Tăng cường liên kết 3 nhà trong sáng tạo, ứng dụng KHCN

Tăng cường hơn nữa sự liên kết giữa viện, trường và doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước là một trong những mục tiêu lớn của Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ – FIRST”. Ban Quản lý Dự án FIRST thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã và đang tổ chức rất nhiều hội thảo nhằm trao đổi về cách thức xây dựng hồ sơ dự án để được nhận tài trợ.

Khuyến khích ứng dụng, phát triển KHCN

FIRST là dự án đầu tiên do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ và được Bộ KHCN trực tiếp triển khai bằng việc thành lập Ban Quản lí chuyên trách. Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 110 triệu USD và thực hiện trong vòng 60 tháng kể từ ngày 23.10.2013.

Dự án hướng đến xây dựng và thí điểm triển khai một số chính sách mới, góp phần hoàn thiện khung chính sách quốc gia khuyến khích phát triển KHCN; nâng cao năng lực của các tổ chức KHCN theo hướng chủ động gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp KHCN.

Đại diện Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh giới thiệu công nghệ chế tạo vacxin với Ban Quản lý dự án FIRST.
Đại diện Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh giới thiệu công nghệ chế tạo vacxin với Ban Quản lý dự án FIRST.

Tính đến nay, dự án đã tài trợ được 11 dự án. Các dự án đang triển khai và có những kết quả bước đầu khá khả quan như “Làm chủ công nghệ chọn tạo và nâng cao năng lực sản xuất giống lúa có các đặc tính nổi trội và giá trị kinh tế cao, góp phần bảo đảm sự tự chủ của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long”; nhóm hợp tác “Nghiên cứu công nghệ chế tạo một số vacxin và thuốc thú y phòng, trị bệnh cho vật nuôi” do Công ty cổ phần Thuốc Thú y Đức Hạnh là thành viên đứng đầu;…

Theo Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Lương Văn Thắng, tiếp nối đợt kêu gọi lần 1 (năm 2013), Dự án FIRST lần 2 sẽ được tổ chức theo một quy trình tối ưu, bám sát những quy định trong nước và tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chí đánh giá được hướng dẫn rõ ràng với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận đến dự án. Điểm mới của Dự án FIRST triển khai trong năm 2016 so với lần 1 nằm ở số lượng hợp phần. Nay số hợp phần đã giảm xuống còn 3 nhóm gồm: Chuyên gia giỏi nước ngoài, tổ chức KHCN công lập và nhóm hợp tác nghiên cứu.

Thu hút chuyên gia nước ngoài

Được biết, một phần kinh phí tài trợ của Dự án sẽ được Ban Quản lý Dự án FIRST triển khai “tài trợ cho Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo”. Theo Nguyên Cục trưởng Cục Thông tin KHCN Quốc gia Tạ Bá Hưng- Chuyên gia của Dự án, mục đích của khoản tài trợ này nhằm khuyến khích các nhà khoa học giỏi nước ngoài. Cụ thể, gồm các chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài về Việt Nam hỗ trợ, hợp tác với các tổ chức khoa học, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước để triển khai thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển (R&D); đào tạo chuyển giao tri thức, thông qua đó nâng cao năng lực nghiên cứu, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp cho các tổ chức khoa học, doanh nghiệp trong nước.

Tiểu Hợp phần này sẽ tài trợ cho các đối tượng là tổ chức nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp (công lập hoặc tư nhân), nhà nghiên cứu tư nhân hoặc các nhóm nghiên cứu của Việt Nam liên kết với các chuyên gia tài năng ở nước ngoài. Họ sẽ tham gia đề xuất để thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu, chương trình đào tạo hướng dẫn, thúc đẩy sự chuyển giao (tiếp nhận trong nước) hoặc phát triển các hoạt động nghiên cứu, các bí quyết và khuyến khích đầu tư về nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Bên đối tác, tức là viện nghiên cứu, doanh nghiệp hay trường đại học Việt Nam sẽ đóng vai trò làm đại diện quản lý tài chính cho khoản tài trợ được nhận. Khoản tài trợ cho các chuyển gia giỏi về KHCN và đổi mới sáng tạo không vượt quá mức kinh phí tối đa tương đương với 200.000 USD. Thời gian thực hiện đề xuất tối đa là 24 tháng và bảo đảm nguyên tắc mọi hoạt động cần phải được hoàn thành trước ngày kết thúc Dự án 30.6.2019, ông Hưng cho biết thêm. 

