Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành "Đại học Kinh tế Quốc dân"

Theo Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15.11.2024 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành "Đại học Kinh tế Quốc dân".

Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15.11.2024 ghi gõ: Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và quy định pháp luật có liên quan; quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.

Đồng thời, Quyết định 1386 sẽ sửa đổi khoản 12 Điều 1 Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 10.4.2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD-ĐT như sau: “12. Đại học Kinh tế Quốc dân.”

Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và công nhận Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân theo quy định của pháp luật.

67166817-1295179367319606-4312033846766862336-n.jpg
Đại học Kinh tế Quốc dân

Trước đó, trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: "Chiến lược lớn nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân là mong muốn tạo ra một bước đột phá về chất lượng đào tạo. Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tạo ra bước đột phá đó.

Điều kiện thứ nhất là về đào tạo đội ngũ giảng viên. Trong những năm vừa qua, nhà trường đã đẩy mạnh công tác đào tạo giảng viên thông qua 3 hoạt động chính, gồm gửi giảng viên đi học ở nước ngoài; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở Việt Nam và đẩy mạnh việc giảng viên tham dự các khóa học online. Chúng tôi hỗ trợ giảng viên đi học, cấp kinh phí, ngoài kinh phí học còn có khoản khuyến khích để giảng viên hoàn thành khoá học.

Điều kiện thứ hai là tăng cường cơ sở vật chất. Theo kế hoạch, đến hết năm 2025, toàn bộ các phòng học của trường sẽ là phòng học thông minh theo đúng chuẩn mực tốt nhất hiện nay của các trường đại học trên thế giới.

Bên cạnh đó, chúng tôi triển khai phương thức đào tạo Lecture/Seminar. Mô hình Lecture/Seminar được hiểu là việc dạy và học 1 môn học/học phần kết hợp giữa các lớp Lecture và lớp Seminar trong một học kỳ. Lớp Lecture gồm một hoặc nhiều lớp học phần (sinh viên đăng ký học cùng một môn học/học phần) có quy mô không quá 300 sinh viên; lớp Seminar là lớp học phần có quy mô từ 20 đến 30 sinh viên.

Với mô hình này, sẽ có khoảng một nửa thời gian trong các môn học, sinh viên có quyền đến trường hoặc không đến trường nghe giảng. Toàn bộ bài giảng ở các phòng học thông minh sẽ được ghi lại. Sinh viên có thể tham gia trực tuyến hoặc có thể lưu lại các băng video về để học bất kể lúc nào. Trong lớp Seminar, sinh viên chủ yếu tương tác trực tiếp với nhau, tương tác với giảng viên và giải quyết các tình huống, bài tập thực tiễn cũng như các nhiệm vụ cụ thể.

Cách đào tạo như vậy sẽ đảm bảo cho sinh viên có cơ hội giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách tốt nhất và cũng là cơ hội tốt nhất giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng."

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.