Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người

Bổ sung quy định hỗ trợ nạn nhân

So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người hiện bổ sung nhiều quy định nhằm hỗ trợ nạn nhân của hành vi mua bán người. Điều đáng nói, dự thảo Luật đã bổ sung đối tượng đang trong quá trình xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người cũng được hưởng các chính sách hỗ trợ. Việc bổ sung đối tượng này là cần thiết, nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân mua bán người.

Nhiều chính sách hỗ trợ nhân văn

Nếu như Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ chỉ là nạn nhân thì ở lần sửa đổi này, ngoài nạn nhân thì dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ được áp dụng cả đối người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Theo đó, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân sẽ được hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ chi phí phiên dịch trong quá trình xác định nạn nhân...

Về trợ giúp pháp lý, khoản 1 Điều 41 dự thảo Luật quy định: “Nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hỗ trợ để làm thủ tục đăng ký cư trú, hộ tịch, đăng ký khai sinh, làm thẻ căn cước, nhận chế độ hỗ trợ và được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng”.

Trong khi đó, theo quy định tại điểm g, khoản 7, Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý thì nạn nhân của hành vi mua bán người phải có khó khăn về tài chính mới được trợ giúp pháp lý. So với Luật Trợ giúp pháp lý thì dự thảo Luật đã mở rộng cả về đối tượng (bổ sung đối tượng là người đang trong quá trình xác định là nạn nhân) và điều kiện được trợ giúp (không cần khó khăn về tài chính).

Đào tạo nghề cho nạn nhân bị mua bán. Nguồn: chinhphu.vn
Đào tạo nghề cho nạn nhân bị mua bán. Nguồn: chinhphu.vn

Không chỉ bổ sung các chính sách hỗ trợ cho người đang trong quá trình xác minh là nạn nhân của hành vi mua bán người, dự thảo Luật quy định về việc trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Cụ thể, khoản 3 Điều 37 dự thảo Luật quy định: “Người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c, d, g điều này (gồm: hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; hỗ trợ tâm lý; trợ giúp pháp lý, hỗ trợ chi phí phiên dịch - pv) và theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41 và 44 của Luật này”.

Những sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật nhằm cụ thể hóa chính sách về quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và hoàn thiện quy định về quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân bảo đảm khắc phục những bất cập thời gian qua, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, phù hợp với cam kết của Việt Nam liên quan đến bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Tránh bỏ sót đối tượng được hỗ trợ

Là cơ quan chủ trì thẩm tra dự thảo Luật này, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành quy định tại khoản 3 Điều 37 của dự thảo Luật vì cho rằng, bên cạnh việc trợ giúp pháp lý cho nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân thì trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi đi cùng họ là rất cần thiết. Bởi vì, trong nhiều trường hợp, những người này là con được sinh ra trong quá trình người phụ nữ bị mua bán hoặc là người thân thích của nạn nhân. Đồng thời, Ủy ban Tư pháp đề nghị quy định theo hướng: người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được trợ giúp pháp lý như nạn nhân.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, việc quy định trợ giúp pháp lý cho người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người trong quá trình xác định là nạn nhân như quy định tại Điều 37 là cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định rõ người đi cùng nạn nhân, nếu không phải là người thân thì không được trợ giúp pháp lý và không phải là đối tượng được trợ giúp pháp lý, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Cơ bản đồng tình với quy định tại khoản 3, Điều 37 dự thảo luật "người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ chi phí phiên dịch" nhưng đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) còn băn khoăn. Bởi, tại các Điều 38, 39, 41, 44 dự thảo luật quy định cụ thể các chính sách hỗ trợ nêu trên chỉ áp dụng đối với đối tượng được hưởng là nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Trên cơ sở đó, đại biểu Quàng Thị Nguyệt đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung đối tượng cho đầy đủ.