Cần chuẩn bị hồ sơ đề xuất chất lượng

Ban Quản lý Dự án cho hay, từng hợp phần sẽ có kinh phí phù hợp, 2 hợp phần 1a, 2a sẽ nhận 100% khoản kinh phí thực hiện với số tiền tối đa lần lượt là 200.000 USD và 4 triệu USD. Khoản tài trợ cho nhóm hợp tác nghiên cứu, nguồn vốn không quá 50% và kinh phí thực hiện dự án đề xuất tương ứng tối đa là 3 triệu USD.

Đề cập đến khoản kinh phí hỗ trợ cho các hợp phần, ông Vũ Văn Sơn - Trưởng phòng Đấu thầu Dự án FIRST đặc biệt lưu ý đối với các cá nhân, tổ chức có dự án được thụ hưởng hỗ trợ rằng dự án sẽ không tài trợ cho các hoạt động về xây dựng mới, thu hồi đất hay tiền lương chuyên gia/cán bộ/viên chức đang làm việc tại đơn vị thụ hưởng.

Liên quan đến hướng dẫn lập hồ sơ đề xuất, ngoài hình thức nộp trực tiếp đến trụ sở Ban Quản lý Dự án, các cá nhân, đơn vị tham gia có thể nộp trực tuyến hết sức nhanh chóng, tiện lợi. Theo ông Sơn, “Sau khi đăng nhập vào địa chỉ www.first-most.vn, đơn vị muốn gửi hồ sơ cần tạo một tài khoản. Khi đã có tài khoản, bước tiếp theo là chọn hợp phần xin hỗ trợ, tạo biểu mẫu. Kế tiếp cần chữ kí + con dấu và kích chuột gửi về Ban Quản lý Dự án”. Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long Trần Ngọc Thạch, đơn vị đã nhận được tài trợ của Dự án, cho rằng việc nắm chắc quy định về 3 khoản tài trợ trước khi lập hồ sơ đề xuất là một điều tối quan trọng. Đồng thời phải xác định được rõ thế mạnh của mình như thế nào để đề xuất được ý tưởng theo yêu cầu của Dự án.

Qua trao đổi, thảo luận tại hội thảo cho thấy, trong hồ sơ gửi đến, rất nhiều đơn vị đã hiểu nhầm đối tượng thụ hưởng, từ đó lập hồ sơ đề xuất bị sai so với quy định. Hay việc nắm không chính xác mức hỗ trợ dành cho hợp phần mà mình đăng kí xin hỗ trợ cũng sẽ bị loại hồ sơ. Có thể nói, việc hiểu đúng, nắm rõ kinh phí của từng hợp phần cũng như nguyên tắc tài trợ của Dự án, xác định được thế mạnh của đơn vị, xây dựng đề xuất phù hợp,… sẽ là những yếu tố quan trọng quyết định để có hồ sơ đề xuất chất lượng.

Công nghệ

Hải quan số, hải quan thông minh là động lực thúc đẩy phát triển thương mại.
Công nghệ

Ngành hải quan tập trung nguồn lực cho chuyển đổi số

Tại Hội thảo "Giới thiệu yêu cầu bài toán và quy trình nghiệp vụ phục vụ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số" do Tổng cục Hải quan vừa tổ chức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, những năm qua, chuyển đổi số trong ngành hải quan là một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức, phương pháp làm việc của cơ quan hải quan trong bối cảnh mới.

