Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

Tại nhiều địa phương như: Yên Bái, Lào Cai; Tuyên Quang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ… Lực lượng cứu hộ đã luôn phải chạy đua với thời gian để tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ cho hàng trăm người dân bị thiệt mạng, mất tích, hàng ngàn hộ dân bị cô lập… sau khi cơn bão lịch sử Yagi đổ bộ vào Việt Nam.

Yên Bái.jpg
Lực lượng chức năng và người dân tìm kiếm cứu nạn trong vụ sạt lở tại thôn Át Thượng, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã trực tiếp đến những điểm nóng, những điểm nóng thiệt hại do bão lũ, trên đoạn đê xung yếu hay nơi xảy ra trận sạt lở đất kinh hoàng như Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai… để sẻ chia với những mất mát của đồng bào, động viên các lực lượng cứu nạn, cứu hộ; kịp thời có những chỉ đạo sát sao với chính quyền, lực lượng chức năng.

Đồng thời, sát sao tình hình lũ lụt, sạt lở sau bão, yêu cầu lực lượng Quân đội, Công an, Y tế và các lực lượng khác phối hợp với chính quyền địa phương huy động thêm lực lượng, phương tiện tiếp tục tổ chức tìm kiếm người mất tích, cứu chữa cho những người bị thương, lo hậu sự chu đáo cho người thiệt mạng.

Yên Bái 2.jpg
Người và các phương tiện được huy động trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tại thôn Át Thượng, xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Ngay tại Thủ đô Hà Nội, người dân và du khách quốc tế không khỏi xót xa vì những con phố xinh đẹp đến nay vẫn còn vết dấu của bão, với nhiều cây cối gãy đổ, làm cản trở sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan của Thủ đô và ấn tượng của du khách.

Các lực lượng chức năng và người dân tham gia cứu hộ, cứu nạn phải gồng mình tìm kiếm người mất tích, cứu chữa cho những người bị thương, lo hậu sự chu đáo cho người thiệt mạng.

DSC_5809.JPG
DSC_5825.JPG
DSC_5831.JPG
Ngoài việc hỗ trợ, cứu hộ người dân di tản khỏi những vùng không an toàn, ngập lụt, lực lượng chức năng và không ít người dân đã tự nguyện nỗ lực dọn dẹp đường phố, khắc phục nhanh chóng hậu quả do cơn bão số 3 và lũ lụt hoàn lưu do bão gây ra. Tuy nhiên, khối lượng công việc quá lớn, hiện không ít nơi cây cối vẫn ngổn ngang

Với mong muốn khắc phục hậu quả do cơn bão và lũ lụt gây ra một cách nhanh chóng để người dân sớm ổn định cuộc sống, các địa phương đã tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, thu dọn cây cối gãy đổ, tái thiết lại phố phường, đường làng, ngõ xóm.

DSC_5077.JPG
DSC_5068.JPG
DSC_5057.JPG
Diện mạo phố phường Hà Nội, đặc biệt là quận Hoàn Kiếm, Ba Đình được các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương dọn dẹp, tái thiết để mang lại diện mạo sạch đẹp cho Thủ đô

Ngoài ra, với tinh thần “đoàn kết là sức mạnh”, các lực lượng chức năng đã đồng hành, giúp đỡ các quận, huyện, xã phường khắc phục những ảnh hưởng nặng nề của bão lũ gây ra.

Một số hình ảnh dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão lũ được ghi nhận tại Thủ đô Hà Nội trong hai ngày 13 -14.9:

DSC_4985.JPG
DSC_4952.JPG
DSC_4973.JPG
DSC_4994.JPG
DSC_5007.JPG
Các lực lượng chức năng và người dân tích cực dọn dẹp, tái thiết phố phường sau cơn bão số 3
DSC_5017.JPG
DSC_5077.JPG
DSC_5068.JPG
DSC_5047.JPG
DSC_5057.JPG
DSC_5084.JPG
Những cây xanh bị gãy cành, bật gốc sẽ được cắt tỉa và trồng lại
DSC_5190.JPG
DSC_5151.JPG
DSC_5188.JPG
Sau bão lụt các hộ dân chủ động dọn dẹp, vệ sinh môi trường sớm ổn định cuộc sống
DSC_5196.JPG
Tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều khu vực ùn ứ bùn đất, rác thải chưa được dọn dẹp, đặc biệt là các khu vực công cộng
DSC_5025.JPG
DSC_5037.JPG
DSC_5031.JPG
Hàng rào bị gẫy, đổ được xây, sửa lại
DSC_5359.JPG
Nhiều ngành, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội và người dân tham gia Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Hà Nội phối hợp với quận Ba Đình tổ chức sáng 14.9
DSC_5445.JPG
DSC_5825.JPG
Các ngành lực lượng, chính quyền địa phương và người dân nỗ lực chung tay tái thiết phố phường Thủ đô Hà Nội khi bão lũ đi qua
DSC_5831.JPG
DSC_5809.JPG
DSC_5728.JPG
DSC_5797.JPG

Môi trường

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.