Xuất nhập khẩu 2024:

Năm mới, mở lối đi mới

 Nguyễn Duy Nghĩa

Sau nhiều năm xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, tới năm 2023 cả hai chỉ tiêu này có phần giảm sút. Để đổi vận, sang năm 2024, kế hoạch đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 6% so với 2023. Theo đó, dự kiến kim ngạch là 375,8 tỷ USD với cấu thành theo các nhóm hàng cùng các khối thị trường.   

Xuất khẩu nỗ lực trước những khó khăn

Năm 2023 được coi là năm cả nước vượt làn "gió ngược". Ngành chủ quản đã xoay chuyển tình thế từ chỗ lúng túng, bị động sang chủ động, sáng tạo tháo gỡ vướng mắc, chuyển từ “phòng ngự” chống đỡ sang “tấn công” đột phá.

Năm 2023 có 4 nhóm hàng xuất khẩu, thì duy chỉ có nhóm nông sản, thủy sản tăng trưởng, nổi bật là gạo và rau quả. Vai trò "trụ đỡ" của nông nghiệp ngày càng được khẳng định. Tuy vậy, phải khiêm nhường rằng, thành công đó có chút may mắn. Cung cầu gạo toàn cầu căng thẳng khác thường, xuất khẩu gạo của ta có thời điểm “một mình một chợ”. Rau quả được mùa, cửa khẩu thông thoáng, xe tải nặng hàng không còn cảnh "rồng rắn" ăn đợi nằm chờ nơi biên ải. Song vẫn chủ yếu xuất khẩu bằng hàng tươi sống. Nguồn lực và cơ sở hạ tầng còn không ít bất cập, đòi hỏi từ phía nhà nhập khẩu vẫn hết sức chặt chẽ.

Xuất khẩu thủy sản đứng đầu nhóm này, sụt 17,8%. Thẻ vàng IUU vẫn lơ lửng. Cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều… giá cả trồi sụt, nhu cầu thăng hạ, chất lượng chưa thật sự lột xác như mong đợi... Vì thế, không dễ gì năm nay nhóm nông, lâm, thủy sản tăng đột biến. Hơn nữa, nếu muốn nhóm này xuất khẩu tăng như năm 2023 ở mức 18,3%, thì kim ngạch cũng chỉ được 2 tỷ USD, không thể khuynh đảo tổng kim ngạch xuất khẩu.

Do đó, muốn làm ăn nên chuyện có lẽ phải nhằm vào “quả đấm thép” là nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm thị phần 85% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2023 chỉ với 5 mặt hàng chủ đạo sụt so với 2022 là: gỗ, dệt may, da giày, điện thoại, máy móc dụng cụ đã chiếm tới 18,5 tỷ USD. Vậy, năm 2024 muốn nhóm này tăng, thì chí ít 5 "tên tuổi" trên phải quay lại mức năm 2022 cùng các mặt hàng khác chí ít phải nguyên vị.

Ảnh minh họa Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Có lẽ lượng đoán được viễn cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách dù muốn nhóm chủ công này tăng 6,1% so với năm 2023, nhưng kim ngạch thực ra chỉ nhỉnh 800 triệu USD so với năm 2022. Suy tính đơn giản, song vào cuộc không dễ vì thiếu đơn hàng vẫn là nỗi lo.

Nhóm nhiên liệu khoáng sản trù tính tăng 400 triệu USD, song lại thua năm 2022 cũng 400 triệu USD. Khó khăn về thị trường xuất khẩu vẫn hiện hữu, nên dè đặt khi đặt mục tiêu xuất khẩu, nhất là với khách hàng số 1 là Hoa Kỳ năm 2024 tăng so với năm 2023 nhưng chưa bằng năm 2022. Như vậy, năm 2024 nếu nỗ lực tăng được 6%, thì thực sự chỉ ngang bằng hoặc nhỉnh hơn năm 2022 chút đỉnh (năm 2022 đạt 371,2 tỷ USD).

Mục tiêu xuất nhập khẩu 2024 thể hiện quyết tâm đẩy mạnh đà tăng trưởng

Năm 2024, tuy chưa đặt rõ mục tiêu như xuất khẩu, song vẫn muốn duy trì xuất siêu (dự kiến 15 tỷ USD), từ đây suy ra nhập khẩu phải đạt kim ngạch khoảng 360,8 tỷ USD, ngang năm 2022 (359,6 tỷ USD).    

15 ngày đầu năm 2024 xuất nhập khẩu đạt gần 30 tỷ USD
Hoạt động xuất nhập khẩu những ngày đầu năm có nhiều tín hiệu tích cực. Trong ảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực cảng Hải Phòng. Nguồn: haiquanonline.com.vn

Xương sống là nhóm hàng cần nhập khẩu: 320 tỷ USD cao hơn năm 2022: 3,5 tỷ USD. Tạm xác định như vậy không phải do sản xuất không thể “tiêu hóa” được nguyên vật liệu, dụng cụ, phụ tùng mà vẫn lo vì không tự quyết được nguồn hàng nhập khẩu và khách hàng đặt mua bao nhiêu.

Nhóm cần kiểm soát nhập khẩu dù muốn đạt theo định hướng, nhưng vẫn buộc phải tăng vì nền kinh tế có độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn có hạn. Hàng nội dù được "ưu tiên", song vẫn bị hàng ngoại lấn sân.

