Nan giải chuyện “ra thế giới bằng tên của mình”

(ĐBNDO) - Bài toán xây dựng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt trong thời kì hội nhập kinh tế sâu rộng vẫn chưa có lời giải tối ưu. Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ “ngậm ngùi” chấp nhận xuất khẩu sản phẩm của mình bằng thương hiệu nước ngoài để dễ tiêu thụ mà không ít những thương hiệu Việt tên tuổi trong nước khi bước ra thị trường thế giới cũng bị “đánh cắp” trắng trợn…

Thương hiệu Việt tên tuổi có chỉ dẫn địa lý bị “nhái”

Trên thị trường, tên gọi của hàng hóa có chất lượng hoặc danh tiếng nhất định được tạo nên do xuất xứ địa lý (thông qua việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý). Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ các sản phẩm đang được xem là một hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị cho hàng Việt Nam. Có một thực tế đáng báo động là tình trạng làm giả các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý ngày càng nhiều.

Những năm qua, không ít doanh nghiệp tên tuổi trong nước đã vấp phải tình trạng bị “đánh cắp” thương hiệu khi mở rộng thị trường ra quốc tế. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Sơn - Giám đốc chiến lược thương hiệu Richard Moore Associates - một công ty tư vấn thương hiệu hàng đầu của Mỹ; từng tham gia tư vấn cho hàng loạt các thương hiệu Việt như VietJetAir, bia Halida, bia Việt Hà, Nguyễn Kim, Pico, Effoc Coffee, Skyfarm, VPBank, Language Link, Eco Park, QPVN, Modern Life, Kangaroos… chia sẻ: sở hữu trí tuệ là một trong những thành tố tạo nên giá trị của một thương hiệu. Các yếu tố của một bộ nhận diện thương hiệu như Logo hay tên thương hiệu đều phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Một thương hiệu để tạo được nhận biết rộng rãi trên thị trường phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nếu không có công nhận về mặt pháp lý bất cứ lúc nào cũng có thể bị bắt chước và bị cướp quyền sử dụng.

 Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội: “Có một điều đáng buồn là rất nhiều thương hiệu thủ công mỹ nghệ của nước nhà khi ra thế giới đã phải mang tên tuổi, thương hiệu khác (chủ yếu là của công ty nước ngoài). Và như vậy, khách hàng quốc tế không bao giờ biết đó là thương hiệu Việt, chất lượng Việt…”

Đơn cử, cà phê Trung Nguyên và Petro Việt Nam đã bị “đánh cắp” thương hiệu tại thị trường Mỹ. Vinataba gặp khó khăn trong mở rộng thị trường tại khu vực châu Á, vì bị một công ty của Indonesia đăng ký tại nhiều nước châu Á như Thái Lan, Malaysia và được chấp nhận độc quyền thương hiệu này tại một số nước khác. Rồi chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co. Ltd đăng ký bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ tại Trung Quốc; nước mắm Phú Quốc được công ty Hong Kong Việt Hương Trading Company Limited đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Trung Quốc. Hay kẹo dừa Bến Tre, Kềm Nghĩa... đã mất nhiều công sức, tiền bạc để đi đòi lại thương hiệu tại thị trường nước ngoài…

Theo ông Nguyễn Đức Sơn, thách thức bảo hộ chỉ dẫn địa lí với các doanh nghiệp Việt Nam đang được đặt ra ngày một cấp thiết hơn: “Địa danh quốc gia và địa danh địa phương ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu một số ngành nghề nhất định. Nói đến rượu Vodka là nói đến nước Nga, nói đến nhắc đến thương hiệu ô tô Mercedes là nhắc đến nước Đức hay nhắc đến tập đoàn Microsoft là nhắc đến nước Mỹ. Ở Việt Nam một số sản phẩm cụ thể gắn với danh tiếng của địa phương cụ thể: sữa Mộc Châu, yến sào Khánh Hòa, bưởi Phúc Trạch Hà Tĩnh hay nước mắm Phú Quốc… Việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu theo vùng miền không đơn giản. Cách tốt nhất là doanh nghiệp nên xây dựng tên thương hiệu của riêng mình và trong quá trình truyền thông gắn với địa danh cụ thể thì sẽ tốt hơn”.

