Công bố danh sách 615 ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024

Sáng ngày 4.11, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.

Đây là kết quả xét tại Phiên họp lần thứ II của Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029, diễn ra trong 2 ngày từ 2 - 3.11.

Theo danh sách này, có tổng số 615 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024. Trong đó, có 45 ứng viên giáo sư, 570 ứng viên phó giáo sư.

Danh sách trên đã bao gồm các ứng viên từ Hội đồng giáo sư ngành Khoa học An ninh và Hội đồng giáo sư ngành Khoa học Quân sự.

Danh sách 615 ứng viên vượt qua vòng xét duyệt của Hội đồng Giáo sư Nhà nước xem TẠI ĐÂY.

STTTên HĐGSN, LNỨng viên đăng kýỨng viên đạtTỷ lệ đạt
GSPGSTổng sốGSPGSTổng số
1Chăn nuôi-Thú y-Thủy sản212142101286%
2Cơ học17816788%
3Cơ khí-Động lực227292262897%
4Công nghệ thông tin115161131488%
5Dược099099100%
6Điện-Điện tử-Tự động hóa3313433134100%
7Giao thông vận tải1252612526100%
8Khoa học Giáo dục0272702727100%
9Hoá học-Công nghệ thực phẩm3353833538100%
10Khoa học An ninh0171701717100%
11Khoa học Quân sự2293122931100%
12Khoa học Trái đất-Mỏ1181911819100%
13Kinh tế410010449610096%
14Luật học189189100%
15Luyện kim055055100%
16Ngôn ngữ học099099100%
17Nông nghiệp-Lâm nghiệp220222192195%
18Sinh học427314252994%
19Sử học-Khảo cổ học-Dân tộc học145145100%
20Tâm lý học1101111011100%
21Thủy lợi191018990%
22Toán học4182241822100%
23Triết học-Xã hội học-Chính trị học23522480%
24Văn hóa-Nghệ thuật-TDTT0121201212100%
25Văn học000000
26Vật lý4222642226100%
27Xây dựng-Kiến trúc2182021820100%
28Y học369723687199%
Tổng cộng455866314557061597%

Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, việc công khai thông tin ứng viên đạt tiêu chuẩn trên trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học và trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã phản ánh tính công khai, minh bạch của quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Trong thời hạn 15 ngày, nếu không có đơn thư, phản ánh, chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.

Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề
Giáo dục

Cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề

GS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học nghề. Hướng đào tạo nghề phải đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo công bằng, như vậy mới thay đổi được nhận thức, thuyết phục được xã hội.

 Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên
Giáo dục

Đại học phải đổi mới cách làm phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, điểm mới của Đề án 89 là giao quyền chủ động cho các nhà trường, nâng cao năng lực quản lý trong vận hành các chính sách mới. Vì thế, các trường đại học phải đổi mới cách làm, quy định chính sách nội bộ để phát triển chiến lược đội ngũ giảng viên, quy hoạch đội ngũ giảng viên, chuẩn bị sớm, tạo mọi điều kiện cho ứng viên tham gia.

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội
Giáo dục

Xếp hạng đại học: Cốt lõi không phải thứ hạng mà ở giá trị ảnh hưởng và phụng sự xã hội

Xếp hạng ở một khía cạnh nào đó, là công cụ công ích giúp các trường đại học không bị “vô hình” trong bức tranh toàn cầu hóa. Nhưng điều cốt lõi không nằm ở thứ hạng, mà ở cách các trường biến những con số đầu ra, những kết tinh tri thức thành giá trị thực sự phụng sự cho sự phát triển.

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng
Giáo dục

Tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư về Trường Đại học Hải Phòng công tác được hỗ trợ từ 300- 500 triệu đồng

Ngày 4.12, HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Tại kỳ họp, UBND thành phố Hải Phòng đã đề xuất tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư về làm việc ở Trường Đại học Hải Phòng tối thiểu 5 năm sẽ được hỗ trợ lần lượt là 300 triệu - 400 triệu - 500 triệu đồng.

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu
Giáo dục

Các thành phố học tập toàn cầu của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm hành động vì khí hậu

Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO (ICLC 6) diễn ra từ ngày 2 - 5.12 tại Jubail, Ảrập Xêút. 3 thành phố của Việt Nam là Vinh (Nghệ An), Sa Đéc (Đồng Tháp) và Sơn La (Sơn La) đã tham gia Hội nghị và trao đổi về việc xây dựng các thành phố học tập bền vững, bao trùm và thích ứng thông qua học tập suốt đời.