bán cam Cao Phong đã tăng gần 50% sau khi công bố chỉ dẫn địa lý được bảo hộ… Rõ ràng, những tín hiệu ban đầu là rất tích cực, cho thấy sự ưu việt của phương thức sản xuất hàng hóa, truy rõ nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm nông sản.
 
Để có thể khai thác được giá trị các chỉ dẫn địa lý, vấn đề đặt ra với cơ quan quản lý chất lượng, chính quyền địa phương và các hiệp hội là phải đáp ứng được chất lượng như đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và các thị trường nước ngoài (nếu có). Đồng thời, có biện pháp hiệu quả để xử lý các bất cập như tình trạng hàng nhái, hàng giả các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý; quy hoạch, sản xuất để bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cũng như nâng cao nhận thức của người sản xuất; phân phối và tiêu dùng đúng sản phẩm được chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Việc thực thi các giải pháp này như thế nào sẽ quyết định sự thành bại trong khai thác giá trị của các chỉ dẫn địa lý.
 
Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp phải đi đôi với việc bán hàng chuyên nghiệp. Cần nhìn xa hơn thúng mủng, chợ quê. Và để có thể phát triển các thị trường cho sản phẩm nông sản mang thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp, hiệp hội cũng cần biết cách bảo vệ thương hiệu của mình, đặc biệt là việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại các thị trường nước ngoài tiềm năng. Tránh bài học xương máu từ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột hay nước mắm Phú Quốc. Về phía Chính phủ, theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh, tới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với Bộ NN và PTNT triển khai đề án xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Qua đó, các sản phẩm nông sản có giá trị của Việt Nam sẽ được bảo hộ chặt chẽ ở trong nước và ngoài nước.

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.