Các doanh nghiệp Việt gặp trục trặc về bảo hộ chỉ dẫn địa lí khi thâm nhập vào các thị trường quốc tế tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ bị khởi kiện, bị ngăn chặn xuất khẩu sang nước khác do xâm phạm nhãn hiệu độc quyền. Đây chỉ là thiệt hại trước mắt. Lớn hơn, cái mất “to” đối với doanh nghiệp chính là đánh mất uy tín với khách hàng nước ngoài do “thực giả lẫn lộn”. Vì thế, con đường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp sẽ gặp phải không ít khó khăn.

Chỉ dẫn địa lý của sản phẩm, nhãn hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa và dịch vụ trên thị trường và là tài sản giá trị lớn của các doanh nghiệp, lợi ích quốc gia. Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia được đăng ký mà không có hiệu lực tự động ở những nước khác không tiến hành đăng ký. Do đó, các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý thực hiện đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của mình.

Doanh nghiệp “ăn xổi”, “đi đêm”

Giá trị của sở hữu trí tuệ thường không được đánh giá đầy đủ và tiềm năng của sở hữu trí tuệ trong việc tạo ra những cơ hội mang lại lợi ích trong tương lai dường như cũng chưa được các doanh nghiệp nhận thức đúng mức. Đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp Việt vẫn chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một số doanh nghiệp quan tâm đến xây dựng thương hiệu cho mình nhưng hiệu quả chưa cao vì thiếu năng lực tài chính nên chỉ dành lượng kinh phí nhỏ cho hoạt động xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp cũng chưa có tầm nhìn dài hạn mà thường chỉ đầu tư tập trung và một số thời điểm nhất định.

Nhiều doanh nghiệp mây tre đan truyền thống ở địa bàn Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) hiện vẫn phải hợp tác với các đối tác nước ngoài để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với điều kiện sản phẩm mang thương hiệu của công ty xuất khẩu nước ngoài. Lý do là họ chưa đăng ký thương hiệu và phải xuất khẩu qua trung gian.

Theo Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam thì hiện có 90% hàng Việt Nam vào thị trường thế giới thông qua các trung gian dưới dạng thô hay gia công cho những thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Vì thế, xây dựng, củng cố thương hiệu Việt trên trường quốc tế vẫn là câu chuyện nan giải.

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội trăn trở: “Sau chương trình Hội chợ quà tặng thủ công mỹ nghệ được chúng tôi tổ chức những năm qua, rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đường để ra thế giới, thu về lợi nhuận không nhỏ. Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là rất nhiều thương hiệu thủ công mỹ nghệ của nước nhà khi ra thế giới đã phải mang tên tuổi, thương hiệu khác (chủ yếu là của công ty nước ngoài). Và như vậy, khách hàng quốc tế không bao giờ biết đó là thương hiệu Việt, chất lượng Việt…”

Anh Nguyễn Phi Hùng, Chủ một doanh nghiệp mây tre đan chuyên xuất khẩu ở huyện Thạch Thất trăn trở: “Nhiều doanh nghiệp vừa như chúng tôi vẫn ngại đăng ký thương hiệu vì thủ tục rườm rà, chồng chéo. Hàng thủ công mỹ nghệ có đặc thù là thường xuyên cải tiến mẫu mã. Nếu mỗi lần thay đổi mẫu mã lại phải đăng ký lại kiểu dáng cho từng sản phẩm thì rất tốn kém. Vốn lại chưa nhiều nên đành chấp nhận xuất khẩu sản phẩm dưới tên một thương hiệu nước ngoài”.

