Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người

Bổ sung quy định hỗ trợ nạn nhân

So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người hiện bổ sung nhiều quy định nhằm hỗ trợ nạn nhân của hành vi mua bán người. Điều đáng nói, dự thảo Luật đã bổ sung đối tượng đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người cũng được hưởng các chính sách hỗ trợ. Việc bổ sung đối tượng này là cần thiết, nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân mua bán người.

Nhiều chính sách hỗ trợ nhân văn

Nếu như Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ chỉ là nạn nhân thì ở lần sửa đổi này, ngoài nạn nhân thì dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ được áp dụng cả đối người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Theo đó, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân sẽ được hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ chi phí phiên dịch trong quá trình xác định nạn nhân...

Về trợ giúp pháp lý, khoản 1 Điều 41 dự thảo Luật quy định: “Nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hỗ trợ để làm thủ tục đăng ký cư trú, hộ tịch, đăng ký khai sinh, làm thẻ căn cước, nhận chế độ hỗ trợ và được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng”.

Trong khi đó, theo quy định tại điểm g, khoản 7, Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý thì nạn nhân của hành vi mua bán người phải có khó khăn về tài chính mới được trợ giúp pháp lý. So với Luật Trợ giúp pháp lý thì dự thảo Luật đã mở rộng cả về đối tượng (bổ sung đối tượng là người đang trong quá trình xác định là nạn nhân) và điều kiện được trợ giúp (không cần khó khăn về tài chính).

Đào tạo nghề cho nạn nhân bị mua bán. Nguồn: chinhphu.vn
Đào tạo nghề cho nạn nhân bị mua bán. Nguồn: chinhphu.vn

Không chỉ bổ sung các chính sách hỗ trợ cho người đang trong quá trình xác minh là nạn nhân của hành vi mua bán người, dự thảo Luật quy định về việc trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Cụ thể, khoản 3 Điều 37 dự thảo Luật quy định: “Người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c, d, g điều này (gồm: hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý, hỗ trợ chi phí phiên dịch - pv) và theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41 và 44 của Luật này”.

Những sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật nhằm cụ thể hóa chính sách về quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và hoàn thiện quy định về quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân bảo đảm khắc phục những bất cập thời gian qua, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, phù hợp với cam kết của Việt Nam liên quan đến bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Tránh bỏ sót đối tượng được hỗ trợ

Là cơ quan chủ trì thẩm tra dự thảo Luật này, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành quy định tại khoản 3 Điều 37 của dự thảo Luật vì cho rằng, bên cạnh việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân thì trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi đi cùng họ là rất cần thiết. Bởi vì, trong nhiều trường hợp, những người này là con được sinh ra trong quá trình người phụ nữ bị mua bán hoặc là người thân thích của nạn nhân. Đồng thời, Ủy ban Tư pháp đề nghị quy định theo hướng: người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được trợ giúp pháp lý như nạn nhân.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, việc quy định trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người trong quá trình xác định là nạn nhân như quy định tại Điều 37 là cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định rõ người đi cùng nạn nhân, nếu không phải là người thân thì không được trợ giúp pháp lý và không phải là đối tượng được trợ giúp pháp lý, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Cơ bản đồng tình với quy định tại khoản 3, Điều 37 dự thảo luật "người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ chi phí phiên dịch" nhưng đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) còn băn khoăn. Bởi, tại các Điều 38, 39, 41, 44 dự thảo luật quy định cụ thể các chính sách hỗ trợ nêu trên chỉ áp dụng đối với đối tượng được hưởng là nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Trên cơ sở đó, đại biểu Quàng Thị Nguyệt đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung đối tượng cho đầy đủ.

Đại biểu Quốc hội Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Đại biểu Quốc hội Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan tâm đến chính sách hỗ trợ người đi cùng nạn nhân, theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk), khoản 3, Điều 37 dự thảo Luật quy định "người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại điểm a, b, c, d, g khoản 1 điều này và theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41 và 44 của dự thảo luật, quy định này thì người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân sẽ không được hưởng chế độ hỗ trợ học văn hóa. Việc không được hưởng chế độ học văn hóa là một thiệt thòi khá lớn đối với người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân dù bất kỳ nguyên nhân nào.

Nhấn mạnh, người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách cần được trang bị giáo dục những kiến thức văn hóa, định hướng nghề nghiệp, nhất là việc bù đắp các kiến thức văn hóa bị thiếu hụt trong suốt thời gian đi cùng nạn nhân. Do vậy, Ban soạn thảo cần bổ sung quy định chế độ hỗ trợ học văn hóa cho người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt đề nghị.

Lập pháp

Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện
Lập pháp

Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện

Không nên hạn chế giao dịch mua bán điện tương lai ở một dạng hợp đồng duy nhất là “hợp đồng kỳ hạn”, mà cần phải mở rộng thêm nhiều dạng hợp đồng khác như “hợp đồng quyền chọn”. Cả hai loại hợp đồng này đều là công cụ bảo hiểm giá có vai trò, chức năng phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện giao ngay và chi phí sản xuất không ổn định.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Sửa đổi để theo kịp xu hướng chung của thế giới
Lập pháp

Sửa đổi để theo kịp xu hướng chung của thế giới

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 457/QĐ-TTg ngày 28.5.2024 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi), do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng Ban. Quyết định này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mà còn là một cách tiếp cận mới nhằm nâng cao chất lượng trong việc xây dựng pháp luật.

Phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước - nhà nghiên cứu - doanh nghiệp
Lập pháp

Phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước - nhà nghiên cứu - doanh nghiệp

Trong dự thảo Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) lần này phải phát huy cho được mối quan hệ giữa "ba nhà": Nhà nước - nhà nghiên cứu - nhà doanh nghiệp. Đặc biệt, không nên hành chính hóa các cơ chế hợp tác giữa "ba nhà", trong đó Nhà nước giữ vai trò xúc tác, kiến tạo môi trường, hệ sinh thái và các hoạt động hợp tác để sử dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu giữa nhà nghiên cứu với doanh nghiệp theo cơ chế thỏa thuận, hợp đồng.

Thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
Lập pháp

Thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

Để bảo đảm tính chuyên môn và chuyên sâu trong hoạt động xét xử vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản, bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán, Hội đồng thẩm phán khi xét xử các vụ án hành chính, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Tiến cho biết, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024 đã bổ sung quy định về việc thành lập các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Phá sản.

Quản lý quảng cáo cần bảo đảm cân bằng và hài hòa
Quốc hội và Cử tri

Quản lý quảng cáo cần bảo đảm cân bằng và hài hòa

Tại Hội thảo góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, các chuyên gia đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cần bám sát quan điểm bảo đảm cân bằng và hài hòa trong quản lý hoạt động quảng cáo. Bởi, như vậy sẽ vừa kiến tạo phát triển, đổi mới sáng tạo, vừa kiểm soát được rủi ro trong thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá
Quốc hội và Cử tri

Phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về 5 luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi khẳng định, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá. Đây cũng là cơ sở pháp lý để hoạt động đấu giá trực tuyến phát triển, bảo đảm yêu cầu chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực của đời sống KT - XH.

Thiết lập văn hóa giao thông không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, giảm thiểu tai nạn giao thông
Lập pháp

Thiết lập văn hóa giao thông không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, giảm thiểu tai nạn giao thông

Theo Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Quy định này xuất phát từ Chỉ thị 23 - CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, nhằm thiết lập văn hóa giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Quy định rõ thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên
Lập pháp

Quy định rõ thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên

Qua thảo luận tổ và hội trường tại Kỳ họp thứ Bảy vừa qua, một trong những nội dung của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu Quốc hội đó là thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên (NCTN) phạm tội. Câu hỏi đặt ra là, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng để bảo vệ tốt nhất cho NCTN phạm tội?

Các thành phố trực thuộc Trung ương rất cần có quy hoạch chung
Lập pháp

Các thành phố trực thuộc Trung ương rất cần có quy hoạch chung

Có cần lập quy hoạch chung với các thành phố trực thuộc Trung ương; điều chỉnh quy định về quy hoạch không gian ngầm… là những vấn đề hiện còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật do Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức vừa qua, các chuyên gia nhất trí việc xây dựng quy hoạch chung với các thành phố trực thuộc Trung ương là rất cần thiết, các thành phố lớn trên thế giới cũng có quy hoạch chung.

Ngăn chặn việc sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích vi phạm pháp luật
Lập pháp

Ngăn chặn việc sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích vi phạm pháp luật

Bày tỏ đồng tình với việc bổ sung dao có tính sát thương cao vào Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) song nhiều ý kiến ĐBQH, chuyên gia đề nghị, cần quy định rõ chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” gắn với mục đích sử dụng. Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” phục vụ mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày thì không coi là vũ khí nhưng phải được quản lý chặt chẽ, nhằm ngăn chặn nguy cơ sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật.

Quan trọng nhất là phải mở rộng không gian phát triển
Lập pháp

Quan trọng nhất là phải mở rộng không gian phát triển

TS. NGUYỄN ĐÌNH CUNG - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Việc Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng sẽ tạo động lực lớn cho thành phố vươn lên. Song, để Đà Nẵng thực sự đột phá, quan trọng nhất là phải mở rộng không gian phát triển.

Thể chế tạo động lực cho Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn mới
Lập pháp

Thể chế tạo động lực cho Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn mới

Trong chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội thảo luận và sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng… Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với TS. TRẦN DU LỊCH - Chuyên gia kinh tế và cũng là người có nhiều năm nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển cho TP. Đà Nẵng về nội dung này.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ
Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ

Tại phiên thảo luận tổ 4, Đợt 1, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn 2012; đồng thời, nhấn mạnh cần trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho người lao động tại doanh nghiệp. Bởi hiện nay, cán bộ công đoàn tại công đoàn cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương. 

Để Luật không “lỡ nhịp” với hơi thở cuộc sống
Lập pháp

Để Luật không “lỡ nhịp” với hơi thở cuộc sống

Đánh giá về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, nhiều đại biểu chuyên gia cho rằng, qua 5 năm triển khai thực hiện đã góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay đã phát sinh một số khó khăn, bất cập cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung để Luật không “lỡ nhịp” với hơi thở cuộc sống.

Cấp thiết, kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm
Quốc hội và Cử tri

Cấp thiết, kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm

Chiều nay 24.5, theo chương trình kỳ họp thứ Bảy, các đại biểu sẽ thảo luận Tổ về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Trao đổi với phóng viên, Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, Đại tá VŨ MINH HÙNG nhấn mạnh, việc sửa đổi luật là cấp thiết, nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục hành chính và khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập, tạo cơ sở pháp lý kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm.