CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI -0

CHUYỂN ĐỔI SỐ
Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
~~~~~

TÔ LÂM
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Trong không khí phấn khởi, tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đón chào kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2024), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam TÔ LÂM đã có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới".
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:
CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất và từng bước cải tạo, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn, phản ánh sự vận động và phát triển không ngừng của Cách mạng Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc trong điều kiện đất nước vừa giành độc lập đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm thực dân đô hộ, Đảng ta đã thực hiện chính sách “người cày có ruộng” nhằm trao ruộng đất về tay nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hướng tới việc cải tạo quan hệ sản xuất, tạo tiền đề xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.

CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI
Quần chúng cách mạng và tự vệ chiến đấu Hà Nội chiếm Phủ Khâm sai (Bắc Bộ phủ), ngày 19.8.1945. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Giai đoạn 1954 - 1975, cách mạng nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Ở miền Bắc, lấy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới dựa trên ba trụ cột: chế độ công hữu, quản lý kế hoạch hóa tập trung và phân phối theo lao động [1], đã đưa lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc.

Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, mở ra chương mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 trên cơ sở đánh giá đặc điểm lớn của đất nước đó là, từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; đã đề ra đường lối: kiên định chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, quyết tâm tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học - kỹ thuật và tư tưởng văn hóa [2]. Trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm.

CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI -0
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV (14 – 20.12.1976), tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Từ năm 1979 đến trước Đại hội VI của Đảng năm 1986, đất nước ta đã trải qua những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần nguyên nhân do sự thiếu đồng bộ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [3]. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5.4.1988 của Bộ Chính trị là bước đột phá về đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp khi chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất [4]. Chỉ sau một năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên đã sản xuất được 21,5 triệu tấn lúa và lần đầu tiên xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.

CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 5,7 - 5,9%/năm, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,45 lần, ước đạt 500 tỷ USD vào năm 2025. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 3.400 USD đến khoảng 4.650 USD, đưa Việt Nam vào nhóm nước thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các chính sách điều hành linh hoạt, hiệu quả; vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể.

Lực lượng lao động ước đạt 53,2 triệu người vào năm 2025, với cơ cấu chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, còn 25,8%; chất lượng nguồn nhân lực không ngừng nâng cao với 70% lao động qua đào tạo. Nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực then chốt, như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin được tập trung phát triển, bước đầu hình thành đội ngũ lao động với tư duy số và kỹ năng số ngày càng được nâng cao.

Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI -0
Trí tuệ nhân tạo (AI). Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển công cụ sản xuất trong nền kinh tế số tạo ra biến đổi sâu sắc của lực lượng sản xuất, dẫn đến những mâu thuẫn mới với quan hệ sản xuất hiện hữu; vừa tạo tiền đề, động lực hình thành phương thức sản xuất mới trong tương lai, vừa đòi hỏi thay đổi căn bản cách thức tổ chức sản xuất và quản lý xã hội. Lực lượng sản xuất mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ; song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong khi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao, vẫn là thách thức lớn. Quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong đó, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu.

Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để.

CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI -0
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Lễ Khai giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ hai). Ảnh: Trí Dũng

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.

Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta nhận thức rõ rằng, trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với trình độ ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển tiến bộ của toàn bộ phương thức sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.

CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.

Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”

Sự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội. Quá trình chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, đồng bộ, có tính đến mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại, vừa đảm bảo bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới. Muốn vậy, người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số; đồng thời cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Thứ hai, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa. Có cơ chế, chính sách phù hợp huy động nguồn lực to lớn trong Nhân dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; nguồn lực từ đất đai, tài sản trong xã hội mà người dân đang tích lũy, biến những tiềm năng này thành động lực, tư liệu sản xuất, để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy tối đa nguồn lực con người - nhân tố quyết định của sự nghiệp đổi mới. Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI -0

Thứ ba, cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Trong quá trình cải cách, bám sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc tinh gọn bộ máy phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

Đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức trên con đường phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại.

__________

[1] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 9/1960.

[2] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, tháng 12/1976.

[3] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/1986.

[4] Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo

Ngày 16.9, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu

Chiều 16.9, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Vũng Tàu, để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn và cứu hộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại buổi gặp mặt
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trưa 16.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt đoàn học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập. Cùng dự có: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 6 điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 6 điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách

Tối 15.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt 'Điểm tựa Việt Nam' do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1, hướng đến người dân vùng lũ lụt, sạt lở đất phải gánh chịu hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của Nhân dân do hậu quả của bão lũ, động viên tinh thần kiên cường khắc phục khó khăn, sáng tạo và dũng cảm vì mục tiêu chung.

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng trao hỗ trợ tỉnh Yên Bái 1,5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai
Chính trị

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Ngày 15.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, động viên người dân tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương

Trước ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, sáng 15.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã kiểm tra tình hình, chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão và mưa lũ gây ra tại Hải Dương; thăm hỏi, tặng quà động viên bà con Nhân dân bị thiệt hại do bão, mưa lũ tại các huyện Gia Lộc và Thanh Hà.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3

Sáng 15.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Mông Cổ
Chính trị

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Mông Cổ

Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2024, Đoàn Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV do Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Phó chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Trịnh Xuân An làm Trưởng đoàn đã thăm làm việc tại Mông Cổ từ ngày 12 - 15.9.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng thăm hỏi, động viên các đơn vị, người dân bị ảnh hưởng do bão số 3 tại Quảng Ninh
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng thăm hỏi, động viên các đơn vị, người dân bị ảnh hưởng do bão số 3 tại Quảng Ninh

Ngày 14.9, Đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà một số đơn vị, hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3 (YAGI) tại thị xã Quảng Yên và TP. Hạ Long.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với tỉnh Sơn La về khắc phục hậu quả thiên tai
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với tỉnh Sơn La về khắc phục hậu quả thiên tai

Ngày 14.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả do tác động của hoàn lưu bão số 3; thăm hỏi, động viên, tặng quà các hộ dân bị thiệt hại do mưa lũ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La; làm việc với tỉnh Sơn La về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên, tặng quà nhân dân vùng lũ tại Bắc Ninh
Chính trị

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên, tặng quà nhân dân vùng lũ tại Bắc Ninh

Sáng 14.9, tại thôn Tân Tiến, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã đến thăm, động viên tặng quà Nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong vùng lũ bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Cùng đi có Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn; Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Chiều 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Chiều 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.