Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng

Thể chế tạo động lực cho Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn mới

Trong chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội thảo luận và sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng… Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với TS. TRẦN DU LỊCH - Chuyên gia kinh tế và cũng là người có nhiều năm nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển cho TP. Đà Nẵng về nội dung này.

Rất mừng và kỳ vọng

-Được biết, trước đây ông từng là một trong những chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu và tư vấn chính sách phát triển cho TP. Đà Nẵng. Ông có cảm nhận thế nào khi Quốc hội đang xem xét ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho thành phố?

Thể chế tạo động lực cho Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn mới -0

-Trước hết, cảm nhận của tôi là rất mừngkỳ vọng. Mừng vì Đà Nẵng cần động lực về thể chế khả dĩ khai thông được nguồn lực, tháo gỡ những điểm nghẽn và nhất là hình thành được hệ sinh thái cho đổi mới sáng tạo; tận dụng được thời cơ trong giai đoạn phát triển mới. Nếu Quốc hội ban hành nghị quyết mới cho Đà Nẵng thay cho Nghị quyết số 119/2020/QH14 theo tinh thần Kết luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị, thì đây là tín hiệu rất tích cực.

Kỳ vọng vì nếu Quốc hội thông qua, thì Đà Nẵng lần đầu tiên có được một hệ thống các quy định về mô hình chính quyền đô thị chính thức (không phải thí điểm); cơ chế mở rộng phân cấp, phân quyền cho địa phương trong nhiều lĩnh vực; nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong các ngành công nghệ cao; đổi mới sáng tạo, nhất là thí điểm xây dựng khu thương mại tự do (FTZ)... để Đà Nẵng tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của đô thị động lực của vùng duyên hải Trung Bộ.

Thứ đến, theo quy hoạch phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đà Nẵng sẽ phát triển theo hướng đô thị “sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững, ngang tầm quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới đô thị khu vực và quốc tế... Trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; Trung tâm tài chính quy mô khu vực, là thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á...”, nên Đà Nẵng cần được thí điểm những cơ chế, chính sách mang tính đột phá, vượt trội để tạo động lực thực hiện mục tiêu phát triển theo quy hoạch.

- Để đạt được kỳ vọng đó, theo ông những nội dung nào của nghị quyết, nếu được thông qua sẽ mang tính “vượt trội, đột phá” như tinh thần Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị?

- Tôi cho rằng, trước hết là hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị của thành phố trực thuộc Trung ương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bao gồm cả 3 bộ phận thể chế, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức; chính quyền kiến tạo phát triển và xây dựng nền công vụ phục vụ. Mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm của đô thị về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công vụ địa phương; dư địa về chính sách cho HĐND chủ động khai thác nguồn lực phát triển và trong quản lý đô thị.

Nội dung tiếp theo là cơ chế phân cấp, phân quyền cho chính quyền đô thị trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước trên địa bàn như: quy hoạch, đầu tư, quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường, tài chính - ngân sách... tăng tính chủ động và trách nhiệm của bộ máy hành chính thành phố; giảm cơ chế xin - cho trong công vụ; nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của các sở, ngành thành phố; nâng cao vai trò của chế độ thủ trưởng đối với Chủ tịch UBND Thành phố và các quận cũng như vai trò quyết định và giám sát của HĐND... Với quy mô diện tích và dân số của Đà Nẵng hiện nay có điều kiện thuận lợi để hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị.

Thể chế tạo động lực cho Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn mới -0
Nguồn: ITN

Về chính sách tạo động lực, có 2 nhóm quan trọng, gồm: chính sách thu hút đầu tư để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển. Đà Nẵng phải đi đầu trong phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn; trí tuệ nhân tạo (AI); công nghiệp xanh; dịch vụ xanh, đô thị xanh... thông qua chính sách thu hút đầu tư. Và nhóm chính sách huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách, mở rộng mô hình PPP trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và nên thí điểm cả cơ chế TOD trong phát triển giao thông đô thị (hiện đang thí điểm cho TP. Hồ Chí Minh).

