“Nhà trường xanh, ứng xử đẹp” của Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên:

Mô hình văn hóa ứng xử tiêu biểu toàn quốc

Quy tắc, phương châm hành động “Nhà trường xanh, ứng xử đẹp” của thầy và trò trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã trở thành hình mẫu cho nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp; và là 1/15 mô hình văn hóa ứng xử tiêu biểu toàn quốc, vừa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội biểu dương tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025”.

Mô hình “Nhà trường xanh, ứng xử đẹp” được phát động và thực hiện từ năm 2019
Mô hình “Nhà trường xanh, ứng xử đẹp” được phát động và thực hiện từ năm 2019

Với đặc thù là cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở miền núi, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên có hơn 98% học sinh, sinh viên là con em đồng bào các dân tộc thiểu số: Mông, Dao, Tày, Thái… Điều này làm nêm một bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú nhưng cũng tạo ra những khác biệt về nhận thức, văn hóa, nếp sống, ứng xử. Để tạo sự thống nhất về ứng xử văn hóa trong nhà trường, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã xây dựng Mô hình “Nhà trường xanh, ứng xử đẹp”.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nhận Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mô hình văn hóa ứng xử tiêu biểu năm 2021
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nhận Bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mô hình văn hóa ứng xử tiêu biểu năm 2021

Mô hình là sự kết hợp giữa văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục thân thiện, hiệu quả và Nhà trường xanh, sạch đẹp, an toàn. Qua đó, hình thành văn hóa ứng xử tích cực, suy nghĩ sáng tạo, tự tin cho người dạy, người học. Đồng thời, nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của nhà trường. Không những thế mô hình còn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong giao tiếp, ứng xử ở môi trường giáo dục của cả thầy và trò.

Giáo dục

Thúc đẩy đại học quốc tế thiết lập chi nhánh tại Việt Nam
Giáo dục

Thúc đẩy đại học quốc tế thiết lập chi nhánh tại Việt Nam

Các chi nhánh quốc tế (IBCs) đóng vai trò là cầu nối quan trọng, cung cấp nền giáo dục đẳng cấp thế giới tại các quốc gia mới nổi nói chung và tại Việt Nam nói riêng, giúp sinh viên được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần phải rời khỏi quê hương của mình.

Tiềm năng nghề nghiệp của giáo dục STEM trong lĩnh vực Kỹ thuật hàng không
Giáo dục

Tiềm năng nghề nghiệp của giáo dục STEM trong lĩnh vực Kỹ thuật hàng không

Ngày 31.10, Mạng lưới Quản lý Giáo dục Không Biên Giới (EdulightenUp) tổ chức Hội thảo “Hướng nghiệp qua trải nghiệm STEM: Case study từ lĩnh vực Kỹ thuật hàng không”, hướng đến việc gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục STEM và hướng nghiệp, với trọng tâm là ngành Kỹ thuật Hàng không - một trong những ngành công nghệ cao đầy triển vọng.

Liên kết quốc tế trong đào tạo: Mở, linh hoạt, song phải bảo đảm chất lượng
Nhịp cầu giáo dục

Liên kết quốc tế trong đào tạo: Mở, linh hoạt, song phải bảo đảm chất lượng

Chiều 31.10, Tiểu ban Giáo dục đại học, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, tổ chức phiên họp về chính sách quản lý liên kết quốc tế trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn - Trưởng Tiểu ban - chủ trì phiên họp.

Bữa ăn học đường: Câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục
Giáo dục

Bữa ăn học đường: Câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tổ chức bữa ăn học đường theo tiêu chuẩn dinh dưỡng là câu chuyện không phải của riêng ngành giáo dục. Muốn bữa ăn cho trẻ đạt được đúng tiêu chuẩn dinh dưỡng cần sự nỗ lực, giám sát thực thi rất nghiêm túc từ phía chính quyền địa phương, vai trò của phía nhà trường, cùng sự vào cuộc của phụ huynh...

Hà Nội: Trường THPT dạy "chui" 174 học sinh gần nửa kỳ học mới bị phát hiện, Sở GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Hà Nội: Trường THPT dạy "chui" 174 học sinh gần nửa kỳ học mới bị phát hiện, Sở GD-ĐT nói gì?

Trước thông tin Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) không được giao chỉ tiêu nhưng vẫn tuyển sinh "chui" 174 học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã nhận được báo của nhà trường, đồng thời sẽ phối hợp các cơ sở để tìm phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi cho học sinh. 

ĐH Công nghiệp Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng
Giáo dục

ĐH Công nghiệp Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa ký kết 5 biên bản ghi nhớ hợp tác với đại diện doanh nghiệp, trường đại học Hàn Quốc; qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo Hàn Quốc trong lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng.

Bộ GD-ĐT công bố một số tài liệu phục vụ dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giáo dục

Bộ GD-ĐT công bố một số tài liệu phục vụ dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 6.1.2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn các tài liệu phục vụ dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.