Rõ ràng, nhiều mặt hàng vẫn xuất khẩu trong tình trạng “đi đêm” nhờ tên tuổi của doanh nghiệp khác. Nhiều doanh nghiệp chưa có tầm nhìn dài hạn cho xây dựng, phát triển thương hiệu của mình. Ông  Nguyễn Văn Thiên, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng bày tỏ băn khoăn: “Sở hữu trí tuệ đối với các nước rất quan trọng nhưng đối với nhiều doanh nghiệp Việt cái tư duy bảo vệ ấy hẵng còn rất thấp. Cho nên, chúng ta rất cần các cơ quan chức năng và các cơ quan được phép tuyên truyền, triển khai thực hiện hoạt động xây dựng và bảo vệ sở hữu trí tuệ về thương hiệu tốt hơn, tích cực hơn để bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Trang bị pháp lý cho tên tuổi sản phẩm Việt

Sở hữu trí tuệ về thương hiệu không chỉ là tài sản vô giá của doanh nghiệp mà cũng là tài sản của mỗi quốc gia. Để giải bài toán thương hiệu Việt thiết nghĩ mỗi doanh nghiệp phải tiếp cận tốt hơn với các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia như Công ước Paris, Thỏa ước Marid, Thỏa ước Lisbon, Hiệp định TRIPS...

Trong đó, thỏa ước Lisbon thiết lập một hệ thống quốc tế về đăng ký và bảo hộ tên gọi xuất xứ. Thỏa ước hạn chế các chỉ dẫn được bảo hộ cho những trường hợp mà trong đó chất lượng và các đặc tính của sản phẩm “hoàn toàn hoặc hầu như do môi trường địa lý, gồm các yếu tố tự nhiên và con người tạo ra”. Thỏa ước quy định rằng không chỉ dẫn chung nào có thể bị coi là tên gọi chung ở nước bất kỳ khác chừng nào nó còn được bảo hộ ở nước xuất xứ. Hiệp định TRIPS cho phép các thành viên bảo hộ các chỉ dẫn địa lý của hàng hóa nếu chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính khác của hàng hóa có được là do nguồn gốc địa lý của chúng mang lại...
Khi nhìn nhận và quan tâm đúng mức đến bảo vệ sở hữu trí tuệ, khi ấy chúng ta sẽ có quyền hy vọng các doanh nghiệp Việt sẽ vươn xa hơn và khẳng định mình trên thị trường quốc tế.

Khoa học

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Vietcombank chú trọng chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Khoa học

Xung lực cho quá trình chuyển đổi số tại Vietcombank

Theo bà Đoàn Hồng Nhung, Giám đốc Khối Bán lẻ, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra cho Vietcombank rất nhiều xung lực mới cho quá trình chuyển đổi số. Gần đây nhất, trong chiến lược phát triển 5 năm, tầm nhìn 2030 của Vietcombank, lần đầu tiên Vietcombank xây dựng chiến lược phát triển song hành với chiến lược chuyển đổi số, có chương trình hành động rất rõ ràng với nền tảng cơ sở về công nghệ, dữ liệu cùng hệ thống chính sách, cơ sở pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước đã mở ra.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024
Khoa học - Công nghệ

Bài 2: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham quan gian hàng tại sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024"
Khoa học

Bài 1: Công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số
Infographic

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số

Tại hội nghị trực tuyến Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về chuyển đổi số (ngày 19.7.2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã yêu cầu người đứng cầu các bộ, ngành, tỉnh, thành phố quyết liệt hơn trong chỉ đạo chuyển đổi số.

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Khoa học

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Để tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cải thiện các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, tập trung vào những chỉ số đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm.

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI
Khoa học

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI

Trí tuệ nhân tạo có thể tối ưu hóa việc chẩn đoán bệnh, quản lý hồ sơ y tế, hỗ trợ điều trị, phân tích dữ liệu gene, đề xuất phương pháp điều trị ung thư cho bệnh nhân... Đó là chia sẻ về ứng dụng AI trong y tế - một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... tại workshop "Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế" trong khuôn khổ AI4VN.