Việc thí điểm xây dựng FTZ gắn với cảng biển - logistics sẽ biến nơi đây thành một điểm mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu; điểm đến của nhà đầu tư, nên cần cơ chế, chính sách vượt trội. Tôi rất hoan nghênh nếu Quốc hội cho phép Đà Nẵng miễn thuế thu nhập cá nhân về tiền lương, tiền công trước mắt trong 5 năm đối với chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng, cá nhân hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức khóa học công nghệ... nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Cần quyết tâm chính trị rất cao

- Nhưng thực tế cũng cho thấy, giữa luật, nghị quyết của Quốc hội và quá trình thực hiện luôn có khoảng cách. Theo ông, để nghị quyết của Quốc hội sớm đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả cao nhất khi thực hiện, thì cần quan tâm những vấn đề gì?

- Những nội dung của nghị quyết của Quốc hội cho thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù chưa được quy định hoặc trái với quy định hiện hành, nhưng sẽ có hiệu lực như một đạo luật, nên cần cụ thể hóa nghị quyết của Quốc hội bằng các văn bản quy định pháp luật khác, như nghị định của Chính phủ, thông tư của bộ, nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND mới có thể đi vào cuộc sống. Do đó, công tác chuẩn bị những công việc này để kịp thời gian vào thời điểm nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực sau khi được thông qua sẽ là thách thức rất lớn. Nhiều nội dung phải triển khai bằng đề án, dự án... mới có thể đi vào cuộc sống.

Cơ chế phân cấp, phân quyền bao giờ cũng đi liền với việc nâng cao năng lực vận hành của bộ máy hành chính địa phương, nên việc tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân lực phù hợp với yêu cầu cũng là thách thức không nhỏ.

Cuối cùng là cần có sự quyết tâm chính trị rất cao của cả hệ thống chính trị địa phương cùng với sự hỗ trợ, đồng trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương trong quá trình thực thi, nhất là tháo gỡ những vướng mắc trong quy trình, thủ tục từng đề án, dự án cụ thể.

Cơ chế, chính sách đặc thù chỉ một phần trong hệ thống các quy định về quản lý nhà nước, nên từng dự án cụ thể sẽ phát sinh “sự vênh” giữa thẩm quyền quyết định và thủ tục theo quy định hiện hành nên không tránh khỏi những vướng mắc trong thực tế. Tuy nhiên, với khát vọng phát triển, sự năng động, sáng tạo vốn có của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Đà Nẵng, tôi tin rằng sẽ thực hiện thành công nghị quyết của Quốc hội, đưa Đà Nẵng phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

- Xin cảm ơn ông!

Lập pháp

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện
Lập pháp

Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện

Không nên hạn chế giao dịch mua bán điện tương lai ở một dạng hợp đồng duy nhất là “hợp đồng kỳ hạn”, mà cần phải mở rộng thêm nhiều dạng hợp đồng khác như “hợp đồng quyền chọn”. Cả hai loại hợp đồng này đều là công cụ bảo hiểm giá có vai trò, chức năng phòng ngừa, hạn chế rủi ro trước biến động liên tục của giá điện giao ngay và chi phí sản xuất không ổn định.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Sửa đổi để theo kịp xu hướng chung của thế giới
Lập pháp

Sửa đổi để theo kịp xu hướng chung của thế giới

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 457/QĐ-TTg ngày 28.5.2024 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi), do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng Ban. Quyết định này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mà còn là một cách tiếp cận mới nhằm nâng cao chất lượng trong việc xây dựng pháp luật.

Phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước - nhà nghiên cứu - doanh nghiệp
Lập pháp

Phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước - nhà nghiên cứu - doanh nghiệp

Trong dự thảo Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) lần này phải phát huy cho được mối quan hệ giữa "ba nhà": Nhà nước - nhà nghiên cứu - nhà doanh nghiệp. Đặc biệt, không nên hành chính hóa các cơ chế hợp tác giữa "ba nhà", trong đó Nhà nước giữ vai trò xúc tác, kiến tạo môi trường, hệ sinh thái và các hoạt động hợp tác để sử dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu giữa nhà nghiên cứu với doanh nghiệp theo cơ chế thỏa thuận, hợp đồng.

Thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
Lập pháp

Thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

Để bảo đảm tính chuyên môn và chuyên sâu trong hoạt động xét xử vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản, bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán, Hội đồng thẩm phán khi xét xử các vụ án hành chính, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Tiến cho biết, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024 đã bổ sung quy định về việc thành lập các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Phá sản.