Đại biểu Quốc hội Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Đại biểu Quốc hội Quàng Thị Nguyệt (Điện Biên) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan tâm đến chính sách hỗ trợ người đi cùng nạn nhân, theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk), khoản 3, Điều 37 dự thảo Luật quy định "người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại điểm a, b, c, d, g khoản 1 điều này và theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41 và 44 của dự thảo luật, quy định này thì người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân sẽ không được hưởng chế độ hỗ trợ học văn hóa. Việc không được hưởng chế độ học văn hóa là một thiệt thòi khá lớn đối với người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân dù bất kỳ nguyên nhân nào.

Nhấn mạnh, người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách cần được trang bị giáo dục những kiến thức văn hóa, định hướng nghề nghiệp, nhất là việc bù đắp các kiến thức văn hóa bị thiếu hụt trong suốt thời gian đi cùng nạn nhân. Do vậy, Ban soạn thảo cần bổ sung quy định chế độ hỗ trợ học văn hóa cho người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt đề nghị.

Lập pháp

toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản

Thảo luận về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các đại biểu Quốc hội thống nhất, cần tạo căn cứ pháp lý để bắt buộc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Quy định này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dân tại các khu vực khai thác khoáng sản.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quốc hội và Cử tri

Giải pháp căn cơ phát triển bền vững nhà ở xã hội

Trương Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam

Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Cùng với kết quả giám sát tối cao của Quốc hội, cần thực hiện các giải pháp căn cơ, dài hạn để phát triển bền vững nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) lần này đã bổ sung quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo các đại biểu Quốc hội, cần rà soát, đánh giá kỹ về tính hiệu quả xã hội khi quy định đây là loại bảo hiểm bắt buộc; đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp số tiền bồi thường từ bảo hiểm không đủ chi trả cho thiệt hại của khách hàng.

quang cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Bảo đảm minh bạch, đồng thuận trong quá trình triển khai quy hoạch

Dự thảo Luật quy định thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan về quy hoạch trong vòng 30 ngày, nhưng chưa quy định về việc tiếp thu, phản hồi ý kiến như thế nào, vì vậy có ý kiến đề nghị, ban soạn thảo quy định rõ cơ chế tiếp nhận, xử lý phản hồi lại cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, bổ sung quy định về việc tổ chức các cuộc đối thoại công khai giữa các cơ quan chức năng và người dân trong trường hợp có tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến về quy hoạch, để bảo đảm minh bạch và đồng thuận, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai quy hoạch.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc
Xây dựng luật

Rõ trách nhiệm để xử lý các rủi ro, rào cản

Đóng góp ý kiến tâm huyết tại Hội nghị khảo sát, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mới đây, liên quan đến các quy định về đấu thầu, có đại biểu cho rằng, việc rõ ràng trong các quy định pháp lý về đấu thầu, đấu giá hay cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia vào các dự án điện vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần làm rõ được trách nhiệm để xử lý các rủi ro, những rào cản, đặc biệt là rào cản liên quan đến hành lang pháp lý.

Việc bổ sung quy định trong Luật Điện lực bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đơn vị điện lực
Xây dựng luật

Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn

Sau gần 20 năm triển khai thi hành, Luật Điện lực hiện hành cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng mục tiêu triển khai các chính sách của Đảng đối với lĩnh vực năng lượng nói chung, điện lực nói riêng, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Trọng tâm sửa đổi Luật Điện lực là điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Xây dựng luật

Bảo đảm những mục tiêu quan trọng

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả; phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu phải khắc phục cho được "độ trễ" của chính sách
Lập pháp

Khắc phục “độ trễ” của chính sách

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời, khắc phục cho được “độ trễ” của chính sách, tránh tình trạng chính sách chậm đi vào cuộc sống là một trong những giải pháp căn bản, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 38.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao
Quốc hội và Cử tri

Thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao

Nêu rõ trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực mới, đặt ra những thách thức về quản lý không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các khu vực trên thế giới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, để bảo đảm phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người dùng, nhà cung cấp, nhà phát triển và bên triển khai, nên thiết lập định nghĩa rõ ràng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao.