Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Kiểm tra đánh giá quá trình người học có ý nghĩa chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để người dạy có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp. Cũng có những loại kiểm tra đánh giá khác trong giáo dục, nhằm cung cấp thông tin và hiểu biết có ý nghĩa cho các mục đích cụ thể trong suốt hành trình dạy và học.

Việc sử dụng các bài kiểm tra đánh giá có thể cho nhiều mục đích khác nhau, như cung cấp thông tin mô tả trình độ, năng lực của người học tại thời điểm đánh giá; nhận biết sự khác biệt giữa các người học, đánh giá đầu vào và đầu ra để đo lường thành tích học tập của người học,... Ứng với mỗi mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá mà người ta xây dựng các bài thi với thời lượng, cấu trúc/định dạng và các dạng thức hay hình thức câu hỏi thi khác nhau để đảm bảo đo đúng được đúng mục đích cần đo.

Dạng câu hỏi hoàn toàn mới so với đề thi những năm trước

Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam trong các năm gần đây và cả dự kiến cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 - năm đầu tiên thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, mục đích đặt ra chính là đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo chương trình Giáo dục phổ thông; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Bên cạnh đó, là một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

z6020387715332-830bb137563867ca528138004d4d43f5n.jpg
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Trần Hiệp)

Do vậy, mỗi môn thi đã xác định một thời gian và một cấu trúc/định dạng khác nhau để hướng tới mục đích đặt ra, với 3 dạng thức câu hỏi chính là: trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn có một phương án đúng duy nhất, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn (thực chất là câu hỏi điền đáp số).

Trong các dạng thức đã được quy định theo quyết định 764/QĐ-BGDĐT ngày 8.3.2024, ban hành Quyết định về Cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai với phần II gồm 4 câu (4 điểm), mỗi câu hỏi sẽ có 4 ý (a), (b), (c), (d) và yêu cầu thí sinh trả lời đúng - sai cả 4 ý. Nếu thí sinh chỉ trả lời chính xác 1 ý sẽ được 0,1 điểm; trả lời chính xác 2 ý sẽ được 0,25 điểm; trả lời chính xác 3 ý sẽ được 0,5 điểm và trả lời chính xác 4 ý sẽ đạt 1 điểm.

Dạng câu hỏi này hoàn toàn mới mẻ so với đề thi những năm trước. Với dạng thức này, đang có nhiều băn khoăn của học sinh cũng như thầy cô khi dùng đề tham khảo do Bộ GD-ĐT công bố trong quá trình học tập và ôn luyện.

Theo ý kiến của một số chuyên gia về khảo thí, để có cơ sở trao đổi về những băn khoăn trên, ngoài việc hiểu rõ về mục đích của kỳ thi thì cần hiểu rõ về dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai.

Theo đó, câu trắc nghiệm khách quan lựa chọn đúng sai thường có định dạng là một nhận định mà người học phải dựa vào hiểu biết của mình để đưa ra quyết định điều đó Đúng hay Sai. Câu hỏi loại này thường được dùng để đánh giá khả năng nhớ hoặc nhận biết của người học về các sự kiện, khái niệm, cách nhìn nhận, quan điểm của người học đối với các vấn đề…

Câu trắc nghiệm khách quan lựa chọn đúng sai còn có một số biến thể như: câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời Có/Không; Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời Có/Không (hoặc Đúng/Sai) và Giải thích; Câu trắc nghiệm yêu cầu lựa chọn Đúng/Sai và Viết lại cho đúng (nếu Sai).

Một biến thể khác của câu trắc nghiệm khách quan lựa chọn Đúng/Sai là loại câu hỏi có hình thức giống câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, tuy nhiên, thay vì cần lựa chọn một phương án đúng giữa các phương án cho sẵn, người học phải xác định mỗi lựa chọn là Đúng hay Sai (dạng câu này còn được gọi là câu hỏi trắc nghiệm Đúng - Sai kép). Đây là dạng câu hỏi được sử dụng ở phần II của hầu hết các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (trừ môn ngoại ngữ) theo quyết định 764/QĐ-BGDĐT.

Khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi

Câu trắc nghiệm khách quan lựa chọn đúng sai có một số ưu điểm chính là việc biên soạn nhanh chóng, dễ dàng; hiệu suất đánh giá cao do có thể đánh giá được nhiều nội dung, lĩnh vực trong thời gian ngắn; việc chấm điểm đơn giản, khách quan.

Tuy nhiên, có khá nhiều hạn chế chính yếu như khả năng đoán mò cao nên độ tin cậy, giá trị không cao; thiếu cơ sở khách quan để xác định vấn đề đó là đúng hay sai nếu phần ngữ cảnh không rõ ràng, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn hay nghệ thuật; không phù hợp với mục tiêu đánh giá năng lực cao như vận dụng, giải quyết vấn đề; đặc biệt đối với dạng câu hỏi trắc nghiệm Đúng - Sai kép: khó có thể bao phủ được hết kiến thức cần kiểm tra do lượng câu hỏi bị tăng lên; dễ bị nhàm chán khi phải trả lời nhiều câu hỏi cùng một nội dung.

Việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm đúng sai thông thường sẽ tăng khả năng đoán mò, theo lý thuyết có thể lên đến 50%. Trong khi đó, trong các cấu trúc đề thi phần II gồm 4 câu (4 điểm), mỗi câu hỏi sẽ có 4 ý (a), (b), (c), (d) và yêu cầu thí sinh trả lời đúng - sai cả 4 ý.

Do đó, theo lý thuyết thì khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi, dẫn đến giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi và việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Ngoài ra, theo quy định, đối với 4 câu hỏi đúng sai trong các đề thi, nếu thí sinh chỉ trả lời chính xác 1 ý sẽ được 0,1 điểm; trả lời chính xác 2 ý sẽ được 0,25 điểm; trả lời chính xác 3 ý sẽ được 0,5 điểm và trả lời chính xác 4 ý sẽ đạt 1 điểm.

Điều này tạo sự băn khoăn của nhiều học sinh và giáo viên, vì mức độ đánh giá năng lực của 4 ý (a), (b), (c), (d) ở mỗi câu hỏi là khác nhau, nhưng trả lời bất kì đúng ý nào cũng chỉ được 0,1 điểm như nhau và số điểm đúng 1 ý không bằng thứ nguyên của một câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn là 0,25 điểm, cho dù tương đồng cùng là một lệnh hỏi, sẽ tạo sự chênh lệch về mức điểm và chưa đo chính xác năng lực cần đo thông qua lệnh hỏi.

Hơn nữa, việc tính điểm theo số trả lời đúng của 4 ý (a), (b), (c), (d) của mỗi câu như quy định đã mặc nhiên coi mức độ đánh giá của mỗi ý là tương đương nhau. Điều này tiếp tục làm cho thí sinh tăng khả năng đoán mò và tích vào các phương án lựa chọn mà năng lực chưa đáp ứng để có thể trả lời đúng ở lệnh hỏi đó với sự “cầu may” đạt tỷ lệ 50% sẽ có điểm. Từ đó, làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi và hệ quả là làm đánh giá chưa đúng năng lực của thí sinh dự thi.

Cần điều chỉnh quy định cho điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quan đúng sai

Để khắc phục băn khoăn của học sinh và giáo viên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tới đây và giảm khả năng đoán mò, tăng độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, nhiều chuyên gia khảo thí cho rằng, Bộ GD-ĐT nên thống nhất cách ra đề thi với câu hỏi trắc nghiệm khách quan đúng sai với các ý (a), (b), (c), (d) khai thác được dữ liệu dùng chung của câu hỏi và có độ khó các ý tăng dần từ (a) đến (d) để câu hỏi dạng thức này đánh giá được sát năng lực cần đo. Hiện nay theo đề tham khảo đã công bố, ở một số môn thi, các đề thi đã đáp ứng yêu cầu này.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lại quy định cho điểm mỗi ý trả lời đúng của câu hỏi trắc nghiệm khách quan đúng sai của hầu hết các đề thi theo hướng: (i) trả lời đúng ý (a) của mỗi câu được 0,25 điểm; (ii) trả lời đúng ý (a), (b) được 0,5 điểm (không trả lời đúng ý (a) các ý (b), (c), (d) không được tính điểm); (iii) trả lời đúng ý (a), (b), (c) được tính 0,75 điểm (không trả lời đúng ý (a), (b) không được tính điểm các ý còn lại), trả lời đúng cả 4 ý (a), (b), (c), (d) được tính 1 điểm.

Sự điều chỉnh này không ảnh hướng đến cấu trúc, định dạng đã công bố. Đây là giải pháp để hạn chế tối đa các bất cập cố hữu của câu hỏi trắc nghiệm khách quan đúng sai và để đo đúng năng lực cần đo của các lệnh hỏi với dạng thức câu hỏi này.

Đồng thời, với việc điều chỉnh này sẽ đánh giá sát thực hơn với năng lực của thí sinh, tránh khả năng đoán mò và chọn đáp án cầu may. Hiệu quả là làm tăng độ tin cậy và độ giá trị của đề thi - mục đích quan trọng nhất đối với việc sử dụng kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT cũng như có thể xét tuyển đại học dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học
Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng
Giáo dục

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho thế lực thù địch, phản động xâm nhập vào Việt Nam. Thế hệ thanh niên, sinh viên cần là lực lượng xung kích, kịp thời ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực cực đoan, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…