Trường Đại học Quốc tế TP. Hồ Chí Minh bị xử phạt vì nhiều vi phạm trong tuyển sinh

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, “buộc khắc phục hậu quả” đối với Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh do nhiều vi phạm trong tuyển sinh.

18917019631-3b269c6fb4-o-2711174450.jpg
Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Tại Kết luận thanh tra số 33/KL-TTr, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã chỉ ra nhiều vi phạm của Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động, tuyển sinh, cấp phát văn bằng…

Theo đó, Thanh tra Bộ GD-ĐT chỉ ra: Hội đồng trường (HĐT) chưa quy định về tuyển dụng, quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động.

Đối với công tác bồi dưỡng, quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ: Sổ gốc cấp bằng cử nhân năm 2021, 2022 của Trường ĐH Quốc tế có đủ nội dung nhưng chưa đúng theo mẫu được quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29.11.2019. Bìa của văn bằng tốt nghiệp ĐH cấp cho người học chưa phù hợp với quy định tại Nghị định 99/2019/NĐ-CP và Thông tư số 27/2019/TT-BGDĐT.

Trong khi đó, năm 2021, khối ngành III Trường ĐH Quốc tế tuyển sinh vượt 26,1%; khối ngành V tuyển vượt 11,1%; khối ngành VII tuyển vượt 11,4% so với chỉ tiêu công bố. Năm 2022, nhóm ngành lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý tuyển vượt 13,5%; lĩnh vực Toán và Thống kê tuyển vượt 23,3%; lĩnh vực Máy tính & CNTT tuyển vượt 22,5%; lĩnh vực Công nghệ tuyển vượt 18,8% chỉ tiêu đã công bố.

Điều này vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều 29 Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7.5.2020 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 16/2021/TT-BGDĐT ngày 1.6.2021 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Theo KLTT, trách nhiệm để xảy ra các vi phạm trong tuyển sinh, quản lý đào tạo thuộc về Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách công tác tuyển sinh, đào tạo và lãnh đạo và chuyên viên các Phòng được phân công nhiệm vụ tuyển sinh.

Đoàn Thanh tra đã kiến nghị, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với Trường ĐH Quốc tế về hành vi vi phạm tuyển sinh vượt chỉ tiêu một số ngành, nhóm ngành, lĩnh vực trình độ ĐH năm 2021, 2022. Ngày 16.5.2024, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số 56/QĐ-KPHQ và Quyết định số 57/QĐ-KPHQ buộc thực hiện khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Thanh tra Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường ĐH Quốc tế thực hiện in, quản lý, lập sổ, cấp, phát văn bằng theo đúng quy định tại Nghị định số 99/2019/NĐ-CP và Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT; báo cáo ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về xử lý đối với các ngành, nhóm ngành, lĩnh vực tuyển sinh vượt chỉ tiêu trong thời kỳ thanh tra và giải quyết hậu quả đối với vượt chỉ tiêu; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân do để xảy ra những vi phạm nêu trên…

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát, thông tin kết quả thực thi pháp luật trong vụ việc trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học
Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng
Giáo dục

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho thế lực thù địch, phản động xâm nhập vào Việt Nam. Thế hệ thanh niên, sinh viên cần là lực lượng xung kích, kịp thời ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực cực đoan, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…