Quản lý quảng cáo cần bảo đảm cân bằng và hài hòa
Quốc hội và Cử tri

Quản lý quảng cáo cần bảo đảm cân bằng và hài hòa

Tại Hội thảo góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, các chuyên gia đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cần bám sát quan điểm bảo đảm cân bằng và hài hòa trong quản lý hoạt động quảng cáo. Bởi, như vậy sẽ vừa kiến tạo phát triển, đổi mới sáng tạo, vừa kiểm soát được rủi ro trong thực hiện các hoạt động quảng cáo.

Phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá
Quốc hội và Cử tri

Phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về 5 luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi khẳng định, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá. Đây cũng là cơ sở pháp lý để hoạt động đấu giá trực tuyến phát triển, bảo đảm yêu cầu chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực của đời sống KT - XH.

Bổ sung quy định hỗ trợ nạn nhân
Lập pháp

Bổ sung quy định hỗ trợ nạn nhân

So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người hiện bổ sung nhiều quy định nhằm hỗ trợ nạn nhân của hành vi mua bán người. Điều đáng nói, dự thảo Luật đã bổ sung đối tượng đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người cũng được hưởng các chính sách hỗ trợ. Việc bổ sung đối tượng này là cần thiết, nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân mua bán người.

Thiết lập văn hóa giao thông không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, giảm thiểu tai nạn giao thông
Lập pháp

Thiết lập văn hóa giao thông không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, giảm thiểu tai nạn giao thông

Theo Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Quy định này xuất phát từ Chỉ thị 23 - CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, nhằm thiết lập văn hóa giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Quy định rõ thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên
Lập pháp

Quy định rõ thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên

Qua thảo luận tổ và hội trường tại Kỳ họp thứ Bảy vừa qua, một trong những nội dung của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu Quốc hội đó là thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên (NCTN) phạm tội. Câu hỏi đặt ra là, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng để bảo vệ tốt nhất cho NCTN phạm tội?

Các thành phố trực thuộc Trung ương rất cần có quy hoạch chung
Lập pháp

Các thành phố trực thuộc Trung ương rất cần có quy hoạch chung

Có cần lập quy hoạch chung với các thành phố trực thuộc Trung ương; điều chỉnh quy định về quy hoạch không gian ngầm… là những vấn đề hiện còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật do Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức vừa qua, các chuyên gia nhất trí việc xây dựng quy hoạch chung với các thành phố trực thuộc Trung ương là rất cần thiết, các thành phố lớn trên thế giới cũng có quy hoạch chung.

Ngăn chặn việc sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích vi phạm pháp luật
Lập pháp

Ngăn chặn việc sử dụng dao có tính sát thương cao vào mục đích vi phạm pháp luật

Bày tỏ đồng tình với việc bổ sung dao có tính sát thương cao vào Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) song nhiều ý kiến ĐBQH, chuyên gia đề nghị, cần quy định rõ chế độ quản lý “dao có tính sát thương cao” gắn với mục đích sử dụng. Trường hợp sử dụng “dao có tính sát thương cao” phục vụ mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày thì không coi là vũ khí nhưng phải được quản lý chặt chẽ, nhằm ngăn chặn nguy cơ sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật.

Quan trọng nhất là phải mở rộng không gian phát triển
Lập pháp

Quan trọng nhất là phải mở rộng không gian phát triển

TS. NGUYỄN ĐÌNH CUNG - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Việc Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng sẽ tạo động lực lớn cho thành phố vươn lên. Song, để Đà Nẵng thực sự đột phá, quan trọng nhất là phải mở rộng không gian phát triển.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ
Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ

Tại phiên thảo luận tổ 4, Đợt 1, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn 2012; đồng thời, nhấn mạnh cần trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho người lao động tại doanh nghiệp. Bởi hiện nay, cán bộ công đoàn tại công đoàn cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương. 

Để Luật không “lỡ nhịp” với hơi thở cuộc sống
Lập pháp

Để Luật không “lỡ nhịp” với hơi thở cuộc sống

Đánh giá về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, nhiều đại biểu chuyên gia cho rằng, qua 5 năm triển khai thực hiện đã góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay đã phát sinh một số khó khăn, bất cập cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung để Luật không “lỡ nhịp” với hơi thở cuộc sống.