Cấp thiết, kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm -0

Cấp thiết, kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm

Chiều nay 24.5, theo chương trình kỳ họp thứ Bảy, các đại biểu sẽ thảo luận Tổ về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Trao đổi với phóng viên, Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, Đại tá VŨ MINH HÙNG nhấn mạnh, việc sửa đổi luật là cấp thiết, nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục hành chính và khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập, tạo cơ sở pháp lý kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm.

Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân có cuộc trao đổi với Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, Đại tá VŨ MINH HÙNG

Tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tăng cao

- Việc sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân. Vậy, dưới góc độ nhà quản lý, tính bức thiết của nội dung này thể hiện thế nào, thưa ông?

- Qua tổng kết 5 năm thi hành Luật cho thấy tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ chiếm tỷ lệ rất cao, nhất là tội phạm sử dụng súng tự chế chiếm cao hơn nhiều so với tội phạm sử dụng súng quân dụng gây án (1.783/330 vụ, 2.589/546 đối tượng, gấp 6 lần số vụ, 5 lần số đối tượng sử dụng súng quân dụng). Nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết nhiều người, nguy hiểm như vũ khí quân dụng. Tuy nhiên, theo quy định của Luật hiện hành thì một số loại vũ khí này được xác định là súng săn (súng kíp, súng hơi), vũ khí thể thao (súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay), khi đối tượng chế tạo, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép các loại súng này chỉ bị xử lý hình sự theo Điều 306 Bộ Luật Hình sự 2015 - sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xoá án tích.

Cấp thiết, kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm
Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, Đại tá Vũ Minh Hùng

Bên cạnh đó, nhiều loại súng tự chế chưa có chế tài quy định như súng nén khí, súng bắn đạn bi…, chính vì vậy các đối tượng đã lợi dụng để thực hiện hành vi để phạm tội. Do đó, cần thiết phải đưa các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng đảm bảo khái quát, đầy đủ.

Tương tự, tội phạm sử dụng vũ khí thô sơ và dao chiếm tỷ lệ khoảng 88,4%. Trong đó, riêng đối tượng sử dụng các loại dao và phương tiện tương tự dao chiếm 66,4%, nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, nhọn có tính sát thương cao, gây án với tính chất rất manh động, giã man, tàn ác, gây bức xúc dư luận xã hội. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật hiện hành không quy định dao là vũ khí. Thêm vào đó, thực tế hiện nay đối tượng là thanh thiếu niên thành lập các băng nhóm tự hoán cải các loại dao này, hành thêm tuýp sắt dài từ 1 - 2m để giải quyết mâu thuẫn, đe doạ người dân. Do đó, để đấu tranh, ngăn chặn với loại tội phạm này thì cần thiết phải đưa dao vào nhóm vũ khí thô sơ. 

Ngoài ra, quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp còn chưa phù hợp với thực tiễn nên quá trình triển khai thực hiện đã gặp khó khăn, vướng mắc, do đó, cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân.

- Điểm nhấn nội dung dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) là gì, thưa ông?

- Việc sửa đổi lần này nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục hành chính và khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật, đồng thời, đảm bảo thống nhất với các luật liên quan, tạo cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước và phòng chống tội phạm.

Cấp thiết, kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm -0
Tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. (Ảnh minh họa/INT)

Cụ thể, hoàn thiện quy định các khái niệm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đảm bảo tính khái quát, phù hợp với các Luật có liên quan đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Cùng với đó, bổ sung quy định về đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho tặng, viện trợ nhằm tận dụng nguồn lực từ nước ngoài hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu, sản xuất, trang bị, viện trợ.

Sửa đổi, cắt giảm đơn giản hoá giấy tờ, hồ sơ, quuy định trong các thủ tục hành chính về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quy định giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo hướng không có thời hạn, việc chuyển giấy xác nhận đăng ký sang giấy phép sử dụng nhằm cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; đồng thời, thực hiện được yêu cầu của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số và Chính phủ điện tử; bổ sung một số quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho tổ chức, doanh nghiệp để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Dao có tính sát thương cao cần bổ sung vào luật

- Nhiều đại biểu băn khoăn việc bổ sung dao vào danh mục vũ khí cần được quản lý trong dự thảo Luật. Xin ông cho biết quan điểm về đề xuất này. 

- Như tôi đã nói ở trên, theo thống kê tội phạm sử dụng vũ khí thô sơ và dao chiếm tỷ lệ khoảng 88,4%, trong đó, riêng đối tượng sử dụng các loại dao và phương tiện tương tự dao chiếm 66,4%,

Qua thực tế, tình trạng đối tượng là thanh, thiếu niên thành lập các băng, nhóm, tự hoán cải các loại dao sắc, nhọn, hàn thêm tuýp sắt dài từ 1 - 2m để giải quyết mâu thuẫn, thanh toán lẫn nhau, đe dọa người dân, gây bức xúc dư luận xã hội; do đó, cần phải đưa dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ. Bên cạnh đó, vũ khí thô sơ khi được trang bị cho lực lượng vũ trang để sử dụng để đấu tranh trực diện, trực tiếp với tội phạm nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, các loại vũ khí này khi đối tượng sử dụng xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ con người cũng nguy hiểm như các loại vũ khí quân dụng khác. Do đó, cần thiết phải đưa các loại vũ khí thô sơ này vào nhóm vũ khí quân dụng nhằm điều chỉnh nhận thức, hành vi của các đối tượng, giảm nguồn tội phạm.

Cấp thiết, kịp thời trong công tác phòng, chống tội phạm -0
Dao có tính sát thương cao cũng được bổ sung vào luật (Ảnh minh họa/INT)

Tuy nhiên, dao có tính sát thương cao là phương tiện lưỡng dụng, được người dân sử dụng phổ biến trong lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, do đó, để bảo đảm không ảnh hưởng, tác động đến đời sống xã hội của nhân dân nên dự thảo Luật chỉ quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí khi đối tượng sử dụng vào mục đích trái pháp luật; trường hợp sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Như vậy, cần thiết phải quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí trong dự thảo Luật, trong đó được phân định rõ Dao có tính sát thương cao khi sử dụng với mục đích trái pháp luật là vũ khí thô sơ. Dao có tính sát thương cao khi được trang bị cho lực lượng vũ trang và các lực lượng khác để thi hành công vụ hoặc sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người trái pháp luật là vũ khí quân dụng. Dao có tính sát thương cao sử dụng vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.

- Xin trân trọng cảm ơn ông.

Quốc hội và Cử tri

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.