Nữ giảng viên 33 tuổi của Học viện Ngân hàng là tân phó giáo sư trẻ nhất năm 2024

Bà Trần Ngọc Mai, 33 tuổi, Phó chủ nhiệm Bộ môn Đầu tư Quốc tế, Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng là tân phó giáo sư trẻ nhất đạt chuẩn chức danh năm nay.

Danh sách 615 ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố ngày 4.11. Trong đó, có 45 ứng viên giáo sư, 570 ứng viên phó giáo sư.

Bà Trần Ngọc Mai sinh ngày 8.3.1991, quê xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Bà nhận bằng cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế, Ngân hàng và thị trường tài chính tại Đại học Nebraska, Omaha, Hoa Kỳ năm 2012.

Năm 2015, bà Mai nhận bằng Thạc sĩ, ngành Kinh tế và tài chính, chuyên ngành Ngân hàng và tài chính tại Trường Đại học London, Queen Mary, Anh. Tới năm 2021, bà nhận bằng Tiến sĩ ngành Kinh tế Quốc tế, chuyên ngành Kinh tế Quốc tế tại Trường Đại học Ngoại Thương.

Tới nay, bà Trần Ngọc Mai đã công bố 31 bài báo khoa học, trong đó có 6 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín sau khi được công nhận Tiến sĩ (cả 6 bài là tác giả chính). Bà là chủ nhiệm 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã được nghiệm thu, với 1 đề tài xếp loại giỏi, 1 đề tài xếp loại xuất sắc. Ngoài ra, bà đã tham gia biên soạn 2 sách tham khảo gồm: “Tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện RCEP đến ngành may mặc Việt Nam”, “Tín dụng thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu”.

Bà Mai cũng tích cực tham gia xây dựng chương trình đào tạo cho các bậc học từ đại học đến sau đại học, góp phần vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục tại Học viện Ngân hàng.

2 hướng nghiên cứu chính của tân phó giáo sư trẻ nhất năm 2024 gồm: Nghiên cứu vĩ mô về đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế và phát triển kinh tế bền vững; Nghiên cứu vi mô về quản trị hành vi và thực hành kinh doanh bền vững.

Trong đó, hướng nghiên cứu thứ nhất bao gồm các nghiên cứu đa dạng, tập trung vào việc phân tích và đánh giá sâu các yếu tố kinh tế vĩ mô từ góc độ quốc gia và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa. Các công trình trong hướng nghiên cứu này khám phá một loạt các chủ đề về thương mại, đầu tư quốc tế và phát triển bền vững.

Hướng nghiên cứu thứ hai tập trung vào việc phân tích và đánh giá sâu rộng các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hành vi và thực hành kinh doanh bền vững từ góc độ vi mô, bao gồm các chủ đề nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), tác động của công nghệ đến hành vi người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng trong bối cảnh kinh doanh hiện đại.

z6002148199707-fbb5f48f460f01334790926deedff76c.jpg
Bà Trần Ngọc Mai, Phó chủ nhiệm Bộ môn Đầu tư Quốc tế, Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng - tân phó giáo sư trẻ nhất năm 2024

Bà Trần Ngọc Mai công tác tại Học viện Ngân hàng từ năm 2013, với vị trí giảng viên Bộ môn Thanh toán Quốc tế, Khoa Ngân hàng; giảng viên Bộ môn Đầu tư Quốc tế, Khoa Kinh doanh Quốc tế. Hiện nay, bà đảm nhiệm vị trí Phó chủ nhiệm Bộ môn Đầu tư Quốc tế, Khoa Kinh doanh Quốc tế.

Bà Trần Ngọc Mai từng được trao danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở năm học 2022-2023; Giấy khen “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghiên cứu khoa học” của Giám đốc Học viện Ngân hàng năm học 2022-2023; 2023-2024; Giấy khen giảng viên hướng dẫn sinh viên đạt giải Nhất, Nhì Giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu khoa học” cấp Học viện năm học 2022-2023.

Trước đó, năm 2023, hai tân phó giáo sư trẻ nhất cũng ở ngành Kinh tế, đều sinh năm 1990 (33 tuổi ở thời điểm được công nhận đạt chuẩn chức danh), gồm bà Nguyễn Thị Hồng Nhâm, giảng viên Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và ông Lê Thanh Hà, giảng viên Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 2024, ứng viên trẻ nhất đạt chuẩn chức danh giáo sư là ông Hoàng Lê Trường, 40 tuổi, ngành Toán học. Ông Hoàng Lê Trường hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; đã có có 30 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế uy tín. Trong đó, có 18 bài đăng trên tạp chí thuộc nhóm Q1.

Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học
Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng
Giáo dục

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho thế lực thù địch, phản động xâm nhập vào Việt Nam. Thế hệ thanh niên, sinh viên cần là lực lượng xung kích, kịp thời ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực cực đoan, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…