Xây dựng văn hóa an toàn thông tin: Người đứng đầu có vai trò quan trọng
Công nghệ

Xây dựng văn hóa an toàn thông tin: Người đứng đầu có vai trò quan trọng

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành báo chí và truyền thông tại Việt Nam. Tuy nhiên, kèm theo đó là những nguy cơ, thách thức lớn về an toàn thông tin, đặc biệt là khi các nhà báo, phóng viên và các cơ quan báo chí trở thành mục tiêu chính của các cuộc tấn công mạng. Để bảo đảm an toàn thông tin, xây dựng được văn hóa an toàn thông tin không thể thiếu vai trò của người đứng đầu đơn vị.

5G - Làm chủ công nghệ và phát triển ứng dụng
Công nghệ

5G - Làm chủ công nghệ và phát triển ứng dụng

Đó là chủ đề của Hội thảo về công nghệ 5G do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel vừa tổ chức. Hội thảo diễn ra tại trụ sở Tập đoàn với sự góp mặt của các chuyên gia mạng lưới và viễn thông Viettel, cùng gần 70 nhà báo ở hai đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 

Phát động giải thưởng KOLs có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng, chống lừa đảo trực tuyến
Khoa học - Công nghệ

Phát động giải thưởng KOLs có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Nằm trong khuôn khổ chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” nhằm lan tỏa thông điệp tăng cường nhận thức và trang bị kiến thức cho đa dạng đối tượng người dùng về phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với TikTok Việt Nam phát động giải thưởng KOLs có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến diễn ra từ ngày 22.10 đến ngày 22.11.2024.

Yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững tại BSR
Công nghệ

Yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững tại BSR

Tại Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin dữ liệu được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm duy trì liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là yếu tố then chốt đối với chiến lược chuyển đổi số bền vững của BSR.

Vietnam Motor Show 2024: Công nghệ mở tương lai xanh
Công nghệ

Vietnam Motor Show 2024: Công nghệ mở tương lai xanh

Thị trường ô tô Việt đang trở nên sôi động và hấp dẫn hơn bao giờ hết với sự có mặt của hàng loạt hãng xe mới. Triển lãm ô tô & xe máy Việt Nam 2024 (Vietnam Motor Show 2024) hứa hẹn sẽ là dịp hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện, phù hợp với xu hướng chọn xe của khách hàng.

Chú trọng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông
Công nghệ

Chú trọng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, báo chí và truyền thông phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ không gian mạng. Với nguồn thông tin quan trọng, các cơ quan này dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công trực tuyến, đánh cắp dữ liệu, xâm nhập hệ thống và phát tán thông tin sai lệch. Những cuộc tấn công này không chỉ gây ra tổn thất tài chính, làm suy giảm danh tiếng mà còn có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail
Công nghệ

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail

Mới đây, ông Sam Mitrovic - chuyên gia tư vấn giải pháp của Microsoft, đã lên tiếng cảnh báo người dùng Gmail về thủ đoạn lừa đảo giả mạo nhân viên của Google, gửi tin nhắn và gọi điện thông báo tài khoản của nạn nhân có dấu hiệu bị xâm nhập, yêu cầu thực hiện các thao tác để khôi phục tài khoản.

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất
Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất

Việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và năng suất lâu dài của đất đai góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp như, thúc đẩy thu hút nguồn lực, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về đất, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt cần lắng nghe “tiếng nói”, bắt bệnh cho đất một cách chính xác…

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử
Công nghệ

Chuyển đổi từ môi trường làm việc truyền thống sang môi trường điện tử

Năm 2024, Bộ Công an xác định là năm chuyển đổi trạng thái làm việc truyền thống sang môi trường điện tử và thực hiện chuyển đổi số trên các mặt công tác. Tính đến nay, đã số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính phát sinh hàng ngày của các đơn vị. Cổng dịch vụ công Bộ Công an xếp thứ 2/21 bộ, ngành.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).