Tựu chung, năm 2022 xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt mốc 700 tỷ USD, sang năm 2023 thấp dưới mốc đó. Vậy là năm 2024 dự định kim ngạch hai chiều là 736,6 tỷ USD, thực ra chỉ là vượt lại mốc 700 tỷ USD.

Theo đà phục hồi của năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu những ngày đầu năm 2024 khởi sắc. Xuất khẩu tháng 1.2024 đạt 33,5 tỷ USD, tăng 42% so với tháng 1.2023 và 6,7% so với tháng 12.2023. Các con số tương tự về nhập khẩu lần lượt là 30,6 tỷ USD, 33,3% và 4,2%.

Cùng với đó là sự khởi sắc của các doanh nghiệp với nhiều đơn hàng mới, tuyển dụng thêm lao động, nhiều công ty mới được thành lập. Dịp Tết, nhiều doanh nghiệp có xe đưa công nhân về quê ăn Tết và hẹn sẽ trở lại xưởng máy sau kỳ nghỉ.

Song, cũng trong những ngày đầu năm nay đã cho thấy không ít khó khăn, thách thức, trong đó có vấn đề cước vận tải biển tăng đột biến, sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu vừa phục hồi mong manh. Nhu cầu của các nước nhập khẩu chưa hồi phục hẳn, cùng với nhiều thách thức khác ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nước ta.

Qua đó cho thấy, việc đặt mục tiêu xuất nhập khẩu cho năm 2024 là hợp lý, thể hiện quyết tâm ngăn chặn suy giảm, từ đó đẩy mạnh đà tăng trưởng, nói cách khác là "biết lượng sức mình, nhìn xa trông rộng".  

Để hiện thực hóa mục tiêu đặt ra, thiết nghĩa cần sử dụng một hệ các giải pháp tổng thể. Đó là, cần đa dạng hóa thị trường bằng cách đẩy mạnh đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác khác nhiều tiềm năng. Hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng khai thác các cam kết trong các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới. Chú trọng phòng vệ thương mại trước xu hướng các đối tác gia tăng dựng rào cản đối với hàng xuất khẩu của ta, bảo đảm môi trường công bằng trong cạnh tranh trong thương mại quốc tế.

Cùng với đó, cần nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả xúc tiến thương mại, chú tâm vào các đối tác lớn, địa bàn trọng điểm, tận dụng tối đa dư địa về xuất khẩu do các FTA mở ra. Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, đặc biệt là thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Tranh thủ những tín hiệu tốt từ phía Trung Quốc, nâng cao hiệu quả và điều tiết tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu với đối tác này. Nhanh nhậy nắm bắt diễn biến thương trường, kịp thời phản ứng bằng các chính sách.

Quốc hội và Cử tri

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Hành động quyết liệt khắc phục bất cập kéo dài
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm, không “lãng phí” tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Bảo đảm thuốc, vật tư y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của ĐBQH, cử tri thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Đặt lợi ích cử tri vào trọng tâm các giải pháp quản lý, điều hành

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Không đơn thuần chỉ ở sức hút vốn có từ hoạt động giám sát tối cao trực tiếp của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, điều khiến cử tri, dư luận đặc biệt quan tâm còn ở sự ảnh hưởng mật thiết đến sự phát triển của đất nước cũng như đời sống dân sinh của các lĩnh vực được lựa chọn chất vấn.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Đại biểu Hoàng Thị Phúc (Bà rịa - Vũng tàu) phát biểu chất vấn. Ảnh: Quang Khánh
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt, khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ
Quốc hội và Cử tri

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan minh họa cho "sức hấp dẫn" của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thông qua hình ảnh một sản phẩm thuốc lá điện tử tại Phiên chất vấn
Quốc hội và Cử tri

Ngắn gọn, nhất quán, rõ quan điểm, rõ giải pháp

Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, cụ thể là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là một trong những nội dung làm nóng nghị trường ngay từ chất vấn đầu tiên đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Đây cũng là vấn đề đang được dư luận, cử tri và Nhân dân rất quan tâm, theo dõi và mong chờ câu trả lời dứt khoát: Nên cấm hay cho phép lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Điều hành chắc chắn, trả lời thuyết phục

Với 76 đại biểu Quốc hội đăng ký, phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực ngân hàng “nóng” ngay từ những phút đầu tiên. Tuy vậy, là “tư lệnh ngành” dạn dày kinh nghiệm cả trong điều hành thực tiễn và trong trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã "hóa giải" được sức nóng đó bằng những thông tin chắc chắn, những thông điệp rõ ràng về điều hành chính sách trong thời gian tới.

Tích cực triển khai các giải pháp, hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà
Ý kiến đại biểu

Tích cực triển khai các giải pháp, hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân (Bắc Ninh) về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thực trạng thị trường bất động sản hiện nay đang mất cân đối cung - cầu về các phân khúc, nhất là đối với phân khúc người thu nhập thấp chưa được phát triển mạnh mẽ.

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc
Ý kiến đại biểu

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc

Từ thực tiễn quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) tại thành phố Hải Phòng, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề xuất việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch; việc đầu tư thành lập các KCN trên địa bàn thành phố không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn đạt tối thiểu 60%...